Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các DNVVN, các định hướng trong xuất khẩu cũng như những thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu sau đây nhằm góp phần đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho các DNVVN Việt Nam trong giai đoạn tới.
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Chính phủ 3.3.1.1 Giải pháp về chính sách thuế
Hệ thống thuế cải cách với cơ chế linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã phát huy tích cực, mang lại kết quả tương đối khả quan về tăng thu cho ngân sách Nhà nước, cũng như quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế. Các loại hình kinh doanh có những ưu đãi nhất định đối với hoạt động xuất khẩu còn khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà lĩnh vực xuất khẩu đạt được do chính sách thuế mang lại, thì vẫn còn nhiều bất cập chưa thực sự khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Do vậy, để xuất khẩu hàng hóa có những đóng góp quan trọng hơn nữa cho nền kinh tế, chính sách thuế cần có những ưu đãi sau:
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để tăng tích lũy, tích tụ vốn và tăng tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trong việc sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp, một ưu đãi có vai trò rất quan trọng là: hạ thấp mức thuế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
kinh doanh hàng xuất khẩu tăng tích lũy nhằm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Theo Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng nộp thuế theo mức thống nhất là 28%. Mức thuế suất này đã tạo ra sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và doanh nghiệp xuất khẩu có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, với việc nâng mức thuế suất phổ thông từ 25% lên 28% đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gây khó khăn trong việc cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có giảm nhẹ trong nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, từ mức thuế suất 32% xuống 28%, song gánh nặng về thuế vẫn còn lớn và mức thuế suất này vẫn còn cao hơn so với các nước khác có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nhiều (như Trung Quốc từ năm 2003 đã thí điểm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông 25%). Điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp của các nước khác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNVVN nói riêng, đề nghị áp dụng mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 25%, tiến tới có thể áp dụng mức 20% trong tương lai.
Bên cạnh vấn đề giảm thuế suất cũng cần quy định lại một cách thống nhất, rõ ràng và hợp lý các khoản thu nhập chịu thuế, các khoản được giảm trừ. Hiện nay hầu hết các khoản thu nhập đều bị xem là thu nhập chịu thuế, nhưng chỉ có một số chi phí được liệt kê là chi phí hợp lý. Do đó, rất nhiều chi phí trong kinh doanh không được xem là chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc bị khống chế chi phí. Ví dụ, do khống chế mức 5%,7% và hiện nay là 10% đối với “chi phí khác”, thông thường các doanh nghiệp bị loại khỏi chi phí hợp lý, hợp lệ một khoản đáng kể khi quyết toán thuế, do đó làm sai lệch kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp được xem là có lãi sau khi xuất toán chi phí, điều này không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam là nước duy nhất không cho phép xác định toàn bộ chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị là chi phí hợp lý, trong khi các
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
chi phí này là rất lớn trong việc xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu của ta hiện nay mới có vị trí rất hạn chế trên thị trường quốc tế. Chính các quy định chưa hợp lý trong chính sách thuế là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Do đó xin đề xuất, kiến nghị như sau:
Cần nâng mức khống chế các chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị…(gọi chung là chi phí để xúc tiến thương mại) cho hàng xuất khẩu từ 10% lên khoảng 15% tổng chi phí để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
* Cơ cấu nguồn thu ngân sách cần được thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng số thu từ thuế xuất nhập khẩu để góp phần nâng cao lợi nhuận tái đầu tư cho lĩnh vực xuất khẩu.
Hiện nay, số thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm trên dưới 30% tổng thu từ thuế các loại. Thuế xuất nhập khẩu dễ thu và dễ cưỡng chế, đã được huy động một cách tối đa. Thực tiễn này đã làm giảm động lực phát triển ngoại thương, vừa không phù hợp với xu thế tự do hóa thương mại trên toàn thế giới, vừa đưa ngân sách vào thế cực kỳ khó khăn khi những cam kết giảm thuế có hiệu lực và làm giảm nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm mạnh. Để giải quyết tình trạng này, cần gấp rút thay đổi cơ cấu nguồn thu, tăng tỷ trọng các sắc thuế (như các loại thuế trực thu, thuế hàng hóa), để giảm dần tỷ trọng của số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu.
Để giải quyết vấn đề này, chính sách thuế xuất nhập khẩu cần chú trọng:
- Đơn giản hóa các mức thuế xuất nhập khẩu, tiến tới giảm dần thuế xuất nhập khẩu; giảm số lượng mức thuế xuất nhập khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức thuế. Trong tương lai, biểu thuế nhập khẩu nên quy định theo tám mức sau:
0%,3%,5%,10%,20%,30%,40% và cao nhất là 50%. Tuy nhiên, cũng cần xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu để cung cấp cho sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Xóa bỏ tình trạng một loại nguyên liệu nhưng có thông số kỹ thuật khác nhau (với định mức tiêu hao cũng như chức năng khác nhau) vẫn áp dụng cùng một mức thu như hiện nay.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
- Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo quy định GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương.
- Cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về đánh thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá, được trợ cấp, làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
* Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế:
Ưu đãi thuế là hình thức cho doanh nghiệp được hưởng những điều kiện thuận lợi khi nộp thuế (hoặc miễn và giảm thuế) đối với mục tiêu đổi mới quy trình công nghệ, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào sản xuất và các mục tiêu khác.
Đây là một ưu đãi cực kỳ quan trọng cho lĩnh vực xuất khẩu hiện nay bởi sự cũ kỹ, lạc hậu của thiết bị công nghệ nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Việc ưu đãi thuế có thể được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển khoa học và công nghệ nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được xem xét, trích từ lợi nhuận trước thuế mà không phải tính vào giá thành sản phẩm.
