Định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 81)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ở nhiều nước, DNVVN chiếm 95% tổng số các doanh nghiệp và tạo ra hơn 50% thu nhập quốc dân. Ở nước ta, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được tiến hành trong điều kiện nền kinh tế xuất phát điểm chủ yếu là

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

sản xuất nhỏ thì việc phát triển các DNVVN phải được coi là chủ trương có tính chiến lược lâu dài và có vị trí hết sức quan trọng phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và về trình độ quản lý của ta. Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước với chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã mở ra thời kỳ phát triển đa dạng các loại hình DNVVN.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với DNVVN. Theo quan niệm của nhiều nhà kinh tế, thì loại hình DNVVN trong từng lĩnh vực như sau:

- Trong khu vực sản xuất, xây dựng, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng và dưới 100 lao động; doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 10 tỷ đồng và từ 100 đến 500 lao động được coi là doanh nghiệp vừa.

- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ có số vốn dưới 500 triệu đồng; lao động dưới 50 người; doanh nghiệp vừa có số vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và số lao động từ 50 đến 250 người.

Nếu phân loại theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì DNVVN chiếm tới 87% các doanh nghiệp quốc doanh và chiếm hầu hết các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy khuyến khích phát triển loại hình DNVVN cũng chính là khuyến khích phát triển đa thành phần kinh tế, kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Các DNVVN có những ưu thế về tính năng động, linh hoạt thích ứng nhanh đối với yêu cầu của thị trường, thu hút khá nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách lao động và việc làm cho xã hội, có điều kiện đi vào các ngành nghề truyền thống, có khả năng đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Nhưng hoạt động của DNVVN đã gặp không ít khó khăn. Chủ trương khuyến khích phát triển các hình thức DNVVN mới chỉ dừng lại ở chủ trương chung mà chưa có được những chính sách cụ thể tạo ra khuôn khổ pháp lý rõ ràng, hợp lý và tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động và phát triển.

Về mặt tài chính, điều dễ dàng nhận thấy là những DNVVN thường có

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

nguồn vốn hạn hẹp nên khó có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật hiện đại, do vậy trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khả năng cạnh tranh của DNVVN cũng hạn chế.

Để giải quyết mâu thuẫn thiếu vốn hiện nay của doanh nghiệp, phải thực hiện nhất quán và cụ thể hoá chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần để mọi tổ chức và cá nhân yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục phát triển đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đã có như các hình thức liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, vay vốn ngân hàng.... đồng thời phát triển mạnh các hình thức huy động vốn dưới các hình thức trái phiếu, cổ phiếu, phát triển các công ty bảo hiểm, quỹ hỗ trợ đầu tư, các định chế tài chính.

Xuất phát từ đó, trong báo cáo của Bộ Công thương về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010 đã nêu ra một số định hướng sau:

Một là, Nhà nước thực hiện chính sách cho thuê đất bình đẳng đối với tất cả các thành phần kinh tế để sử dụng vào mục đích kinh doanh (ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay, đất đai mới tính một phần giá trị rất thấp so với thực tế). Hướng lâu dài là đất đai phải được xác định giá trị theo cơ chế thị trường và thực hiện việc giao và cho thuê đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo giá trị thực tế của nó nhằm khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đặc biệt này.

Hai là, các chế định tài chính khuyến khích việc tạo vốn cho DNVVN bao gồm khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho DNVVN áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, các điều kiện để họ tham gia vào thị trường vốn. Để trợ giúp DNVVN giải quyết khó khăn về vốn, Nhà nước trực tiếp lập và khuyến khích các tổ chức lập các quỹ hỗ trợ đầu tư và thực hiện bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đây là biện pháp hỗ trợ quan trọng để các DNVVN hạn chế bớt rủi ro, tạo thêm vốn, yên tâm bỏ vốn đầu tư.

Một hình thức hỗ trợ tài chính cần được chú ý là hình thức tín dụng ưu đãi.

Trong những năm sắp tới, Nhà nước cần dành một phần vốn từ nguồn hỗ trợ ODA cho vay với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp - kể cả DNVVN thực hiện các chương trình, dự án được duyệt, các lĩnh vực đầu tư Nhà nước cần ưu đãi như đầu

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

tư ở vùng núi, hải đảo, các vùng khó khăn, các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều công ăn việc làm, các cơ sở phục vụ cho chương trình xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc... các doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả, có yêu cầu về vốn, được phép huy động vốn trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc tự vay, tự trả.

Ba là, sửa đổi bổ sung một số chính sách thuế nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Để khuyến khích các DNVVN tiết kiệm, tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, cần phải thực hiện chính sách miễn giảm thuế lợi tức đối với phần lợi nhuận để lại tái đầu tư, thời gian được miễn giảm thuế đối với DNVVN nên dài hơn so với các loại hình doanh nghiệp nói chung. Đối với các thiết bị, máy móc, phương tiện để xây dựng cơ sở vật chất của doanh nghiệp cần được giảm thuế nhập khẩu theo mức độ tương đương với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những DNVVN, hoạt động trong những khu vực khó khăn, hoặc có khó khăn trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động cũng cần được xem xét giảm một phần thuế, kể cả thuế doanh thu và thuế lợi tức.

Bốn là, Nhà nước sớm ổn định môi trường tài chính vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. DNVVN với đặc điểm là vốn kinh doanh hạn chế, khả năng chịu rủi ro kinh doanh trong cơ chế thị trường thấp, cho nên càng đòi hỏi phải có môi trường tài chính vĩ mô ổn định, trong đó quan trọng nhất là giữ mức lạm phát thấp, ổn định tương đối giá trị đồng tiền và tỷ giá, đồng thời giảm dần lãi suất tiền vay ngân hàng. Đó là những yếu tố quan trọng trong môi trường tài chính vĩ mô để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là DNVVN phát triển. Một khía cạnh quan trọng của môi trường tài chính vĩ mô là khuôn khổ pháp lý tài chính, cần sớm được xây dựng đồng bộ, hợp lý và nhất quán, trong đó đặc biệt chính sách thuế phải được sửa đổi, bổ sung để vừa đảm bảo được yêu cầu động viên, vừa khuyến khích đầu tư ở các doanh nghiệp, tránh đánh thuế trùng lặp, chồng chéo; ổn định tương đối chính sách thuế; thuế suất để các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc hạch toán kinh doanh.

Năm là, cần áp dụng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước bằng việc hạn

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

chế hoặc đánh thuế cao vào những mặt hàng nhập khẩu mà trong nước không khuyến khích nhập hoặc những mặt hàng trong nước có khả năng phát triển và cần khuyến khích phát triển. Đồng thời Chính phủ cần có những biện pháp kiên quyết và có hiệu lực đối với việc chống buôn lậu thì mới tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng đối với các doanh nghiệp và các hộ sản xuất trong nước.

Có thể nói rằng, những định hướng trên đây đã phần nào thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong phát triển các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế đang ngày càng quyết liệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)