GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
2.4.1 Một số quy định về tiền lương của công ty
Trong sản xuất kinh doanh một yếu tố không thể thiếu là nguồn nhân công, đó là chi phí về lao động sống để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị sử dụng.
Chi phí đó được thể hiện dưới dạng tiền công hay còn gọi là tiền lương. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà chi phí tiền lương chiếm tỷ lệ nhất định trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi công ty đều có một quy định về chế độ tiền lương ngoài việc tuân thủ các qui định chung của Nhà nước.
* Một số quy định về tiền lương tại Tổng công ty như sau:
- Tổng quỹ lương phụ thuộc vào doanh thu hàng năm.
- Tại văn phòng công ty tiền lương được trả theo chức danh và công việc đang đảm nhiệm theo biên chế các phòng ban nghiệp vụ.
- Tại các xí nghiệp, chủ yếu trả theo lương theo hệ số bậc thợ, tay ghề. Hội đồng quản trị quyết định hệ số lương.
- Tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, nghỉ lễ, nghỉ phép tính theo lương và
phụ cấp hiện hưởng
- Tiền lương nghỉ theo chế độ: Nghỉ ốm, trợ cấp tai nạn lao động, các khoản trích nộp theo lương, trợ cấp thôi việc …, thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và căn cứ thanh toán là Lương cấp bậc trích nộp bảo hiểm xã hội.
- Tiền lương trích nộp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ) như sau:
Mức đóng BHXH: 26%, trong đó người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%
Mức đóng BHYT: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%
Mức đóng BHTN: 2%, trong đó người lao động đóng 1%, đơn vị đóng 1%
Mức đóng KPCĐ: 2% (Đơn vị đóng hết)
- Việc tăng lương cơ bản cho CBCNVđược thực hiện 01 năm/ lần (Xét duyệt vào trung tuần tháng 12 hàng năm và áp dụng ngay cho tháng 1 năm sau)
Mức tăng lương được chia làm 3 mức: 5%LCB, 10%LCB, 15%LCB
Số lượng CBCNV được tăng lương hàng năm tùy vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của công ty nhưng không vượt quá 50% tổng số CBCNV.
- Nếu trả lương không đúng chế độ hoặc không đủ chứng từ phải có trách nhiệm hoàn trả công ty.
Các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
+ Bảo hiểm xã hội (BHXH): là số tiền được trích để trả cho người lao động khi họ về hưu, đau ốm, tử tuất, ...
+ Bảo hiểm y tế (BHYT): là số tiền doanh nghiệp phải trích và trả cho người lao động khi họ ốm đau, thai sản, ...
+ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những người bị mất việc mà đáp ứng đủ các yêu cầu theo Luật định.
+ Kinh phí công đoàn (KPCĐ): được trích nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động về công đoàn trong doanh nghiệp.
Phụ cấp: là khoản tiền doanh nghiệp trả thêm cho người lao động khi họ làm việc trong những điều kiện đặc biệt, ví dụ điều kiện về môi trường làm việc, điều kiện về không gian, điều kiện về thời gian...
Tiền thưởng: là khoản tiền người lao động được trả thêm nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Ch
ứ ng t ừ s ử d ụ ng:
Quy trình luân chuyển chứng từ về tiền lương
Người thực hiện Lưu đồ quá trình Mô tả
Kế toán tiền lương (1)
Kế toán trưởng,Giám đốc (2)
Kế toán thu chi (3)
Tính lương Ký duyệt Lập phiếu chi
- Thực hiện thanh toán lương, thưởng, các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty; đồng thời lập bảng biểu phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội.
- Mở sổ thanh toán lương cho từng cán bộ công nhân viên theo bộ phận, phòng ban, sổ tổng hợp thanh toán lương.
- Thực hiện việc ghi chép kế toán tiền lương, khoản trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Bảng chấm công (Mẫu số 01a – LĐTL) + Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02 – LĐTL)
+ Bảng phân bổ tiền lương và Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương (Mẫu số 10 – LĐTL)
+ BHXH (Mẫu số 11 – LĐTL)
Thủ quỹ, công nhân viên (4)
Kế toán (5)
C
ụ th ể h ó a quy tr ì nh:
+ Căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tiền lương tính lương công nhân viên.
+ Sau đó chuyển bảng lương cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt.
+ Sau khi được ban giám đốc duyệt chi lương, chuyển cho kế toán thu chi lập phiếu chi.
+ Thủ quỹ xuất quỹ tiền mặt chi lương cho công nhân viên theo bảng lương.
Sau đó chuyển bảng lương cho kế toán lưu giữ.
* Hình thức trả lương của công ty
Tại công ty Cổ Phần Cao Su Hà Nội tiền lương của công nhân viên được trả
theo 2 hình thức: tiền mặt và trả lương qua thẻ ATM.
Công ty tính lương phải trả cho CBCNV theo lương thời gian. Hình thức trả
lương này dựa vào thời gian, thang bậc lương của người lao động. Hàng ngày, mỗi người được theo dõi kỹ về mặt thời gian qua bảng chấm công. Cuối tháng kế toán tiền lương tổng hợp lại để làm căn cứ tính lương.
Lương thời gian được tính theo công thức sau:
Tiền lương thực lĩnh
của một người = Tổng tiền
lương + Các khoản
phụ cấp - Các khoản giảm trừ Giao nhận tiền
theo bảnglương Lưu chứng từ
Tổng tiền lương
Lương cơ bản + Tiền trách nhiệm
Ngày công chuẩn trong tháng
Số công thời gian thực tế trong tháng + Tiền trách nhiệm: Tùy thuộc vào vị trí quản lý trong Công ty, và được quy định trong quy chế chi trả thu nhập của Công ty.
+ Ngày công chuẩn phụ thuộc vào số ngày trong một tháng. Ví dụ: tháng 10 có 31 ngày – 4 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn trong tháng sẽ là 27. Tháng 11 có 30 ngày – 4 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn sẽ là 26 ngày.
- Các khoản phụ cấp bao gồm:
+ Phụ cấp trách nhiệm
+ Phụ cấp điện thoại, nhà ở, phương tiện + Phụ cấp lễ
+ Phụ cấp thâm niên + Phụ cấp chuyên cần - Các khoản giảm trừ bao gồm:
+ Tạm ứng + Thu ăn ca
+ BHXH, BHYT, BHTN