- Cho phép các doanh nghiệp được hưởng các chế độ khấu hao nhanh đối với các khoản đầu tư vào công nghệ chủ yếu, nhằm khuyến khích thay đổi công nghệ mới. Đây là ưu đãi rất cần thiết, vì nhiều sản phẩm mang tính thời đại mới với kiểu dáng, mẫu mã, công nghệ sản xuất sản phẩm thường xuyên thay đổi với những yêu cầu khắt khe ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.
- Bộ Công Thương cần kiến nghị các trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, nhưng không trực tiếp xuất khẩu mà giao lại cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu theo chỉ định của bên gia công, cũng được coi là hoàn tất hợp đồng gia công và được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành.
- Cần có chính sách thuế hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ. Theo Bộ Công Thương, mọi loại thuế gián thu, kể cả thuế nhập khẩu phải được xem xét, hoàn lại cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng nguyên
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
liệu, phụ liệu đầu vào. Trong trường hợp cơ chế hoàn thuế khó khăn thì đề nghị cho giảm 50% mức thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu đầu vào để kích thích các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu và tạo giá trị gia tăng ngày càng lớn cho ngành hàng xuất khẩu.
Nhìn chung, khi xây dựng hệ thống các biện pháp khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, cần hết sức chú ý đến sự cân đối sử dụng nguyên liệu nội. Chỉ có như vậy mới góp phần đưa ngành công nghiệp phụ trợ nói riêng và ngành công nghiệp trong nước nói chung phát triển.
- Ngoài ra, nên miễn toàn bộ lệ phí hải quan trong vòng một năm cho tất cả các sản phẩm xuất khẩu và miễn trong vòng một năm cho toàn bộ các loại lệ phí có liên quan đến hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (C/O).
3.3.1.2 Giải pháp về chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái của Nhà nước đặt mục tiêu trọng tâm vào ổn định kinh tế vĩ mô. Khuyến khích xuất khẩu chưa phải là mục tiêu số một. Vì thế, quan điểm bao trùm về sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái trong thời kỳ tới là: Cần điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp với cung cầu trên thị trường ngoại hối;
không gây biến động lớn cho nền kinh tế; góp phần khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại tệ cho Nhà nước. Theo quan điểm này, trong thời kỳ tới, phương hướng sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái của ta là:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; tiếp tục áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (về nguyên tắc việc hình thành tỷ giá do cung cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế quyết định); chỉ trong những trường hợp hãn hữu Chính phủ mới can thiệp điều chỉnh nhằm ổn định sức mua của đồng Việt Nam, góp phần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Theo đó, Nhà nước có thể sử dụng mềm dẻo chính sách tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu thị trường; song vẫn cần phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vào vị trí ưu tiên số một.
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay(LUAN.van.THAC.si).day.manh.nang.luc.canh.tranh.xuat.khau.cua.doanh.nghiep.vua.va.nho.viet.nam.trong.giai.doan.hien.nay
Thứ hai, trong ngắn hạn và trung hạn, không đặt vấn đề kích thích xuất khẩu bằng cách tăng tỷ giá và nới lỏng quản lý ngoại hối; mà chỉ dừng lại ở chính sách tỷ giá không cản trở hay bóp nghẹt xuất khẩu. Theo hướng này, một mặt cần hạn chế lượng cung tiền mặt, kiềm chế lạm phát, tăng tỷ lệ tiết kiệm. Mặt khác, tăng dự trữ ngoại hối và cải thiện cán cân thanh toán.
Thứ ba, cùng với việc thực hiện mục tiêu ổn định giá, việc sử dụng chính sách tỷ giá phải góp phần từng bước nâng cao uy tín đồng Việt Nam, tạo tiền đề cần thiết để đồng Việt Nam trở thanh đồng tiền chuyển đổi.
Để thực hiện được mục tiêu này, cần đặt việc sử dụng chính sách tỷ giá trong mối quan hệ chặt chẽ với các biện pháp quản lý ngoại hối để góp phần ngăn chặn nguy cơ đô la hóa trong nền kinh tế, gây bất lợi cho đồng Việt Nam về tương quan lãi suất. Theo đó, cần từng bước xóa bỏ sự bất hợp lý về việc gắn quá chặt đồng Việt Nam vào đô la Mỹ, trong khi ta có quan hệ thương mại trên 220 nước và vùng lãnh thổ, đã ký hiệp định thương mại song phương với 86 nước mà tiền của họ không phải là đô la Mỹ. Trước mắt, tiếp tục chuyển sang điều hành tỷ giá thực đa phương qua một số đồng ngoại tệ mạnh gồm: Đô la Mỹ, Đô la Singapore, Yên Nhật và Euro. Theo hướng này, cần thực hiện việc tính toán mức tỷ giá làm mục tiêu điều hành trên cơ sở mối quan hệ (mức độ gắn kết liên quan đến các quan hệ thương mại song phương) tiền tệ giữa đồng Việt Nam và các đồng tiền nêu trên. Sau khi xác định được “mức hợp lý” nêu trên (theo tiêu chuẩn cải thiện một bước khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam), ngân hàng Nhà nước sẽ lấy đó làm chuẩn điều hành mức tỷ giá cụ thể thông qua một số biện pháp như: quyền công bố tỷ giá của ngân hàng Nhà nước, mở rộng biên độ tỷ giá, kiểm soát ngoại tệ. Mặt khác, cần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, của nền kinh tế Việt Nam và tăng số lượng mặt hàng xuất khẩu có vai trò chi phối thị trường thế giới về thị phần và giá cả.
Thư tư, trong việc sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái, chúng ta nhấn mạnh đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và cải thiện cán cân thương mại là phù hợp. Đến nay mục tiêu đó đã đạt được. Trong thời kỳ tới, việc sử dụng chính sách tỷ giá cần
TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com