2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
(1) Lực bóp tay thuận (kG).
Mục đích: Đo sức mạnh cơ cẳng tay.
Dụng cụ đo là lực kế bóp tay.
Quy trình đo: Cầm lực kế bóp tay ở tư thế gập cánh tay vuông góc, khuỷu tay áp sát sườn, lòng bàn tay hướng vào trong cơ thể, điều chỉnh cá lực kế phù hợp với tay nắm. Khi đo bóp với lực mạnh nhất và giữ khoảng 5s, chỉ dùng lực cánh tay, không dùng lực toàn thân (cơ thể không chuyển động).
Mỗi VĐV bóp hai lần mỗi lần cách nhau 15s.
Tính điểm: Lấy kết quả của lần bóp tốt nhất. Đơn vị tính bằng (Kg).
(2) Bật cao tại chỗ (cm).
Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát chân.
Quy trình thực hiện: Trước tiên các VĐV đo chiều cao 2 tay giơ lên cao áp tường, đánh dấu mốc đầu ngón tay, sau đó hạ thấp trọng tâm để lấy đà và bật mạnh, tay duỗi càng cao càng tốt và chạm vào thước đo ở vị trí cao nhất.
Mỗi VĐV thực hiện 3 lần.
Tính điểm: Thành tích bằng chiều cao bật với (lần bật tốt nhất) trừ đi chiều cao với. Đơn vị tính bằng (cm).
(3) Cơ lưng 20s (Back strength test, số lần tối đa).
Cơ lưng - Back strength test đánh giá sức mạnh cơ lưng. Cơ lưng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cột sống ổn định và đề phòng chấn thương vùng thắt lưng.
Thiết bị: phòng sạch sẽ thoáng mát; thảm; Người trợ giúp.
Quy trình thực hiện: Đối tượng kiểm tra nằm sấp trên thảm, tay đặt ở sau gáy. Chân của đối tượng được người trợ giúp ép chặt trên thảm. Khi đối tượng đã sẵn sàng ra lệnh thực hiện ưỡn thân lên trên, sau đó hạ xuống mặt thảm. Tính số lần thực hiện tối đa trong 20s.
(4) Chạy 20m xuất phát cao (s).
Mục đích: Đánh giá tốc độ và sự nhanh nhẹn.
Trang thiết bị: Trên sân bóng rổ, ta kẻ đường chạy 20m từ vạch xuất phát tới vạch đích có khoảng an toàn sau vạch đích. Đồng hồ bấm giây hay thiết bị đo tốc độ.
Quy trình thực hiện: VĐV đứng tại vạch xuất phát, khi nghe tín hiệu
“sẵn sàng, chạy” VĐV xuất phát nhanh chóng lao về đích đồng hồ bấm dừng khi thân người qua vạch đích. Mỗi VĐV thực hiện 3 lần.
Tính điểm: Kết quả được tính bằng thành tích tốt nhất. Đơn vị tính:
Giây (s), lấy 2 số lẻ.
(5) Chạy con thoi 4 x 10 m (s).
Mục đích: Dùng để đánh giá năng lực phối hợp vận động.
Yêu cầu về sân tập dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10m x 1,25m, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu.
Đường chạy bằng phẳng, không trơn, tốt nhất là trên nền đất khô. Hai đầu đường chạy có khoảng trống dài ít nhất 10m để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đối tượng điều tra về đích.
Đối tượng kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh: Vào chỗ - Sẵn sàng - Chạy, giống như thao tác đã trình bày trong chạy 20 mét XPC.
Khi chạy đến vạch 10 m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức quay ngoắt toàn thân vòng ngược lại, chạy nhanh về vạch xuất phát, khi một chân chạm vạch xuất phát thì quay lại chạy như lần đầu. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường với 2 vòng và 3 lần quay đầu.
