2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian qua
2.2.2. Nhân tố tiêu cực
Điều đáng lo ngại là việc mở cửa hội nhập thị trưởng bảo hiểm và tự do hóa thương mại dịch vụ bảo hiểm theo chuẩn mực quốc tế có gây biến động cho thị trường bảo hiểm VN. Một thị trường đang còn non trẻ, được xây dựng trên một nền tảng kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, sự phát triển xã hội, mức sống dân cư, trình độ dân trí chưa cao. Điều đó là rào cản rất lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, nhất là bảo hiểm là một trong những dịch vụ tài chính nhạy cảm cao.
2.2.2.2. Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp
Mặc dù có sự cải thiện nhất định do sự phát triển của nền kinh tế, song thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Thu nhập bình quân đầu người còn có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các ngành nghề, đặc biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn. Theo số liệu thống kê, có tới khoảng 70%
dân số Việt Nam là sống ở khu vực nông thôn. Điều đó chứng tỏ phần lớn dân cư Việt Nam đang sống ở mức thấp.
Số liệu bảng 2.1 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người một tháng từ năm 2006 đến năm 2009 có tăng nhưng không đáng kể và vẫn còn ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu người cả nước năm 2006 là 1.565,3 nghìn đồng thì năm 2009 tăng lên 2.800 nghìn đồng. Nhưng thu nhập đó không đồng đều giữa nông thôn và thành thị. Trong khi thu nhập bình quân một người của thành thị năm 2009 đạt 1.839 nghìn đồng thì ở nông thôn chỉ là 961 nghìn đồng. Thu nhập thấp
và có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tham gia bảo hiểm của dân cư và số tiền bảo hiểm mà họ lựa chọn.
Bảng 2.1. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo vùng năm 2009 (theo giá hiện hành) đối với lao động khu vực nhà nước
Đơn vị: 1 000đồng
Vùng Thu nhập bình quân đầu ng-ời/tháng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Cả nước 1.565,3 1.876,0 2.159,0 2.800,0
Phân theo khu vực
Thành thị 1.058 1.230 1.426,5 1.839
Nông thôn 507,3 646 732,5 961
Đồng bắng sông Hồng 1.515,6 1.837,4 2.013,5 2.750,3
Trung du và miền núi phía bắc 1.492,9 1.786,9 2.109,4 2.727,6 Bắc trung bộ và duyên hải miền trung 1.433,1 1.769,2 2.078,9 2.667,8
Tây nguyên 1.586,8 1.940,4 2.169,1 2.821,5
Đông nam bộ 1.995,2 2.249,4 2.573,9 3.229,9
Đồng bằng sông Cửu long 1.479,6 1.789,2 2.118,0 2.774,0
Nguồn: Tổng cục thống kê, niên giám thống kê 2008 và niên giám thống kê 2009, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội)
2.2.2.3. Nhận thức và hiểu biết của thị trường và cơ quan nhà nước về bảo hiểm nhân thọ chưa cao
Nhận thức của dân chúng về bảo hiểm nhân thọ còn hạn chế, đó là lý do quan trọng để giải thích, tại sao tỷ lệ người tham gia bảo hiểm còn thấp. Bảo hiểm nhân thọ tuy đã triển khai ở Việt Nam được hơn 10 năm, nhưng nhận thức của người dân về bảo hiểm nhân thọ còn chưa đầy đủ. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vừa có tính rủi ro, vừa có tính tiết kiệm. Nhưng phần lớn người tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ quan tâm đến tính tiết kiệm. Tính rủi ro vẫn chưa được thực sự quan tâm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nhưng tính rủi ro lại là yếu tố chính, thể hiện vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Rất nhiều người, khi cân nhắc việc tham gia bảo hiểm, chỉ so sánh giữa lợi ích đầu tư của bảo hiểm nhân thọ với một số sản phẩm thay thế như tiết
kiệm và không coi trọng yếu tố bảo vệ của sản phẩm. Ngoài ra, do nền kinh tế nước ta vẫn đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, đồng nội tệ còn yếu so với một số ngoại tệ mạnh, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, nên nhiều người có tâm lý e sợ mất giá đồng nội tệ, hay sự phá sản của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tất cả các yếu tố trên, đều ảnh hưởng xấu đến quyết định tham gia bảo hiểm của các khách hàng tiềm năng. Một thực tế khác, chứa đựng yếu tố văn hoá, tồn tại trong nhận thức chưa đúng đắn của người dân về bảo hiểm nhân thọ. Đó là, người dân cho rằng khi tham gia bảo hiểm là tự mang “vận đen” vào mình, là gặp phải rủi ro. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm, không phải vì tham gia bảo hiểm mà rủi ro xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng thay đổi được suy nghĩ này vì nó chứa đựng yếu tố tâm linh, đã in sâu vào tâm thức của mọi người dân.
