Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 77)

Kết quả phân tích về các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh cũng như thực trạng việc áp dụng các công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh của các DNVVN đã cho ta thấy một cách khái quát nhất về năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Các DNVVN đã có những đóng góp hoàn toàn không nhỏ và gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Trong đó có không ít các DNVVN đóng vai trò chủ đạo xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam. Trên cơ sở đó, góp phần giải quyết rất nhiều công ăn việc làm cho các khu vực dân cư và các địa phương, tạo ra sự đa dạng trong mặt hàng xuất khẩu.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương thì các DNVVN đã đóng góp không dưới 50%

kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hàng năm, các DNVVN đã góp phần tạo ra và thu hút khoảng 3 triệu lao động.

Tuy nhiên, một cách khách quan nhất từ kết quả phân tích và trên cơ sở tập hợp những ý kiến của các chuyên gia, có thể nhận định rằng, với đa phần các doanh

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

nghiệp Việt Nam nói chung và DNVVN nói riêng, năng lực cạnh tranh vẫn còn rất hạn chế. Đây là một thách thức không nhỏ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.

Có thể đánh giá về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNVVN trên một số mặt như sau:

2.3.1 Về năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp

Các DNVVN Việt Nam đang có không ít những tồn tại về năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp. Tỷ lệ các chủ doanh nghiệp được đào tạo bài bản về kinh doanh không nhiều. Đa phần quản trị doanh nghiệp theo kinh nghiệm. Vì thế các doanh nghiệp không có các chiến lược lâu dài, nhất là các chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm. Theo điều tra của CIEM đa số chủ doanh nghiệp không quen làm việc theo kế hoạch do bản thân đặt ra. Khả năng thích ứng và nhanh nhạy với những thay đổi của môi trường bên ngoài thấp. Điều này dẫn đến khả năng thâm nhập thị trường cũng như quản trị các kênh phân phối của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Thực tế cho thấy do trình độ quản lý, trình độ công nghệ, khả năng về vốn, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin hạn chế nên rất ít các doanh nghiệp Việt Nam dám tiên phong trong đầu tư vào các sản phẩm mới. Đại bộ phận các DNVVN bị ảnh hưởng bởi tình trạng đầu tư dè dặt cho sản phẩm mới. Chủ yếu là theo hướng chạy theo sản phẩm của các doanh nghiệp khác (bắt chước). Kết quả là luôn đi sau đối tác về thị trường, công nghệ, kỹ năng lao động dẫn đến năng lực cạnh tranh không cao. Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ cũng chưa được nhận thức đầy đủ tại các DNVVN tạo ra những rào cản không nhỏ về pháp lý và tổn phí về kinh tế (do việc phải mua bản quyền, chuyển giao công nghệ). Không ít các doanh nghiệp đang tiếp cận thị trường theo hướng bị động, sản phẩm được bán thông qua các nhà trung gian và do doanh nhân nước ngoài tự tìm đến với doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tự chủ động tìm kiếm thị trường thông qua các kênh thông tin và biện pháp khác nhau như tham gia hội chợ, khảo sát thực tế nhìn chung là rất ít.

Do hạn chế về tài chính nên sự quan tâm của DNVVN trong việc nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo và bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh cho đội ngũ

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

nhân viên còn rất nhiều bất cập. Chính điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu.

2.3.2 Khả năng tạo dựng và khai thác các công cụ cạnh tranh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa cao

Có rất nhiều các công cụ để tạo dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng các DNVVN Việt Nam hiện chỉ tập trung chủ yếu vào 2 công cụ quan trọng và phổ biến nhất là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên muốn có được điều đó thì cần hàng loạt các công cụ hỗ trợ khác như đổi mới công nghệ, thiết bị, gia tăng năng lực quản trị, kỹ năng kinh doanh. Nói cách khác là chất lượng và giá cả là hệ quả của sự tích hợp đồng thời nhiều các công cụ khác nhau. Các DNVVN chưa có được sự nhận thức đầy đủ về các công cụ và khả năng tạo dựng, khai thác các công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Tại hầu hết các doanh nghiệp, các công cụ như tri thức ban lãnh đạo, quản trị kênh phân phối, quản trị mối quan hệ với khách hàng, chiến lược khác biệt hoá trong phát triển sản phẩm và thương hiệu dường như không mấy được quan tâm và vận dụng.

Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải cạnh tranh và cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, để cạnh tranh cần phải có sản phẩm mà chất lượng và giá cả được chấp nhận. Thực tế sự cạnh tranh diễn ra trong tâm trí người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần phải biết giành giật và chiếm được tình cảm của người tiêu dùng để họ biết đến, hướng tới và yêu thích sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

2.3.3 Chất lượng sản phẩm còn hạn chế, hình ảnh thương hiệu chưa được biết đến

Hiện nay có không ít hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam rất được ưa chuộng trên các thị trường khác nhau. Nhưng hàng hoá của các DNVVN Việt Nam chất lượng vẫn chưa cao, thậm chí chất lượng một số mặt hàng còn thấp hơn nhiều loại hàng hoá của Trung Quốc (quốc gia được mệnh danh là hàng hoá có giá rất rẻ trong khi chất lượng lại khá thấp). Phân tích các vụ xuất khẩu có tranh chấp có thể thấy gần 50% nguyên nhân xảy ra là do chất lượng hàng hoá không đạt yêu cầu bởi vì không chủ động được nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng, thiết bị và công nghệ

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

quá lạc hậu. Có thể nhận định sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên một số hạn chế sau đây:

- Yếu tố vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên.