Xác định thành tích: Khi kiểm tra viên xuất phát hô dứt khẩu hiệu
“chạy” thì kiểm tra viên ở đích bấm đồng hồ tính thời gian bắt đầu, khi ngực hoặc vai của đối tượng kiểm tra chạm mặt phẳng đích (ở vòng chạy cuối cùng) thì bấm dừng đồng hồ, xác định thành tích, đọc cho thư ký ghi vào biên bản kiểm tra. Thành tích được xác định đến 1/100s.
(6) Test Cooper (m).
Mục đích: Đánh giá sức bền chung (ưa khí), đồng thời làm cơ sở đánh giá VO2max. Chạy trong thời gian 12 phút trên đường chạy của sân vận động hay đường chạy bằng phẳng khác, độ dài đường chạy 400m, chia mỗi đoạn 100m.
Các bước tiến hành: Khởi động 5 - 10 phút trước khi chạy. Cho lệnh xuất phát, có thể một hay từng nhóm chạy (nếu mệt thì đi bộ) trong thời gian 12 phút. Đo quãng đường VĐV đã chạy được.
Quãng đường càng dài thì năng lực hoạt động thể lực càng tốt. Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper [53]:
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper của các lứa tuổi
Tuổi Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Kém
Nam 15 - 16 >2800m 2500 - 2800m 2300 - 2499m 2200 - 2299m <2200m Nữ 15 - 16 >2100m 2000 - 2100m 1700 - 1999m 1600 - 1699m <1600m Nam 17 - 19 >3000m 2700 - 3000m 2500 - 2699m 2300 - 2499m <2300m Nữ 17 - 20 >2300m 2100 - 2300m 1800 - 2099m 1700 - 1799m <1700m
Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper sử dụng cho VĐV có đẳng cấp Nam >3700m 3400 - 3700m 3100 - 3399m 2800 - 3099m <2800m
Nữ >3000m 2700 - 3000m 2400 - 2999m 2100 - 2399m >2100m (7) Chạy chữ T (s).
Mục đích: Đánh giá khả năng chuyển hướng nhanh chóng.
Trang thiết bị: Đồng hồ bấm giây, cọc giới hạn, chuẩn bị đường chạy như hình vẽ. Quy trình thực hiện: VĐV đứng chuẩn bị tại (A) chạy nhanh tới (B), tay chạm đáy cọc, trượt phòng thủ nhanh tới (C), tay chạm đáy cọc, mặt vẫn hướng về phía trước. Sau đó trượt nhanh về (D) tay chạm đáy cọc; trượt nhanh về (B), tay chạm đáy cọc rồi chạy lui về (A). Tính điểm: Mỗi VĐV thực hiện hai lần lấy thành tích lần tốt nhất: Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ.
C B D
5m 5m
10m
Xuất phát - Đích A
Hình 2.1. Test chạy chữ T Các test chuyên môn.
(1) Dẫn bóng tốc độ 20m (s).
Mục đích: Đánh giá tốc độ và khả năng khéo léo trong dẫn bóng.
Chuẩn bị: Bóng rổ chuẩn, đồng hồ bấm giây và sân bóng rổ có vạch giới hạn là 20m, có khoảng an toàn ở sau vạch đích.
Quy trình thực hiện: VĐV cầm bóng đứng tại vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh dẫn bóng thật nhanh về đích. Chú ý: Khi dẫn bóng không phạm luật dẫn bóng và dẫn càng ít càng tốt.
Mỗi VĐV dẫn 2 lần và lấy thành tích cao nhất. Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ.
(2) Dẫn bóng luồn 5 cọc (s).
Đích Xuấtphát
Hình 2.2. Dẫn bóng luồn 5 cọc
Mục đích: Kiểm tra tốc độ và khả năng linh hoạt trong dẫn bóng chuyển hướng.
Dụng cụ: Bóng rổ chuẩn, đồng hồ bấm giây, và 6 cọc như hình vẽ.
Quy trình thực hiện: VĐV cầm bóng đứng tại vạch xuất phát. Khi nghe tín hiệu “dẫn” VĐV bắt đầu dẫn bóng qua các cọc theo chiều mũi tên như minh họa trong hình vẽ cho tới đích. VĐV phải dẫn bóng không phạm luật, không được 2 lần dẫn bóng, mỗi VĐV thực hiện 3 lần.