2.2.2.4. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn ở trình độ thấp
Trước tiên, phải kể đến sự khó khăn trong hạ tầng giao thông. Việc đi lại giữa các vùng mất khá nhiều thời gian và công sức. Điều này ảnh hưởng đến công tác khai thác của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc tìm khách hàng, giám định sức khỏe. Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển, các giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt. Thực tế này ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng mỗi khi đến kỳ tái tục, có thể tạo cho họ sự ức chế chán nản với việc tham gia bảo hiểm.
2.2.2.5. Lạm phát, sự gia tăng của giá vàng, USD ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người tham gia bảo hiểm
Lạm phát cao kéo theo hệ quả làm giảm niềm tin của công chúng đối với các khoản đầu tư dài hạn, các hợp đồng bảo hiểm dài hạn. Đồng thời, làm cho lãi suất ngắn hạn tăng cao (như lãi suất tiết kiệm ngân hàng), tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Sự biến động liên tục của giá vàng, giá đô la, đặc biệt, sự gia tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng đã tác động đến quyết định sử dụng các khoản tiết kiệm của người dân khi họ quyết định đầu tư vào hình thức nào có lợi hơn. Hiện nay, người dân Việt Nam vẫn chủ yếu là sử dụng các hình thức đầu tư “truyền thống” như gửi tiền tiết kiệm, mua nhà đất,
mua vàng, ngoại tệ mạnh…Các kênh đầu tư vốn khác, như mua bảo hiểm, trái phiếu, cổ phiếu…vẫn chưa được “kích hoạt”.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong giai đoạn 2006 – 2009 liên tục tăng. Cụ thể, cả nước trong năm 2009, CPI tăng 6,88%
so với năm 2008; năm 2008 tăng mạnh 22,97% so với 2007 do khủng hoảng kinh tế; năm 2007 tăng 8,3% so với 2006 và năm 2006 tăng 7,5% so với năm 2005.
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng qua các năm làm cho chi tiêu trong các hộ gia đình cho cuộc sống gia tăng, ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư. Mặt khác, từ đầu tháng 11/2009, giá vàng đứng ở mức 23 triệu đồng/ lượng, đến 11/11/2009, đã lên đến 29,3 triệu đồng/ lượng, cá biệt có nơi lên đến 30 triệu đồng/lượng. Giá USD cũng thay đổi, giá USD trên thị trường tự do cũng leo thang. Cuối tháng 11/2008, giá USD ngoài thị trường chợ đen khoảng 17.600VND/USD, nhưng đến cuối tháng 11/2009 đã lên đến gần 20.000VND/USD.