- Yếu tố lao động là lợi thế so sánh của sản phẩm Việt Nam. Nhưng lại là lao động giản đơn, khiến giá trị sản phẩm không cao. Mặc dù là lao động giản đơn nhưng tiền lương của người lao động Việt Nam không phải là thấp (tiền lương công nhân dệt may của Trung Quốc khoảng 22 USD/tháng, Indonesia khoảng 25USD/tháng, Việt Nam là gần 70USD/tháng ở các tỉnh phía Nam và khoảng 40USD/tháng ở phía Bắc).

- Hầu như chưa có những sản phẩm Việt Nam có ưu thế rõ rệt trên thị trường nhờ vào yếu tố chất lượng, ngay cả đó là những sản phẩm truyền thống như thủ công mỹ nghệ, nông sản.

- Tính độc đáo của sản phẩm nói chung không cao, thường có kiểu dáng, mẫu mã và công nghệ lạc hậu so với các nước khác.

- Giá trị gia tăng của sản phẩm trong tổng giá trị sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, chi phí đầu vào cao làm cho giá trị gia tăng thấp.

Việc áp dụng các công cụ quản lý chất lượng hiện đại tại các DNVVN là rất hạn chế. Hệ thống các dịch vụ trợ giúp như thiết kế, bao bì, tư vấn, kiểm định chất lượng còn có nhiều bất cập đã làm cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa cao.

Cùng với đó, một tỷ lệ không nhỏ hợp đồng xuất khẩu của các DNVVN là thông qua các nhà phân phối trung gian hoặc các nhà chế biến lại ở nước ngoài, nên đòi hỏi về chất lượng hàng hoá chỉ ở mức sơ chế hoặc nguyên liệu thô. Chính điều này đã vô tình tạo ra một hình ảnh không đẹp về chất lượng hàng hoá của Việt Nam trong xuất khẩu, không tạo ra được một hình ảnh riêng có hấp dẫn người tiêu dùng.

Công tác tạo dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nói chung và sản phẩm xuất khẩu nói riêng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế, chưa

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

chủ động. Tỷ lệ các doanh nghiệp đã công bố thương hiệu và có chiến lược phát triển tại thị trường nước ngoài là rất thấp (chỉ khoảng dưới 5% các doanh nghiệp xuất khẩu) như gạch Đồng Tâm, cà phê Trung Nguyên, thép Thái Nguyên.

2.3.4 Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong xuất khẩu chưa cao, chưa tạo ra được những động lực để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường

Một trong những công cụ quan trọng để tạo dựng được các lợi thế trong cạnh tranh xuất khẩu là các DNVVN cần liên kết chặt chẽ trong ngành hàng hoặc giữa các ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ để nâng cao chất lượng và hạ thấp tối đa các chi phí cũng như tạo được vị thế riêng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay còn rất yếu. Số lượng các hiệp hội và câu lạc bộ ngành hàng còn rất ít, khả năng hoạt động lại rất hạn chế, đôi khi chỉ mang tính hình thức, thiếu sự liên kết và hỗ trợ thực sự. Không ít các hiệp hội ngành hàng đã không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Tâm lý ngại bị chia sẻ kinh nghiệm và thông tin kinh doanh đã ngăn cản họ tham gia một cách tích cực vào các hiệp hội.

Bộ Công thương đã có những chính sách hỗ trợ các DNVVN, nhưng chưa thật sự đồng bộ và chưa thật sự thiết thực. Đặc biệt hệ thống thông tin, hậu cần và dịch vụ hỗ trợ còn rất yếu. Giá cước viễn thông, cước vận chuyển quốc tế còn cao, thiếu vắng những dịch vụ hỗ trợ tư vấn, trợ giúp pháp lý, kỹ năng kinh doanh cho các DNVVN. Thủ tục hành chính còn nhiều rườm rà, chưa phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Đặc biệt cho các ngành có thế mạnh như dệt may, thủ công mỹ nghệ, giày dép, thuỷ sản, nông sản.

Sự liên kết lỏng lẻo còn thể hiện ở chính sách hình thành các khu công nghiệp tập trung với giá rẻ phục vụ cho các DNVVN chưa thực sự được quan tâm.

Mới chỉ trải thảm đỏ để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Với các nhà đầu tư trong nước thì sự hỗ trợ chưa nhiều, nhất là về thuê đất, thủ tục hành chính, trợ giúp về pháp lý cũng như sự liên kết dọc và liên kết ngang trong các ngành sản xuất.

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)