GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
2.3.1 Khái quát tình hình tài sản cố định
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc tăng cường trang bị kỹ
thuật, máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất sẽ giúp công ty giảm được phần lớn số lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
TSCĐ trong công ty hình thành chủ yếu do mua sắm, tự xây dựng bằng các nguồn như: Ngân sách, vốn chủ sở hữu...TSCĐ là hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể tồn tại dưới giá trị hình thái được sử dụng để thực hiện một hoặc một số
chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong doanh nghiệp TSCĐ còn là thước đo trình độ quản lý của doanh nghiệp, nó khẳng đinh uy thế, quy mô, và tiềm lực vốn của doanh nghiệp.
Kế toán TSCĐ phải thực hiện tốt các yêu cầu sau
- Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời về số hiện có tình hình tăng giảm TSCĐ. Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như việc sử dụng TSCĐ ở các bộ phận.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp. Đồng thời tính toán và phân bổ
kịp thời chính xác chi phí khấu hao vào các đối tượng sử dụng.
- Phản ánh kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
- Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quy trình thanh lý, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
- Lập báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và
bảo quản các loại tài sản.
2.3.1.2 Phân loại TSCĐ
Để thuận tiện cho việc tính và phân bổ khấu hao, việc hình thành nguồn vốn khấu hao để đầu tư TSCĐ, công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện.
TSCĐ hữu hình: Là các TSCĐ có hình thái vật chất do công ty nắm giữ để
sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Gồm có: Văn phòng, máy vi tính, ô tô, xưởng sản xuất, dây truyền sản xuất....
TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do Công ty nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Gồm có: phần mềm kế toán, các quy trình công nghệ sản xuất Giày....
2.3.1.3 Tình hình quản lý TSCĐ
Mọi TSCĐ trong công ty phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liên quan). TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh giá và có thẻ riêng được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng theo dõi trong sổ theo dõi TSCĐ.
Mỗi TSCĐ phải được theo dõi theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị
còn lại ghi trên sổ kế toán:
Nguyên giá:
Nguyên giá
TSCĐ
= Giá mua ghi trên hoá đơn
+ Chi phí mua TSCĐ
+ Chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có)
- Các khoản giảm trừ
Mức khấu hao năm
( quý, tháng ) =
=
Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Thời gian sử dụng (năm, quý, tháng)
(nếu có) Giá trị còn lại:
Giá trị còn lại của TSCĐ
= Nguyên giá
TSCĐ - Giá trị hao
mòn luỹ kế
Giá trị hao mòn:
Đầu mỗi quý phòng kỹ thuật thiết bị tính toán và xây dựng kế hoạch sửa chữa vàbảo dưỡng TSCĐ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và có hiệu quả.
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, công ty phải tiến hành kiểm kê TSCĐ.
Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có các biện pháp xử lý.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng cần sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tùy theo quy mô, tính chất công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản thích hợp.