Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Lý luận về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
1.2.4. Các hình thức của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
Một là, chủ thể tham gia thanh toán kể cả pháp nhân và thể nhân đều phải mở tài khoản thanh toán tại ít nhất một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và đƣợc quyền lựa chọn, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản.
Hai là, số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải luôn dựa trên cơ sở số lƣợng và chấy lƣợng hàng hoá, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán, điểm cơ bản nhất là người mua phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc hạn mức thấu chi nếu có để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.
Ba là, người bán hay cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán; đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán.
Bốn là, trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán.
1.2.4. Các hình thức của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại
1.2.4.1. Thanh toán bằng Séc
Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, nó là một tờ lệnh vô điều kiện do khách hàng của Ngânhàng ký phát, ra lệnh cho ngân hàng thương mại trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Séc đƣợc sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ nộp thuế, trả nợ….
hoặc rút tiền tại các chi nhánh ngân hàng thương mại. Trong hình thức thanh toán bằng séc, việc trả tiền do người trả tiền khởi sướng và kết thúc bằng việc ghi số tiền trên tờ séc vào tài khoản của người nhận tiền.
Thời hạn xuất trình của tờ séc là trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát và thời gian thanh toán séc là 6 tháng kể từ ngày ký phát séc. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày lễ tết thì thời hạn đƣợc lùi vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày chủ nhật hoặc lễ tết đó.
Séc gồm hai phần: mặt trước và mặt sau. Ở mặt trước của tờ Séc bao gồm các yếu tố:
Số Séc
Chữ “Séc” đƣợc in phía trên tờ Séc
Người thụ hưởng
Số tiền xác định, đƣợc ghi bằng cả chữ và số
Địa điểm thanh toán
Ngày ký phát
Tên của người thanh toán
Chữ ký (có ghi rõ họ tên) của người ký phát
Mặt sau của tờ Séc đƣợc dùng để ghi nội dung chuyển nhƣợng.
- Một số loại Séc thường dùng + Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là tờ séc do chủ tài khoản ký phát hành và trực tiếp giao cho người thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình, nhưng khả năng thanh toán của nó phụ thuộc vào số dƣ trên tài khoản thanh toán tiền gửi của người ký phát.
+ Séc bảo chi
Séc bảo chi là loại séc được ngân hàng thương mại bảo đảm khả năng chi trảbằng cách trích trước số tiền ghi trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền vay, để lưu ký trên một tài khoản riêng nhằm đảm bảo thanh toán cho tờ séc, séc bảo chi được sử dụng trong trường hợp hai bên mua - bán không tín nhiệm nhau trong thanh toán. Khách hàng muốn sử dụng séc bảo chi phải lập các liên uỷ nhiệm chi (kèm theo chuyển khoản nếu bảo chi thường xuyên) gửi vào NH. Sau khi kiểm tra các yếu tố hợp lệ ngân hàng thương mại tiến hành trích chuyển tài khoản đóng dấu bảo đảm chi trả lên tờ séc chuyển khoản và trả lại cho khách hàng.
+ Séc lĩnh tiền mặt
Séc lĩnh tiền mặt là loại séc chỉ dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi khách hàng mở tài khoản. Séc dùng để lĩnh tiền mặt không có hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc không có chữ
“chuyển khoản” ở mặt trước tờ séc.
1.2.4.2. Thanh toán bằng lệnh chi - uỷ nhiệm chi
Lệnh chi hay uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền do chủ tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng thương mại để yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi hay lệnh chi đƣợc áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ hoặc chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán tại một chi nhánh ngân hàng thương mại hoặc giữa các chi nhánh, cùng hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước. Trong vòng một ngày làm việc khi nhận đƣợc uỷ nhiệm chi ngân hàng phải thực hiện ngay yêu cầu đó của chủ tài khoản, nếu uỷ nhiệm chi hợp lệ và số dƣ trên tài khoản đủ để thực hiện. Đây là hình thức thanh toán đơn giản, nhanh chóng nên nó thường chiếm tỷ trọng lớn.
- Các trường hợp sử dụng uỷ nhiệm chi
+ Sử dụng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi để thanh toán số tiền đã muadịch vụ,hàng hoá: khi thực hiện số tiền của lệnh chi đƣợc chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.
+ Sử dụng trực tiếp lệnh chi (hay còn gọi là uỷ nhiệm chi) để chuyển tiền theo tên người thụ hưởng: chuyển trả vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc trả cho người thụ hưởng qua tài khoản “chuyển tiền phải trả”.
+ Chủ tài khoản sử dụng lệnh chi (hay còn gọi là uỷ nhiệm chi) để chuyển tiền đề nghị các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình phát hành séc chuyển tiền cầm tay.
