Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích và thời cơ mới cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nó cũng đặt ra rất nhiều khó khăn và thách thức. Đó là phải chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới và thị trường khu vực. Do đó, cơ chế quản lý điều hành của Chính phủ cũng như đối với hoạt động xuất khẩu phải từng bước điều chỉnh cho phù hợp, trong đó các giải pháp tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Tầm quan trọng của các giải pháp tài chính thể hiện ở chỗ chúng tạo ra những điều kiện nhất định và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể tác động đến sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Cụ thể là:
*Vai trò của chính sách thuế.
Thuế là khoản động viên bắt buộc theo Luật định được sử dụng để phân phối lại thu nhập của các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, đảm bảo sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Thuế đồng thời là công cụ để Nhà nước điều chỉnh thu nhập, đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Hiện nay, các hình thức thuế tác động đến xuất khẩu hàng hóa được áp dụng như sau:
Hệ thống thuế áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị phần.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
Thuế gián thu có tác động trực tiếp làm thay đổi giá cả hàng hóa tùy thuộc vào quan hệ cung cầu. Thông qua các sắc thuế gián thu như thuế xuất - nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước có thể đánh thuế thấp, hoặc không đánh thuế đối với những mặt hàng, sản phẩm cần khuyến khích xuất khẩu.
Khi đó, giá cả hàng hóa có thể giảm thấp, tạo điều kiện tăng cường khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước khác, thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
Thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, Nhà nước điều tiết kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo từng thời điểm, từng ngành nghề, từng lĩnh vực mà Nhà nước có những ưu đãi cho hoạt động xuất khẩu để các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có khả năng tích lũy vốn, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới.
Thực hiện chính sách ưu đãi thuế:
Nội dung cơ bản của ưu đãi thuế là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, để thực hiện khuyến khích và ưu đãi, Nhà nước có thể sử dụng cả thuế trực thu và thuế gián thu.
Trong đó, sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp để tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.. Khi Nhà nước thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tích lũy vốn. Đây là nguồn vốn quan trọng nhằm đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
Thực hiện ưu đãi thuế thông qua việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp thường được thực hiện dưới các hình thức sau:
+ Miễn, giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp do thực hiện đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Miễn giảm thuế thu nhập cho việc sản xuất sản phẩm mới.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
+ Miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp do sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư thực hiện đổi mới thiết bị và công nghệ.
+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, việc miễn giảm một số loại thuế gián thu như: miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị và nguyên, vật liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu hoặc miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu cũng có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay. Việc thực hiện ưu đãi thuế có tác động rất lớn khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi lẽ, số thuế được miễn, giảm của Nhà nước hiện nay thực chất giống như khoản trợ cấp của Chính phủ cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng thêm nguồn tài chính để mở rộng đầu tư. Ngoài ra, áp dụng khấu hao nhanh tài sản cố định - một hình thức hoãn thuế cho doanh nghiệp tập trung vốn đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.
Đứng trên góc độ tổng thể và dài hạn để xem xét thì việc khấu hao nhanh hay khấu hao bình thường theo phương pháp tuyến tính (khấu hao bình quân theo từng năm) không làm thay đổi tổng số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp trong một thời kỳ. Khi thực hiện khấu hao nhanh thì số tiền khấu hao tài sản cố định tập trung phần lớn ở những năm đầu và giảm đi ở những năm sau: trong khi đó số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp ở những năm đầu sẽ thấp hơn so với cách tính thuế theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, nhưng phải nộp nhiều hơn ở những năm sau. Khi Chính phủ cho phép doanh nghiệp phải nộp thuế ở những năm đầu ít hơn so với phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Số chênh lệch nộp ít hơn đó đồng nghĩa với việc Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp nộp chậm lại vào những năm sau và nhờ đó doanh nghiệp tập trung được số tiền khấu hao lớn hơn từ những năm đầu để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc cho phép thực hiện khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung được vốn đầu tư đổi mới nhanh thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng cường xuất khẩu.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ưu đãi thuế cũng vấp phải những cản trở trong các nguyên tắc cam kết quốc tế. Sự ưu đãi cá biệt cho từng doanh nghiệp không thể có lý do để tồn tại mà thay vào đó là sự ưu đãi cho từng lĩnh vực có tính chất xã hội. Do đó, sự thúc đẩy xuất khẩu chỉ có thể được thực hiện theo lĩnh vực, ngành nghề hoặc theo những mục tiêu nhất định.
*Vai trò của chính sách tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ sức mua giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền quốc gia khác.
Nhiều ý kiến cho rằng: việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng nâng giá của đồng ngoại tệ (tức là giảm giá đồng nội tệ) sẽ đảm bảo mục tiêu kích thích xuất khẩu và ngược lại. Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu của một nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của mặt hàng đó trên thị trường quốc tế; chủng loại, chất lượng mặt hàng và dịch vụ; trình độ công nghệ và khả năng tiếp thị. Tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng song không phải là yếu tố quyết định đến khả năng xuất khẩu của một nước. Điều này có thể minh chứng qua các năm khi đồng Yên Nhật và Mác Đức liên tục tăng giá so với đồng USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu của các nước đó vẫn tăng. Ngược lại, trường hợp của Thái Lan kể cả khi đồng Bath mất giá so với đồng USD nhiều như giai đoạn khủng hoảng, song kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan cũng không tăng. Một số công trình nghiên cứu cho thấy việc phá giá đồng bản tệ có tác động đến hoạt động xuất khẩu.
Do đó, không nhất thiết việc phá giá đồng bản tệ lúc nào cũng làm cải thiện cán cân thương mại.
*Vai trò của chính sách tín dụng.
Tín dụng là công cụ quan trọng của Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trọng tâm trong chính sách tín dụng là lãi suất. Lãi suất là cơ chế để thực hiện những yêu cầu và mục tiêu Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
Xét về bản chất, lãi suất là giá cả mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, lãi suất có tác động
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
mạnh mẽ đến các hoạt động tiết kiệm và đầu tư; là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tổng mức cầu về đầu tư trong nền kinh tế. Khi lãi suất thấp, người đầu tư sẽ thu lại lợi nhuận ròng cao hơn từ đầu tư; hay nói cách khác: tỷ lệ sinh lời của các dự án đầu tư tăng lên, từ đó mức cầu về đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên. Đó là một nhân tố quan trọng dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, việc áp dụng một chính sách lãi suất thấp được coi như đầu mối của quá trình thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Với vai trò là một công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, tín dụng cũng là một công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất ra với sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, phần lớn các quốc gia đang phát triển đều lựa chọn chiến lược hướng về xuất khẩu. Thực hiện định hướng này đưa lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc củng cố năng lực cạnh tranh. Trước hết, chính sách xuất khẩu đã tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác, thông qua xuất khẩu mà doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chính điều đó lại đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp phải tìm cơ hội nắm bắt và đổi mới công nghệ, tạo điều kiện để nâng cao trình độ sản xuất và quản lý.
Tuy nhiên, trong điều kiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trên thị trường thế giới, thì sự trợ giúp của Nhà nước đối với doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Ngoài việc thực hiện những ưu đãi về đầu tư, ưu đãi về thuế; sự ưu đãi của Nhà nước dưới hình thức tín dụng cho xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính (trong xuất khẩu) để tăng tích lũy và lợi nhuận; từ đó nâng cao được tiềm lực cạnh tranh và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM