Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện (sức mạnh tốc độ) làm cơ sở nâng cao năng lực ném rổ từ xa
3.1.1. Lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ vận động viên Đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh
3.1.1.1. Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu, test
Trong qui trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV. Đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV nói chung một mặt cần lưu ý đến các chỉ số chịu sự tác động của di truyền như: phản xạ vận động, lực cơ tương đối, nhịp tim tối đa, lượng ôxy hấp thụ tối đa tương đối với trọng lượng cơ thể, hô hấp tế bào, các chỉ số chuyển hóa yếm khí, mặt khác cần quan tâm đến một số các chỉ tiêu chịu ảnh hưởng của môi trường của giáo dục, huấn luyện nhiều như: lực cơ tuyệt đối, tần số động tác, các tố chất vận động cơ bản [6], [26], [36], [62].
Khi đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV cấp cao trong huấn luyện, chúng ta nhất định phải định lượng được những thành tố bên trong cơ thể, đó là các chỉ tiêu y sinh gồm hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ đồng thời xác định những thành tố biểu hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào những thời điểm sung mãn nhất tức là trước khi thi đấu [61], [63], [71], [84].
Phát triển sức mạnh tốc độ là nói đến những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (chức năng và cấu trúc) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện và biểu hiện ở năng lực vận động cao hay thấp. Huấn luyện thể thao gây ra hàng loạt biến đổi về trạng thái cơ năng của các hệ thống trong cơ thể.
Những biến đổi này được dùng làm chỉ tiêu sinh lý về trình độ sức mạnh tốc độ. Khi phát triển sức mạnh tốc độ của VĐV cần phải chú ý các vấn đề sau đây [94], [95], [96]:
Đặc điểm cơ thể: cần phải phân biệt rõ đặc điểm cơ thể VĐV và điểm đặc trưng của một số môn thể thao.
Đặc điểm các môn thể thao: chức năng tim mạch và hô hấp của VĐV chạy cự ly trung bình thay đổi nhiều so với VĐV chạy cự ly ngắn, bởi vì khi VĐV hoàn thành khối lượng vận động giống nhau, phản ứng chức năng cơ thể có khác nhau. Ví dụ: khi chạy 100m dung tích sống của VĐV chạy cự ly dài tăng không lớn lắm, nhưng hiệu suất sử dụng oxy cao hơn VĐV chạy cự ly ngắn.
Đặc điểm số năm tập luyện: Tham gia tập luyện năm đầu, VĐV có trình độ huấn luyện nhất định, một vài chỉ tiêu sinh lý không phản ánh trình độ huấn luyện như các chỉ tiêu sự biến đổi tổ chức xương, xương to, chất lượng tăng… Đều phải trải qua 3 - 5 năm sau mới biểu hiện rõ.
Đặc điểm “Tính biến dị của chỉ tiêu sinh lý”: Cơ thể VĐV có một số chỉ tiêu sinh lý được cải thiện tương ứng với trình độ huấn luyện thể thao. Ví dụ: Khối lượng tim, chu kỳ tim kéo dài hay rất ngắn… Khi trình độ huấn luyện được duy trì ở mức cao và khi dừng tập luyện, hoặc trình độ huấn luyện giảm thì các chỉ tiêu đó cũng giảm theo.
Đặc điểm nhịp sinh học: Trạng thái chức năng của các hệ thống cơ quan cơ thể luôn chịu ảnh hưởng của môi trường và chúng dao động theo chu kỳ.
Ví dụ: chúng chịu ảnh hưởng của mùa, thời tiết. Như vậy chức năng cơ thể trong điều kiện thời gian khác nhau có sự thay đổi theo nhịp sinh học. Do vậy, muốn đánh giá trình độ huấn luyện, chúng ta phải suy xét đến các nhân tố toàn diện, không thể đi đến kết luận nóng vội trong thời điểm nào đó.
