1.3.1 Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu cơ bản
Xuất khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế phản ánh mối quan hệ trao đổi giữa một quốc gia với thế giới bên ngoài, là một hình thức của thương mại quốc tế được xem xét ở góc độ
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
kinh tế của một quốc gia. Nói cách khác, xuất khẩu là tiến trình tiêu thụ một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội ở thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ.
Chủ thể của xuất khẩu hàng hoá là nền kinh tế quốc dân của một quốc gia.
Do đó, xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc vào sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, chính sách xuất - nhập khẩu và những biện pháp can thiệp của Nhà nước đó, của quốc gia đó. Chính vì vậy, trong cùng một thời kỳ, có quốc gia chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô, song có những quốc gia xuất khẩu chủ yếu sản phẩm tinh chế, đã qua chế biến sâu. Có quốc gia chủ yếu là xuất khẩu công nghiệp, trong khi đó có quốc gia lại xuất khẩu chủ yếu là nông nghiệp...
Xuất khẩu hàng hóa có hai đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia. Do đó, Nhà nước có thể kiểm soát được hàng hóa xuất khẩu bằng các công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô của mình như: Thuế quan, hạn ngạch, thủ tục hải quan, kiểm dịch...Đồng thời, Nhà nước cũng có thể thông qua các công cụ này để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, theo các chiến lược nhất định.
Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền các quốc gia khác nhau, vì vậy nó liên quan đến thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái.
Do đó, để khuyến khích xuất khẩu hàng hoá nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu và của hoạt động kinh tế đối ngoại, cần có sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
Như vậy xuất khẩu là một hoạt động kinh tế tương đối phức tạp và đa dạng.
- Căn cứ vào hàng hóa xuất khẩu thì xuất khẩu được chia làm các loại chủ yếu như sau:
+ Xuất khẩu hàng hóa: bao gồm xuất khẩu hàng hóa thông thường và các hàng hóa đặc biệt (sức lao động, vốn, công nghệ...).
+ Xuất khẩu dịch vụ: là xuất khẩu dịch vụ bao gồm vận tải, bảo hiểm, du lịch và viễn thông...
- Căn cứ vào phương thức mua bán, xuất khẩu bao gồm:
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
+ Xuất khẩu trực tiếp: đây là phương thức người xuất khẩu trực tiếp giao dịch với người nhập khẩu để thoả thuận với nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện thanh toán.
+ Xuất khẩu ủy thác: là phương thức người xuất khẩu thông qua người thứ ba để thống nhất với người nhập khẩu về giá cả hàng hóa và các điều kiện thanh toán. Người thứ ba này gọi là người trung gian, phổ biến trong giai đoạn hiện nay đó là đại lý và môi giới.
- Căn cứ vào không gian thị trường, xuất khẩu được chia thành:
+ Xuất khẩu ra nước ngoài: là việc xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa ra khỏi phạm vi biên giới của quốc gia đó.
+ Xuất khẩu tại chỗ: là việc xuất khẩu cho nước ngoài song việc tiêu thụ hàng hóa diễn ra ngay trong phạm vi biên giới của quốc gia đó.
Như vậy, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng. Nó phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và chính sách xuất khẩu của từng quốc gia. Do đó, Nhà nước hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ quản lý của mình để khuyến khích hoặc hạn chế xuất khẩu theo từng thời kỳ nhất định.
1.3.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia. Thực tế cho thấy các nước có dự trữ ngoại tệ lớn như: Mỹ, Nhật, Singapore...đều là những nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thế giới.
Vì vậy, xuất khẩu hàng hóa có những tác động như sau:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển khác.
Sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng cao, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn. Quá trình này cũng tạo ra cơ hội lớn cho tất cả các nước nhất là những nước đang phát
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa trên cơ sở ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ. Thông qua xuất khẩu có thể tự khẳng định mình và học hỏi được kinh nghiệm và trình độ quốc tế, đặc biệt là trình độ kỹ thuật và công nghệ của các nước phát triển, đồng thời đòi hỏi phải phấn đấu hạ giá thành các sản phẩm có thể cạnh tranh được với giá cả quốc tế.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế nói chung và cho bản thân doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu là tiến trình tiêu thụ một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội ở thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ, từ đó có thể đầu tư mua máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Xuất khẩu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm.
Các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Hay nói cách khác đó sẽ là những ảnh hưởng dây chuyền đến những ngành có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu đó: ví dụ xuất khẩu hàng may mặc sẽ có những tác động đến những ngành như: dệt, trồng bông...
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác xuất khẩu là phương tiện quan trọng nâng cao năng lực sản xuất mới, cụ thể là chất lượng sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh của hàng hóa cũng như doanh nghiệp trong nước với các hàng hóa và doanh nghiệp nước ngoài.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa sẽ được tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng...Cuộc cạnh tranh này bắt buộc các nhà sản xuất, doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất mới luôn thích ứng với biến động của thị trường. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu và của quốc gia trên thị trường thế giới.
Thực tế qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã cho thấy hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua là rất đáng kể. Hiện nay Việt Nam đang có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và phong phú, hàng hóa của Việt Nam cũng đang dần khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế.