Dạy học kỹ thuật thể thao

Một phần của tài liệu Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển quảng ninh (Trang 29 - 37)

Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Cơ sở lý luận về kỹ thuật thể thao

1.4.1. Dạy học kỹ thuật thể thao

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, ở nước ta đã có một số sách lý luận về phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, bắt đầu đề cập tới lý luận dạy kỹ thuật thể thao. Trước tiên các tác giả xác định nhiệm vụ và đặc điểm của dạy học động tác kỹ thuật thể thao [4], [39], [67].

Trong quá trình dạy học các động tác, người ta thường phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

Tạo một “vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo, cao hơn.

Dùng làm các bài tập “dẫn dắt” hoặc như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.

Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực hoạt động khác.

Tính chất của các nhiệm vụ và đặc điểm của các động tác cần học đã chi phối đặc điểm quá trình dạy học.

Thực hiện các nhiệm vụ có độ khó khác nhau cần thời gian khác nhau.

Ngoài ra đặc điểm của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào độ phức tạp về cấu trúc của các động tác cần học. Trong đó, độ phức tạp trước tiên được xác định bởi số lượng các cử động và giai đoạn tạo nên động tác đó: thứ hai, bởi các yêu cầu về độ chính xác của các động tác trong không gian, theo thời gian và theo mức độ gắng sức; thứ ba, bởi các năng lực phối hợp vận động ở mỗi giai đoạn hay ở toàn động tác… bởi tính đơn giản hay phức tạp trong cấu trúc nhịp điệu của động tác; thứ tự, bởi mức tham gia của các cơ chế tự động bẩm sinh hay vừa tiếp thu được.

Độ phức tạp về cấu trúc động tác còn phụ thuộc không nhỏ vào sự lựa chọn phương pháp chủ đạo trong dạy học động tác. Ví dụ, người ta chọn cách học nguyên vẹn các động tác tương đối đơn giản, còn động tác phức tạp thì thường học theo từng phần rồi ghép dần chúng thành động tác hoàn chỉnh.

Các đặc điểm về mối liên quan giữa các giai đoạn chuẩn bị, cơ bản và kết thúc của động tác cũng có ý nghĩa. Trong một số trường hợp, có thể bắt đầu học từ phần cơ bản (ví dụ: giậm bật trong nhảy cao); trong các trường hợp khác – từ phần chuẩn bị (ví dụ: bắt đầu tăng đà và chuyển thành chống gập thân khi dạy động tác lên gập duỗi từ tư thế chống trên xà kép). Đôi khi, lại học giai đoạn kết thúc trước (ví dụ: rơi xuống nhẹ nhàng khi dạy cho trẻ nhỏ tập nhảy) [67].

Đặc điểm dạy học động tác cũng phụ thuộc nhiều vào đặc điểm biểu hiện, mức độ của các tố chất thể lực khi thực hiện chúng. Với các động tác không đòi hỏi cao về các tố chất thể lực (như một số động tác cơ bản), thì không cần thiết phải sử dụng các bài tập chuẩn bị phát triển sơ bộ các tố chất thể lực cần thiết. Ở đây cũng nên dùng các phương pháp tập luyện ổn định lặp lại. Nhưng với các động tác đòi hỏi cao về sức mạnh, sức nhanh… (chạy trên cự ly trong thời gian ngắn nhất, nhảy cao tối đa…) thì việc dạy học các động tác càng phải gắn với giáo dục các tố chất thể lực tương ứng. Tức là cần phải có một hệ thống các bài tập chuẩn bị thể lực trước. Lúc này, các kỹ xảo vận động được hình thành, hoàn thiện và biến dạng căn cứ vào mức độ phát triển các tố chất thể lực và ở những giai đoạn nhất định còn cần được đổi mới về kỹ thuật (ví dụ: thay đổi kiểu nhảy cao khi đã đạt được một mức độ cần thiết và phát triển các năng lực sức mạnh, tốc độ).