1.2.4.3. Thanh toán bằng nhờ thu - uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm do khách hàng lập theo mẫu của ngân hàng để uỷ nhiệm cho ngân hàng thương mại thu hộ tiến từ bên chi trả sau khi đã cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Khi nhận đƣợc giấy ủy nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc ngân hàng thương mại phục vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền cho bên thụ hưởng để hoàn tất thanh toán.
1.2.4.4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng thương mại
Thẻ ngân hàng thương mại là một trong số các công cụ thanh toán do ngân hàng thương mại phát hành theo đúng quy định và bán cho người sử dụng để trả tiền dịch vụ, hàng hoá và các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động.
Có rất nhiều cách phân loại tuy nhiên theo tính chất thanh toán thì thẻ ngân hàng bao gồm:Thẻ ghi nợ; Thẻ tín dụng; Thẻ rút tiền mặt.
Người sử dụng thẻ: là người trực tiếp mua thẻ tại ngân hàng thương mại hoặc người được chuyển nhượng thẻ và dùng thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ.
Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ có thể là các doanh nghiệp, cá nhân đã cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người sử dụng thẻ.
1.2.4.5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác - Hình thức thanh toán thư tín dụng
Thƣ tín dụng là hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên bán và mua trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả phù hợp với giá trị hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký.
- Mã QR
Mã QR là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh Quick response code đƣợc hiểu là “Mã phản hồi nhanh” hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix- barcode). Đây là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể đƣợc đọc bởi một máy đọc mã vạch hay điện thoại thông minh có chức năng chụp ảnh và đã đƣợc cài đặt ứng dụng chuyên biệt để quétvà đọc mã vạch.
Mua sắm trên di động ngày một gia tăng, các đơn vị bán lẻ vẫn không ngừng tìm kiếm các phương thức thanh toán tiện lợi, tích hợp được ngay trên di động, giúp đem lại sự thuận tiện tốt nhất cho người mua sắm. Một trong những cách tốt để thực hiện thanh toán di động tại cửa hàng là sử dụng mã QR. Tất cả những gì khách hàng cần là một chiếc smartphone có camera và cài đặt ứng dụng cho phép quét, lưu trữ và chia sẻ mã QR.
Có thể chia ra làm 2 loại mã QR code nhƣ sau:
+ Quét mã QR Code cá nhân
Khi thanh toán tiền hàng cho khách, nhân viên thu ngân sẽ nhập số tiền cần thanh toán. Sau đó, khách hàng sẽ show mã QR trên ứng dụng của mình, nhân viên thu ngân sẽ quét mã QR đó và khấu trừ tiền trong tài khoản. Tất nhiên, mã QR của khách hàng phải đƣợc kết nối đến tài khoản ngân hàng, hoặc sử dụng mã QR cá nhân sẵn có trong ứng dụng Mobile Banking của mình.
+ Quét mã QR Code cửa hàng
Trong trường hợp này, nhà bán lẻ sẽ có sẵn một mã QR tại quầy thu ngân (hoặc trong hóa đơn thanh toán) và người mua hàng sẽ quét mã đó bằng ứng dụng quét mã QR trên thiết bị của mình. Tiếp tục nhập số tiền phải trả và hoàn tất thanh toán. Hầu hết các chuỗi bán lẻ thời trang, ăn uống, đồ gia dụng hiện nay đều đang áp dụng cách thức thanh toán này. Rất nhanh và tiện lợi cho khách hàng.
- Internet banking
Dịch vụ Internet Banking là một trong số các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, ngân hàng điện tử của các ngân hàng. Dịch vụ này đƣợc sử dụng trên các thiết bị nhƣ là điện thoại, laptop, máy tính bàn có kết nối mạng internet.
Việc đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking vô cùng đơn giản, thủ tục lại nhanh chóng. Khách hàng có thể đăng ký sử dụng thông qua các cách sau:
+ Đến trực tiếp phòng giao dịch để đăng ký đƣợc sử dụng dịch vụ Internet Banking theo mẫu thông tin của ngân hàng.
+ Gửi thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking theo mẫu hướng dẫn thông qua website của ngân hàng đối với những ngân hàng mới hỗ trợ hình thức này.
Sau đăng ký khách hàng sẽ đƣợc nhân viên ngân hàng hỗ trợ để việc đăng ký sử dụng dịch vụ đƣợc hoàn thành nhanh nhất. Đăng ký sau hoàn thành có thể thực hiện đƣợc những giao dịch ngân hàng nhƣ quy định của ngân hàng dành cho dịch vụ Internet Banking.
- Ví điện tử
Ví điện tử là một tài khoản online, nó có chức năng thanh toán trực tuyến, giúp khách hàng thanh toán một sốloại phí trên Internet như cước viễn thông, tiền điện, tiền nước, khách hàng cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử bằng ví này.