Với sự tăng lên mạnh mẽ của chỉ số giá tiêu dùng qua các năm và với việc tăng giá mạnh mẽ của thị trường vàng và USD đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Người mua bảo hiểm ngày càng khôn hơn và thận trọng hơn. Họ nhận thấy rằng, trước đây họ dành dụm một khoản tiền trong thu nhập, để tham gia bảo hiểm nhân thọ, không làm cho đồng tiền của họ sinh sôi nhanh hơn các hình thức đầu tư khác. Theo tâm lý và thói quen, người dân Việt Nam thường ít khi nghĩ đến rủi ro và cũng không mong muốn được đền bù từ bảo hiểm, mà chủ yếu họ tính đến yếu tố tiết kiệm và đầu tư.
Khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ lo ngại đồng tiền sẽ mất giá và quyền lợi bảo hiểm bị ảnh hưởng về sau. Thực tế, không chỉ có khách hàng lo ngại về lạm phát có thể gia tăng khi nền kinh tế thực sự phục hồi, mà chính các DN bảo hiểm nhân thọ cũng lo không kém. Năm 2008, khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng đột biến tới 18%, khiến cho hầu hết DN đều gặp khó khăn. Khách hàng đang tham gia bảo hiểm chấm dứt hợp đồng trước hạn, rút tiền gửi ngân hàng. Nguồn khách hàng tiềm năng giảm, nên số lượng hợp đồng mới khai thác cũng không được nhiều.
2.2.2.6. Sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm tiết kiệm, chứng khoán với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Các ngân hàng thường đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao đối với các sản phẩm bảo hiểm, như tiết kiệm gửi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm với thời hạn dài, kèm theo các hình thức khuyến mại như tặng bảo hiểm, rút thăm trúng thưởng và nhiều ưu đãi liên quan khác. Theo đánh giá chung, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn (2006 - 2009). Thị trường tài chính phát triển là một nhân tố thuận lợi đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, đi kèm với nó là sự gia tăng của các sản phẩm tiết kiệm, các sản phẩm chứng khoán với lãi suất và các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Các yếu tố này tác động đến tâm lý khách hàng và có thể làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của dân cư.
2.2.2.7. Trình độ đội ngũ chuyên môn còn nhiều bất cập
Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của người kinh doanh bảo hiểm.
Trình độ của các đại lý, cộng tác viên, tư vấn viên về bảo hiểm còn rất hạn chế.
Hiện tại, các nguồn lực chủ yếu làm công việc kinh doanh bảo hiểm hầu hết đều từ ngành kỹ thuật khác chuyển sang đảm nhiệm. Số người được đào tạo từ chuyên ngành bảo hiểm không chiếm tỷ lệ nhỏ. Ở Việt Nam, cho đến nay mới chỉ có Đại học kinh tế quốc dân, Tài chính kế toán và Đại học Công đoàn là có chuyên ngành đào tạo bảo hiểm với số lượng đào tạo có hạn. Các trường đại học khác, bảo hiểm chỉ là môn học bổ trợ cho chuyên ngành chính. Chính vì nguồn lực không được đào tạo, nên không ít nhân viên khai thác, tư vấn viên bảo hiểm chỉ qua những lớp học bổ túc ngắn hạn ảnh hưởng tới kết quả khai thác và tư vấn.
2.2.2.8. Chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với bảo hiểm nhân thọ còn nhiều bất cập
Hiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể về chính sách thuế đối với người tham gia bảo hiểm. Thuế thu nhập đối với đại lý bảo hiểm chưa hợp lý, khi thuế
được tính trên tổng thu nhập của đại lý, mà không xem xét đến các chi phí mà họ phải bỏ ra khi khai thác bảo hiểm. Phương pháp tính thuế như hiện nay, ảnh hưởng đến tâm lý của đại lý và gây khó khăn cho công tác tuyển dụng đại lý của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Có thể thấy rằng, dù có những thuận lợi nhất định, nhưng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi sự nỗ lực đổi mới và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm. Để đánh giá thị trường một cách rõ nét, có thể xem xét thị trường trên cơ sở đánh giá tổng thể các bộ phận cấu thành nên thị trường. Sự vận động của các bộ phận cấu thành, cũng như tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sự vận động của thị trường.