Những thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 84)

Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới tạo ra thời cơ mới và thách thức mới cho các doanh nghiệp. Thời cơ mới đó là các doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, vì vậy có khả năng và điều kiện thuận lợi để tiếp cận công nghệ, kĩ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp cận những thị trường rộng lớn của thế giới. Các doanh nghiệp trong nước cũng có điều kiện tiếp xúc với thị trường nguyên liệu đầu vào phong phú với giá rẻ hơn và chất lượng có thể tốt hơn, điều này đem lại lợi ích không chỉ cho các doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng. Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế có sự tăng trưởng ở mức tương đối cao so với các nước ở khu vực, cùng với sự ổn định về kinh tế, chính trị - xã hội đang là cơ hội tốt để thu hút các dòng vốn đầu tư lớn của nước ngoài. Đây thực sự là những cơ hội mới để các doanh nghiệp trong nước nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trong sân chơi toàn cầu hoá.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang bước vào giai đoạn bước ngoặt. Hàng loạt các cam kết quốc tế với ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.... đã hoặc bắt đầu hiệu lực, buộc các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, không thể đứng ngoài. Thực hiện cam kết về cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan theo hiệp định AFTA, từ 1/1/2003 Việt Nam đã phải cắt giảm gần 760 mặt hàng và từ năm 2006 Hiệp định AFTA đã có hiệu lực đầy đủ.

Đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là tổ chức

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

thương mại toàn cầu lớn và quan trọng nhất. Trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên của WTO sẽ được giảm đáng kể, được hưởng một cơ chế tranh chấp thương mại bình đẳng với các nước trong WTO khi có tranh chấp xảy ra, được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) vì Việt Nam là nước đang phát triển.

- Hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài nhất là những thị trường có sức mua lớn như Mỹ, Canada, Tây Âu.

- Sẽ làm tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện phát huy tốt hơn lợi thế nguồn nhân lực có trình độ cao của chính doanh nghiệp và cho cả Việt Nam nói chung, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu và thúc đẩy thị trường nông nghiệp, nông thôn phát triển.

- Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhận, chuyển giao và phát triển năng lực khoa học công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tham gia nhiều hơn vào các chương trình hợp tác khoa học công nghệ đa phương và song phương, tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập các chế định kinh tế quốc tế với tư cách là nước đang phát triển.

- Tạo điều kiện cho các doanh nhân và nhân dân cả nước, nhất là nhân dân ở các thành phố lớn có cơ hội tiếp cận, lựa chọn những sản phẩm phong phú với giá cả phù hợp, chất lượng phù hợp v.v...

Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những khó khăn đó là:

- Phải hoạt động theo hệ thống pháp luật của WTO. Điều này đòi hỏi phải nâng cao tính sáng tạo và khả năng thích nghi của mình với những thông lệ quốc tế, với những hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu, đội ngũ cán bộ phải thực sự tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi về ngoại ngữ và năng lực quản lý, hiểu rõ phong tục tập quán của các đối tác.

- Nguồn nhân lực tuy dồi dào, nhưng lao động có trình độ chuyên môn kỹ

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

thuật cao không nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập.

- Phải tự cơ cấu lại mô hình hoạt động. Quá trình này có thể phải đào thải hàng loạt những lao động không đủ năng lực chuyên môn, làm gia tăng thêm đội quân thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo.v.v....

- Một thực trạng khá phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các DNVVN nói riêng là thiếu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi việc tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tài chính còn rất hạn chế, thủ tục khó khăn, không thuận tiện. Nhiều DNVVN buộc phải chọn giải pháp tìm kiếm các nguồn vốn từ các tổ chức phi tài chính, thậm chí là từ người thân và bạn bè...

- Các DNVVN thường gặp khó khăn về đất đai cụ thể là:

Các thủ tục cấp quyền sử dụng đất không rõ ràng và thường khó được công nhận đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn lại thường được cấp quyền sử dụng đất, sử dụng quỹ đất của Nhà nước mà không phải thanh toán tiền thuê đất hoặc ưu đãi trong việc cho thuê. Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đem cả đất sử dụng vào mục đích khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hạn chế về công nghệ:

Phần lớn các DNVVN sử dụng công nghệ cũ, thậm chí là lạc hậu. Những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là:

+ Vốn đầu tư rất thấp so với các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Khó tiếp cận được các khoản vay trung và dài hạn cần thiết để đầu tư đổi mới công nghệ.

+ Khó tiếp cận với thị trường công nghệ, máy móc và thiết bị của nước ngoài do thiếu những thông tin về thị trường này, các dịch vụ tư vấn hỗ trợ chuyển giao chưa thực sự phát triển.

+ Các thủ tục liên quan đến việc chuyển giao công nghệ tương đối phức tạp và tốn kém ảnh hưởng đến việc đầu tư nâng cấp công nghệ.

- Hạn chế về nhân sự:

Với quy mô nhỏ bé, DNVVN khó có thể xây dựng một đội ngũ có trình độ

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay

cao. Phần lớn các nhà quản lý có kinh nghiệm, trình độ cao, các chuyên gia đều bị hút về các doanh nghiệp có quy mô lớn. Hậu quả là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải sử dụng một đội ngũ nhân sự có chất lượng trung bình. Điều này làm cho các DNVVN rơi vào vòng luẩn quẩn và khó có thể bứt phá được.

- Các chi phí khác còn ở mức độ cao: Với các doanh nghiệp có quy mô lớn thì tận dụng được lợi thế quy mô để giảm các chi phí, song đối với DNVVN thì đó là một thách thức lớn. Ngoài ra, các chi phí về điện, viễn thông, giao thông còn cao gây ra những khó khăn và trở ngại đối với các DNVVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)