Khi biện luận về hiệu quả huấn luyện phải phân tích tổng hợp toàn diện các chỉ tiêu sinh lý, về cấu trúc hình thể, về cấu tạo thời gian sinh học, phải
xem thành tích thể thao và trình độ kỹ thuật… phải kết hợp các test y sinh học và các thử nghiệm sư phạm mới có thể đánh giá được tương đối chính xác sức mạnh tốc độ của VĐV. Để đánh giá sức mạnh tốc độ đạt kết quả cao, các nhà khoa học thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp kiểm tra y sinh;
phương pháp kiểm tra tâm lý; phương pháp kiểm tra sư phạm [10], [20], [24].
Áp dụng phương pháp kiểm tra y sinh nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của cơ thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá sức mạnh tốc độ có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Để đánh giá chính xác mức độ phát triển về giải phẫu và chức năng các cơ quan của cơ thể VĐV cần phải tiến hành cả trạng thái nghỉ ngơi và vận động, đặc biệt là trạng thái vận động gắng sức tối đa [9], [24], [61].
Phương pháp kiểm tra y sinh ở trạng thái nghỉ: Đặc điểm giải phẫu và chức năng các cơ quan như hệ vận động, hô hấp, tim mạch trong trạng thái nghỉ. Các chỉ số và chỉ tiêu y sinh của trình độ luyện tập ở trạng thái nghỉ cần được kiểm tra bao gồm:
Các chỉ tiêu và các chỉ số về thể hình: Việc kiểm tra các chỉ tiêu thể hình khi đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV, thường không có ý nghĩa lớn như khi tuyển chọn ban đầu. Tuy nhiên, đây cũng là việc cần thiết, nhất là đối với VĐV ở tuổi cơ thể còn đang phát triển. Với đối tượng này, các kết quả kiểm tra sẽ cho biết cơ thể của VĐV có phát triển có phát triển đúng qui luật chung hay không, có đúng với yêu cầu đặc thù của môn thể thao là môn chuyên sâu của VĐV hay không? Các kích thước liên quan đến tổ chức mềm (cơ bắp) có thể phản ánh tác động của huấn luyện khá nhạy bén. Ví dụ, không thể khẳng định công tác huấn luyện là tốt khi các chỉ số chu vi các chi, hiệu số vòng ngực khi hít vào hết sức và thở ra hết sức, hiệu số vòng cánh tay khi co cứng và thả lỏng đều giảm…
Các chỉ tiêu, chỉ số về giải phẫu và chức năng sinh lý: Đặc biệt là chức năng cung cấp và vận chuyển oxy của hệ hô hấp, hệ tim mạch và máu.
Các chỉ số sinh hóa: Men LDH; Nội tiết tố (Testosterone, Cortisol);
Axid lactic; chuyển hóa năng lượng lúc nghỉ.
Phương pháp kiểm tra y sinh ở trạng thái hoạt động định lượng:
Hoạt động định lượng là một hoạt động tiêu chuẩn, chúng ta thường gọi là hoạt động chuẩn. Trong hoạt động chuẩn, tất cả các VĐV tham gia kiểm tra đều thực hiện một bài tập có quy trình giống nhau (các test công năng tim, hô hấp). Khi thực hiện hoạt động định lượng, phản ứng của cơ thể thể hiện một phần trình độ tập luyện của VĐV đó. Ví dụ, khi hoạt động định lượng, VĐV có trình độ tập luyện cao hơn thường có nhịp tim thấp hơn (chậm hơn) so với VĐV có TĐTL thấp hơn. Chức năng hô hấp, tim mạch của VĐV có trình độ cao thường thích nghi với hoạt động cơ bắp tốt hơn so với VĐV có trình độ thấp. Chính vì vậy, việc xác định các chỉ số y sinh ở trạng thái hoạt động định lượng là những thông tin có giá trị so sánh để đánh giá trình độ tập luyện VĐV. Các bài tập kiểm tra trong trạng thái hoạt động định lượng hay được áp dụng trong phòng thí nghiệm và trên hiện trường tập luyện hiện nay là: Bài tập đứng lên - ngồi xuống (công năng tim); Bước bục (step – test Harward);
Test PWC 170; Test Cooper (Chạy 12 phút) [24], [53], [72].