Cũng có những động tác đòi hỏi phải có tính biến dạng cao trong dạy học như các môn bóng và các môn đối kháng cá nhân (vật, quyền anh, đấu kiếm). Ở

đây việc dạy học động tác nhằm bảo đảm được những mối liên hệ tối ưu giữa các yếu tố làm cho các kỹ xảo vận động củng cố và các yếu tố làm tăng tính biến đổi hợp lý trong các điều kiện, tình huống thay đổi không ngừng [67].

Cơ chế và các quy luật hình thành kỹ năng và kỹ xảo vận động là cơ sở xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác.

Quá trình dạy học các động tác:

Giai đoạn dạy học ban đầu.

Giai đoạn dạy học đi sâu.

Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện.

Trong những năm gần đây, lý luận dạy học kỹ năng vận động đã được nhiều tác giả hoàn thiện và bổ sung. Trước tiên, các tác giả hoàn thiện về mục đích, nhiệm vụ và căn cứ dạy học kỹ năng vận động.

Mục đích dạy học kỹ năng là “truyền thụ kỹ năng vận động và giáo dục con người”, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.

Các nhiệm vụ của dạy học kỹ năng vận động là:

Nắm vững tri thức cơ bản của thi đấu, kỹ thuật cơ bản và kỹ năng cơ bản (3 thứ cơ bản).

Nắm vững phương pháp thi đấu (giáo dục, huấn luyện, thi đấu, hồi phục và đánh giá), bồi dưỡng năng lực thi đấu (tự học, huấn luyện, thi đấu, tự hồi phục, tự đánh giá).

Sửa chữa động tác sai, cải tiến động tác, cố gắng nâng cao tính hiệu quả và tính kinh tế của động tác.

Dưới tiền đề sáng tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật và chiến thuật.

Tiến hành giáo dục sức khỏe và giáo dục nhân văn cho VĐV.

Trong dạy học kỹ năng cho VĐV, ngày nay đặc biệt chú ý phát huy tính tự giác và sáng tạo của vận đông viên.

Những căn cứ dạy học kỹ năng vận động:

Những căn cứ sinh học [2], [10], [61], [88]:

Quá trình hình thành kỹ năng vận động. Đây là một hệ thống của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện theo các giai đoạn: nhận thức, phân loại, củng cố và tự động hóa.

Quy luật chuyển dịch kỹ năng vận động: chuyển dịch kỹ năng vận động là sau khi học một kỹ năng, tiếp tục học kỹ năng vận động khác có thể gây nên tác động ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cự. Trong trường hợp này, HLV phải có cách tận dụng sự chuyển dịch ảnh hưởng có lợi cho kỹ thuật mới hoặc phát triển tố chất thể lực mới.

Những căn cứ tâm lý học:

Xây dựng động cơ học kỹ năng vận động chính xác.

Gây hứng thú, thỏa mãn nhu cầu dạy và học, chú ý tích lũy tri thức.

Tạo các phản xạ có điều kiện.

Những căn cứ xã hội học:

Tích cực cải thiện quan hệ giữa dạy và học: cải thiện quan hệ cộng tác;

hài hòa giữa người và người; hợp lý hóa mối quan hệ tổ chức.

Thỏa mãn nhu cầu của xã hội

Nhấn mạnh tinh thần phối hợp nhóm.

Nguyên tắc dạy học là những phép tắc cơ bản của các quy luật đặt ra trong quá trình dạy học căn cứ vào mục đích dạy học và kỹ năng vận động.

Giá trị chủ yếu của nguyên tắc dạy học là giúp HLV có căn cứ chủ yếu để chỉ đạo công tác giảng dạy. Các nguyên tắc dạy học kỹ năng vận động chủ yếu bao gồm:

Nguyên tắc tư duy kết hợp với thao tác. Đây là nguyên tắc khác biệt với các phương pháp giảng dạy nói chung. Khi dạy và học kỹ năng vận động, VĐV không chỉ thao tác kỹ thuật động tác mà còn được HLV hướng dẫn tư duy và giải thích những vấn đề có liên quan về sinh cơ, sinh lý, sinh hóa và đặc điểm cá nhân, đặc điểm môn thể thao.

Nguyên tắc trực quan: là nguyên tắc tận dụng triệt để phương pháp giảng dạy trực quan để tăng tính tư duy và thực tiễn tích cực của VĐV. Đây là nguyên tắc quán triệt từ khi bắt đầu giảng dạy động tác tới khi hoàn thiện và nâng cao chất lượng, thực hiện động tác mang tính sáng tạo.