Tính điểm: Thành tích tính bằng trung bình kết quả của 2 lần thực hiện sau. Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ.
(3) Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s (điểm).
Mục đích: Kiểm tra kỹ năng và sức bền chuyên môn chuyền bóng.
Quy trình thực hiện: VĐV đứng sau vạch giới hạn tại điểm đối diện với A như hình vẽ. Khi nghe tín hiệu “chuyền”, VĐV chuyền bóng tới (A), di chuyển bắt bóng và chuyền mạnh tới (B), và tiếp tục cho tới (F). Tại (F) bóng được chuyền hai lần rồi quay về tiếp tục chuyền tới (A). Mỗi VĐV thực hiện trong ba lần, trong quá trình thực hiện chỉ dùng kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực, không được dẫm vạch. Hình 2.3.
Tính điểm: Thành tích tính bằng trung bình kết quả của hai lần thực hiện sau. Trong đó, một lần chuyền trúng đích được tính 2 điểm, chuyền không trúng đích (phải chạm tường) được tính 1 điểm, tính tổng điểm.
6,7m 0,61m
A 0,61m C E
D F
1,52 0,91
m m
2,44 m Bắt đầu
Hình 2.3. Di chuyển chuyền bóng trong 30s (4) Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s).
Mục đích kiểm tra: Đánh giá khả năng khéo léo phối hợp vận động của VĐV trong khi dẫn bóng và kết thúc rổ.
Chuẩn bị: Sân bóng rổ, cọc dẫn bóng, đồng hồ bấm giờ.
Quy trình thực hiện: VĐV cầm bóng đứng tại vạch xuất phát như hình vẽ, khi có hiệu lệnh VĐV dẫn bóng luồn qua các cọc kết thúc rổ lần lượt theo quy định, kết thúc 5 lần lên rổ thì dừng lại. Mỗi VĐV thực hiện 2 lần và lấy thành tích cao nhất.
Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ. Hình 2.4.
Hình 2.4. Dẫn bóng số 8 lên rổ (5) Test Suicides Drill (s).
Test Suicides Drill (s): Nhằm kiểm tra sức bền chuyên môn trong chạy tăng tốc, giảm tốc, dừng nhanh và chuyển hướng.
Trang thiết bị: Đặt trên sân bóng rổ các cọc hiệu như sơ đồ hình Quy trình thực hiện: VĐV đứng ở đường biên cuối sân, khi nghe tín hiệu: “Sẵn sàng, chạy”, VĐV chạy nhanh tới vạch ném phạt đầu tiên (5,8 m) rồi lập tức quay chạy nhanh về điểm xuất phát, lại chạy nhanh tới đường giữa sân (14 m), chạy quay về điểm xuất phát, rồi chạy tới đường ném phạt sân trên, sau đó chạy quay về điểm xuất phát, rồi chạy tới đường cuối sân trên, và chạy nhanh về vị trí xuất phát. Hình 2.5.
Mỗi VĐV thực hiện ba lần, quãng nghỉ là hai phút. Tính thành tích trung bình của kết quả 3 lần thực hiện. Đơn vị tính: Giây (s), lấy 2 số lẻ.
Xuất phát
Đích
Hình 2.5. Di chuyển test Suicides Drill
(6)Tại chỗ nhảy ném 3 điểm, 10quả × 3lần (chính diện, chếch 450 trái, phải (quả vào).
Mục đích: Đánh giá độ ổn định kỹ thuật và sức bền chuyên môn.
Chuẩn bị: Sân bóng, bóng rổ tiêu chuẩn và người phục vụ.
Quy trình thực hiện: VĐV trước khi vào kiểm tra được khởi động ném rổ trước từ 5 - 10 phút. Bắt đầu kiểm tra VĐV đứng vào vạch ném 3 điểm;
thực hiện ném rổ liên tục 10 quả x 3 lần, bằng 1 tay (Chính diện, trái, phải 450). Khi ném rổ có người phục vụ. Thư ký ghi lại số quả vào rổ.