Như vậy, sức mạnh tốc độ là phức hợp các yếu tố về đặc điểm sinh lý, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật. Trong khuôn khổ luận án chỉ theo dõi, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến thành tích thể thao của môn bóng rổ, bao gồm: hình thái, chức năng (y sinh), tố chất thể lực (sư phạm).
Trong đó nhóm chỉ tiêu chịu sự tác động của quá trình huấn luyện như sức mạnh tốc độ (sư phạm), là những biến đổi bên ngoài, phản ánh những biến đổi bên trong của các chức năng sinh lý, được phân loại và xây dựng chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV. Nhóm tiêu chí cũng có ảnh hưởng quan trọng đến thành tích thi đấu nhưng không đề cập nghiên cứu là nhóm các
tiêu chí kỹ chiến thuật, tâm lý, vì quá trình nghiên cứu liên quan đến sinh cơ học và đòi hỏi phải có thiết bị chuyên biệt. Vì vậy, lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh (U19), phải đảm bảo các nguyên tắc [7], [24], [35]:
Nguyên tắc 1: Các test lựa chọn phải đánh giá căn bản toàn diện sức mạnh tốc độ của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.
Nguyên tắc 2: Các test phải đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu.
Nguyên tắc 3: Hình thức tổ chức đo đạc, kiểm tra đơn giản, phù hợp điều kiện thực tiễn và trình độ chuyên môn của HLV.
Lộ trình lựa chọn test được thực hiện như sau:
Bước 1: Lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, thông qua nhiều công trình liên quan.
Bước 2: Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test lựa chọn.
Bước 3: Xây dựng tiêu chuẩn phân loại và bảng điểm đánh giá tổng hợp sức mạnh tốc độ của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hóa sâu (các chỉ tiêu sư phạm).
3.1.1.2. Tổng hợp các chỉ tiêu, test (y sinh, sư phạm)
Trong quá trình tiến hành trắc đạt (đo lường) phải dựa vào các thang giá trị. Để thể hiện được những nội dung cơ bản này thường phải sử dụng biện pháp kỹ thuật định lượng gọi là phép đo lường [7]. Đo lường là cách thu được sự miêu tả các chỉ tiêu, các test đánh giá bằng số về mức độ một VĐV đạt được một đặc trưng nhất định.
Các chỉ tiêu, test đánh giá khi lựa chọn chỉ tiêu, test ngoài các kiểm định về độ tin cậy, tính thông báo của test ra thì việc lựa chọn các nhóm chỉ tiêu, test sử dụng trong đánh giá phải dựa trên nguyên tắc: (1) Dễ tiến hành đo lường; (2) Có thể so sánh và đánh giá [7].
Trong điều kiện hiện nay thì việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật để đo lường hiện đại đã mang một ý nghĩa riêng và cho phép xác định chính xác các thông số cần đo. Từ những cơ sở lý luận được phân tích và tổng hợp, xác định 3 tiêu chí sau để chọn lựa chọn các chỉ tiêu, test:
(1) Các test được lựa chọn để đánh giá sức mạnh tốc độ được tổng hợp từ các nguồn tư liệu có uy tín và có độ tin cậy.
(2) Phần lớn các test đánh giá có thể thu thập kết quả nhờ các phương tiện kiểm tra có độ chuẩn xác cao.
(3) Có thang điểm hay kết quả tương đồng với đối tượng nghiên cứu để có thể so sánh.