Nguyên tắc kết hợp thích ứng lượng vận động với thực tế cá thể VĐV.

Đây là nguyên tắc dạy kỹ năng vận động kết hợp sắp xếp lượng vận động thích hợp với cá thể VĐV về trí lực, thể lực, tâm lý để nâng cao chất lượng kỹ thuật vận động. Nguyên tắc này cũng được ứng dụng vào thực tế ngay từ khí bắt đầu dạy kỹ năng vận động tới khi VĐV có thể thực hiên kỹ năng vận động một cách sáng tạo.

Nguyên tắc kết hợp nắm vững kết cấu với bồi dưỡng năng lực: đây là nguyên tắc giúp cho VĐV nắm vững tri thức và kỹ năng của kết cấu động tác

cơ bản, đồng thời chú trọng bồi dưỡng những năng lực đột xuất cá biệt của VĐV.

Nguyên tắc sáng tạo: đây là nguyên tắc dạy học kỹ năng vận động khuyến khích sự sáng tạo của VĐV và tư duy nhận thức về kỹ năng động tác nhằm hoàn thiện ở mức độ cao nhất về chất lượng động tác kỹ thuật kết hợp với chiến thuật.

Nguyên tắc thực sự cầu thị: đây là nguyên tắc trên cơ sở nắm vững động tác nhất định, tiếp tục cầu thị gia cố thêm để kỹ thuật động tác trở nên ổn định ở trình độ cao. Trong khi thực hiện nguyên tắc này chú trọng đòi hỏi tính chính xác cao và hoàn thiện từng chi tiết kỹ thuật động tác, ứng dụng tốt trong thực tiễn thi đấu.

Sự lựa chọn phương pháp dạy học phụ thuộc vào đối tượng và nội dung, nhưng cũng có thể có những phương pháp dạy học chung giống như những quy luật của dạy học.

Dưới đây xin trình bày phương pháp dạy học kỹ năng vân động chung cần vận dụng thích hợp với từng đối tượng, từng nội dung dạy học khác nhau.

Có thể định nghĩa về phương pháp dạy học kỹ năng vận động nói chung là, phương pháp hoạt động về nhận thức và thực tiễn của HLV và VĐV cần thực hiện đề hoàn thành nhiệm vụ dạy học vận động chung. Giá trị của phương pháp dạy học kỹ năng vận động bao gồm: thực hiện mục tiêu dạy học, bồi dưỡng năng lực. Các phương pháp dạy học kỹ năng vận động nói chung bao gồm những phương pháp chủ yếu dưới đây [51], [67], [89]:

Phương pháp dạy học vận động (phương pháp hướng dẫn dạy học vận động). Đây là phương pháp do HLV chỉ dạy cho VĐV học kỹ thuật, chiến thuật bao gồm: Phương pháp ngôn ngữ (phương pháp giảng giải, phương pháp bình luận giá trị từng ngôn ngữ); phương pháp trực quan (phương pháp thị phạm động tác, phương pháp thị phạm so sánh, phương pháp giáo cụ trực quan như xem hình vẽ, kết cấu…); phương pháp hiệu chỉnh (hiệu chỉnh

nguyên nhân cơ bản dẫn đến động tác sai, hiệu chỉnh cụ thể về mục đích, mức độ trực quan, tăng cường bảo hộ, cải thiện hoàn cải môi trường tập luyện);

phương pháp dẫn chứng (dẫn chứng điển hình, có trọng điểm…); phương pháp quan trắc video hoặc mô hình hóa bằng phần mềm vi tính [7], [35], [58].

Phương pháp học vận động: Phương pháp học vận động là phương pháp học tập và tự học của VĐV dưới sự chỉ đạo của HLV. Bao gồm [60]:

Phương pháp tập luyện tưởng tượng. Đây là phương pháp trước khi VĐV thực hiện động tác kỹ thuật cần hồi tưởng lại những lời giảng giải, những chi tiết động tác kỹ thuật, sự phối hợp kỹ thuật hoặc chiến thuật đã được HLV chỉ dạy để đảm bảo tốt hiệu quả.

