Quy trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần cao su hà nội (Trang 55 - 61)

GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ

2.5 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

2.5.4 Quy trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất

* Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.

* Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, hóa đơn giá trị gia tăng,…

* Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản CP NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí.

* Sổ sách kế toán - Sổ cái TK 621, ...

* Quy trình hạch toán:

Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu, các bộ phận sẽ lập phiếu đề nghị xuất kho, sau khi được thông qua, bộ phận kho sẽ tiến hành xuất kho, chứng từ được sử dụng trong trường hợp này đó là phiếu xuất kho.

Trên phiếu xuất kho, cột đơn giá và thành tiền bộ phận kho không ghi mà sẽ do bộ phận kế toán ghi. Đơn giá xuất kho của nguyên vật liệu được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đối với nguyên vật liệu sau khi mua được sử dụng ngay cho sản xuất mà không qua kho thì đơn giá được xác định theo giá thực tế. Căn cứ vào số nguyên vật liệu thực xuất, thủ kho ghi vào sổ tay kho.

Định kỳ, bộ phận kho gửi phiếu xuất vật tư lên phòng kế toán. Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ, kế toán nguyên vật liệu có trách nhiệm vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Lúc đó kế toán chỉ ghi số lượng nguyên vật liệu xuất dùng còn đơn giá và thành tiền thì sau khi tính ra giá bình quân sẽ ghi sau.

Đơn giá

bình quân = Số lượng tồn đầu kì + Số lượng nhập trong kì Giá trị tồn kho đầu kì + Giá trị nhập trong kì

Giá trị vật liệu

xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho * Đơn giá bình quân Công thức tính:

Cuối tháng, sau khi tính ra được đơn giá bình quân vật tư, kế toán ghi đơn giá cũng như thành tiền vào sổ chi tiết nguyên vật liệu của từng loại vật tư được xuất dùng.

Căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến xuất nguyên vật liệu cho sản xuất đã được kế toán nguyên vật liệu cập nhật vào phần mềm kế toán, kế toán giá

thành sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu sau đó thiết lập các bút toán kết chuyển chi phí NVLTT, máy tính sẽ tự động kết chuyển và ghi sổ cái, sổ chi tiết liên quan.

2.5.4.2 Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)

* Khái niệm và đặc điểm

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Khoản lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ

và các khoản phụ cấp mang tính chất lương và các khoản đóng cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định trên số tiền lương của công nhân sản xuất.

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK 622 “ Chi phí NCTT”.

* Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu báo làm thêm giờ

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Các chứng từ khác có liên quan

* Sổ sách kế toán - Sổ cái TK 622, ...

* Quy trình hạch toán

Căn cứ vào các chứng từ và số liệu kế toán liên quan đến tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân trực tiếp sản xuất đã được kế toán tiền lương cập nhật trong phần mềm kế toán, kế toán giá thành sẽ tiến hành đối chiếu, kiểm tra sau đó thiết lập bút toán kết chuyển, máy tính sẽ tự động kết chuyển và ghi vào các sổ cái, sổ chi tiết của TK 622.

* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng tại công ty

+ Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán định khoản.

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334: Lương, tiền ăn ca, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp.

+ Trích nộp các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT tính vào chi phí của công ty kế toán định khoản.

Nợ TK 622 : Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Có TK 3382: Kinh phí công đoàn

Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội.

Có TK 3384: Bảo hiểm y tế

Có TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp 2.5.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, tiền ăn ca của công nhân sản xuất, nhân viên phân xưởng.

Giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp riêng cho từng phân xưởng.

* Chứng từ và sổ sách sử dụng - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

- Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường - Sổ cái TK 627

* Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

Chi phí SXC bao gồm:

* Chi phí nhân viên phân xưởng

Bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng, nhân viên phục vụ sản xuất.

Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng cũng được hạch toán tương tự như kế toán CP NCTT.

Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng như sau:

Nợ TK 627:

Có TK 334:

* Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ

Vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất ở các phân xưởng như khuôn, quần áo bảo hộ, khẩu trang,... Căn cứ vào bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán tổng hợp xác định được giá trị vật liệu, công cụ

dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng sản xuất và tập hợp chi phí vật liệu, công cụ

dụng cụ dùng cho phân xưởng vào chi phí sản xuất chung

* Chi phí khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được tạo ra.

Khấu hao là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ. Vì TSCĐ được đầu tư mua sắm để sử dụng nên được hiểu như một lượng giá trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích.

Công ty thực hiện việc khấu hao cho TSCĐ theo quyết định 203/2009 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính.

Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, TSCĐ được tính khấu hao hàng tháng và phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng.

Tài sản cố định sử dụng ở bộ phận nào thì được tính khấu hao và tính vào chi phí của bộ phận đó, đối với các tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất tại các phân xưởng thì được tính vào chi phí sản xuất chung của các phân xưởng đó.

* Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác

Chi phí dịch vụ mua ngoài tính vào chi phí sản xuất chung gồm: Tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại. Chi phí bằng tiền khác như: Giao dịch, tiếp khách tại phân xưởng,...

Giá trị VLC

trong SPDD =

Giá trị VLC xuất dùng

Số lượng thành phẩm + Số lượng SPDD

x Số lượng SPDD

Để tập hợp khoản chi phí này, kế toán căn cứ vào các chứng từ như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường hay các sổ sách có liên quan.

* Quy trình hạch toán

Căn cứ các chứng từ, số liệu kế toán liên quan đến chi phí sản xuất chung như: tiền ăn ca, điện nước, tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng, các khoản trích theo quy định, ... Kế toán giá thành sẽ thiết lập các bút toán kết chuyển chi phí, máy tính sẽ tự động kết chuyển chi phí và lên sổ cái TK 627.

2.5.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ sẽ được tập hợp hết cho sản phẩm.

Để theo dõi tình hình tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản “ Chi phí sản xuât – kinh doanh dở dang”- TK154.

Sau khi kế toán giá thành tập hợp chi phí và thiết lập các bút toán kết chuyển tự động thì máy tính sẽ kết chuyển chi phí NVL TT, chi phí NCTT và chi phí SXC vào TK154

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty cổ phần cao su hà nội (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w