Hiện nay các hệ thống (các test) đánh giá năng lực vận động ở nước ngoài và trong nước rất phong phú, đa dạng, đơn cử nước ngoài có các tác giả:
Aulic (1982) [1], Harre. D (1966) [15], Philin.VP (1996) [51], Portnova.Iu (1997) [54], Pete Astand, PO, Rodahl (2000) [86], Hứa Phổ [52], M.Daxưorơxki (1987) [40]. Trong nước có các tài liệu của tác giả: Lê Nguyệt Nga, Lê Quý Phượng, Nguyễn Thế Truyền [46], [53], [72]
Riêng hệ thống test đánh giá trong môn bóng rổ phải kể đến Lê Nguyệt Nga (2004) [46], Lưu Thiên Sương (2004) [60], Đặng Hà Việt (2008) [83], Phạm Văn Thảo (1998) [64], Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Thảo (2002) [70], Nguyễn Văn Hải (2012) [20], Đinh Quang Ngọc (2011) [48], Bùi Quang Hải (2009) [16], Nguyễn Văn Hải (2013) [21]
Kết quả bước đầu đã xác định được hệ thống các chỉ tiêu, test có thể dùng để đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hoá sâu, trình bày ở bảng 3.1, gồm:
Các chỉ tiêu hình thái: Chiều cao đứng (cm); Cân nặng (kg); Rộng bàn tay (cm) ; Dài bàn tay (cm); Dài sải tay (cm).
Các test sinh lý: Công năng tim (HW); Test Wingate VO2max.
Các test tâm lý vận động: Test phản xạ đơn; Test phản xạ phức (phản xạ lựa chọn); Thăng bằng, đứng một chân kiễng, nhắm mắt (kiểm tra khả năng cân bằng của cơ thể, tính giây).
Các test thể lực: Lực bóp bàn tay thuận (kG); Bật cao tại chỗ (cm);
Nằm ngửa gập bụng (số lần/30s); Chạy 20m xuất phát cao (s); Chạy con thoi 4 x 10 m (s); Test Cooper (m); Chạy chữ T (s).
Các test chuyên môn: Dẫn bóng tốc độ 20m; Dẫn bóng luồn 5 cọc (s);
Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s; Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần; Test Suicides Drill (Sức bền chuyên môn); Tại chỗ nhảy ném 3 điểm, 10quả x 3lần chính diện, chếch 450 trái, phải (quả vào).
Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu, test làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh (U19)
TT Chỉ tiêu, test Nguồn tài liệu
Hình thái, chức năng
1 Chiều cao đứng (cm) [18] [20] [27] [46] [53] [63] [85]
2 Trọng lương cơ thể (kg) [18] [20] [27] [46] [63] [85]
3 Chỉ số Quetelet (g/cm) [18] [20] [27] [46] [63] [85]
4 Dài bàn tay (cm) [20] [32] [46] [85]
5 Rộng bàn tay (cm) [20] [32] [64] [85]
6 Dài sải tay (cm) [20] [32] [64] [85]
7 Mạch yên tĩnh (lần /ph) [20] [46] [64] [78]
8 Huyết áp (mmHg) [46] [53] [64] [85]
9 Máu (HC, BC, Hb) [46] [53] [96]
10 Công năng tim (HW) [18] [46] [53]
11 Dung tích sống (ml) [27] [46] [53]
12 DTS tương đối (DTS/W) [27] [46] [53]
13 Test PVC 170 [27] [46] [53]
14 Test Wingat VO2 max [20] [53] [78]
15 Phản xạ đơn (mb/s) [18] [20] [46]
16 Phản xạ phức (mb/s) [18] [20] [46] [70]
17 Thăng bằng kiễng chân (s) [53] [78] [96]
Thể lực chung
18 Lực bóp tay thuận (kG) [20] [32] [47] [97]
19 Ngồi với (cm) [20] [32] [64] [78]
20 Dẻo gập thân (cm) [23] [32] [97] [97]
21 Cơ lưng 20s (lần) [23] [64] [70] [97]
22 Bật cao tại chỗ (cm) [1] [18] [20] [23] [27] [63] [70]
23 Bật xa tại chỗ (cm) [18] [20] [20] [23] [63] [78]