Phương pháp hoàn chỉnh và phương pháp phân giải: phương pháp hoàn chỉnh là phương pháp tập luyện của VĐV không gián đoạn từ đầu đến kết thúc kỹ thuật. Phương pháp phân giải là phân tích kỹ thuật hoàn chỉnh ra làm nhiều khâu, nhiều chi tiết kỹ thuật để tập. Ngay cả khi đã hoàn thiện kỹ thuật, nếu cần vẫn phải tập nâng cao chất lượng của một khâu hay một kỹ thuật đơn lẻ nào đó trong toàn bộ kỹ thuật hoàn chỉnh.

Phương pháp tự đọc: đây là phương pháp tự VĐV tìm tư liệu để tự đọc, tìm hiểu thêm nguyên lý kỹ thuật.

Phương pháp quan sát: đây là phương pháp quan sát các kỹ thuật mẫu mực của VĐV trình độ cao khác để ứng dụng thích hợp cho mình.

Phương pháp sáng tạo: đây là phương pháp do VĐV căn cứ quy luật, nhiệm vụ và đặc điểm của mình để tập luyện mang tính sáng tạo, đặc biệt khi ứng dụng kỹ - chiến thuật vào thực tiễn thi đấu.

Khi dạy học kỹ thuật vận động, HLV và VĐV phải đặc biệt chú trọng tới ý tưởng giáo dục con người: giáo dục lý tính, ý chí; giáo dục sự đam mê bằng những phương pháp như thảo luận, hỗ trợ, chú trọng hành vi….Giáo dục con người có quan hệ chặt chẽ với nâng cao trình độ văn hóa thể thao thành tích cao [30].

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng vận động có rất nhiều, ở đây chỉ trình bày khái quá một số nhân tố chính [78], [79], [84]:

Tính chủ động học tập: đây là mức độ ảnh hưởng về trình độ nhận thức và trạng thái tâm lý của VĐV. Vận động viên có động cơ học tập tốt, có ý chí học tập ngoan cường dễ có tính chủ động học tập. Quá trình học tập có tính chủ động cao sẽ đem lại hiệu quả tốt.

Tham số sinh vật học: Tham số sinh vật học đối với VĐV bao gồm thứ nhất; kỹ năng vận động nếu có tức là mức độ tồn tại của các tham số kỹ năng trong hệ thống thần kinh trung ương của VĐV; thứ hai, tố chất di truyền trong đó có năng lực học tập, cũng liên quan tới năng lực tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương. Năng lực tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương quyết định sự thích ứng của VĐV đối với môi trường học tập.

Tính nhạy cảm đối với điều kiện học tập ban đầu: ngay từ đầu nếu thiếu tính nhạy cảm, không nhìn nhận chính xác đối với các điều kiện, hành vi, nhận thức, sẽ ảnh hưởng lớn tới tư duy của cả quá trình học tập.

Quan hệ giữa lượng và chất: cũng như quy luật trong triết học, quá trình học tập kỹ năng vận động cũng là quá trình tích lũy về lượng, luyện tập nhiều loại hình động tác, lặp đi lặp lại nhiều lần, kiên trì luyện tập, cuối cùng mới có thể đảm bảo thực hiện kỹ năng vận động với chất lượng tốt.

Nhạy cảm của lứa tuổi và cơ cấu thần kinh: Hubel và Wiesel cho rằng.

Học tập có thể phát sinh sự đột biến, nhưng ở động vật chỉ thường thấy sự đột biến nhạy cảm nhất ở thời kỳ sau khi sinh không lâu. Do vậy huấn luyện sớm, khi hệ thần kinh trung ương đang hoàn thiện, rất có lợi cho học tập kỹ năng vận động. Nhưng đối với từng môn thể thao, thời điểm huấn luyện chuyên môn hóa sớm vẫn còn là vấn đề cần thảo luận thêm.

Tất nhiên còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới quá trình học tập kỹ năng vận động như nhiệt độ, trạng thái kích thích, biến đổi nhịp sinh học trong ngày, tháng, năm…

Một phần của tài liệu Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển quảng ninh (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w