TT Chỉ tiêu, test Nguồn tài liệu 24 Bật xa 3 bước, tại chỗ (m) [2] [85] [98]
25 Nằm sấp chống đẩy (lần) [1] [23] [64] [97] [98]
27 Chạy 20m XPC (gy) [18] [20] [23] [63] [64] [78]
28 Chạy 30m XPC (gy) [20] [23] [98] [27]
29 Chạy 60 XPC (gy) [27] [32] [97]
30 Chạy con thoi 4x10m (s) [20] [23] [98]
31 Chạy 300-400m (s) [32] [63] [85]
32 Test Cooper (m) [20] [23] [27] [98]
33 Test chạy chữ T (s) [20] [23] [64] [78]
34 Test linh hoạt 505 (s) [20] [23] [91]
35 Test Suicides Drill (s) [20] [23] [78]
Tố chất thể lực -kỹ thuật
36 Dẫn bóng tốc độ 20m (s) [20] [23] [63] [91]
37 Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s [20] [23] [91]
(điểm)
38 Test Suicides Drill (s) [20] [23] [70] [78]
39 Tại chỗ nhảy 3 điểm 10quả x 3 lần (quả [23] [64]
vào)
40 Tại chỗ ném phạt 20 quả (quả vào) [20] [23]
Di chuyển bắt bóng dừng-ném rổ cự ly
41 trung bình 5 vị trí (2 quả/1 vị trí) (quả [23] [64]
vào)
42 Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s [20] [22]
(điểm)
43 Dẫn bóng tốc độ 27m lên rổ 10 lần (s) [32] [64] [70]
44 Dẫn bóng tốc độ thay đổi tay lần lượt [22] [64] [91]
ném rổ (2 tổ).
45 Ném rổ từ cự ly 5-6m. [23] [64] [91]
46 Ném rổ 1 tay trên cao 3,5 vị trí cự ly [32] [64] [91]
trung bình
47 Nhảy ném rổ 5 vị trí cự li trung bình mỗi [22] [91] [64]
vị trí 5 quả (quả vào)
48 Tại chỗ nhảy ném rổ 1 tray trên cao 20 [23] [64] [91]
quả (quả)
49 Dẫn bóng dọc sân lên rổ 4 lần (s) [23] [47] [64]
3.1.1.3. Khảo sát tính khả thi của các test
Việc xác định các chỉ tiêu, các test có tính khả thi, có độ tin cậy liên quan đến đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hóa sâu, được tiến hành thông qua phỏng vấn chuyên gia. Đối tượng phỏng vấn là 23 người, gồm các nhà khoa học, các chuyên gia, các HLV, giảng viên đang giảng dạy, huấn luyện về bóng rổ. Cơ
cấu thành phần đối tượng phỏng vấn: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ 07 người (30.4%), cán bộ giảng dạy, HLV 16 người (69.6%), thâm niên công tác trung bình 25.5 năm. Xem biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Đối tượng phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu, test đánh giá sức mạnh tốc độ cho VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh
Cách thức phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn bằng phiếu hỏi như sau:
Tiến hành phỏng vấn 2 lần (để làm tăng độ tin cậy và tính khách quan của kết quả phỏng vấn), thời gian cách nhau giữa 2 lần là 3 tuần.
Nội dung và cách trả lời ở 2 lần phỏng vấn đều được tiến hành như nhau: Lần phỏng vấn thứ nhất số phiếu phát ra là 25, thu về 23 phiếu (đạt 92,0%). Lần phỏng vấn thứ hai, số phiếu phát ra 25, thu về 20 phiếu (đạt 80,0%). Nội dung phỏng vấn là lựa chọn các chỉ tiêu, tets đánh giá sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu được được đánh giá theo 3 mức độ:
Ưu tiên 1: 3 điểm.
Ưu tiên 2: 2 điểm.
Ưu tiên 3: 1 điểm.
Kết quả ý kiến trả lời được quy thành tổng điểm, với điểm tối đa lần phỏng vấn 1 là 69 điểm, tối thiểu là 23 điểm. Điểm tối đa lần phỏng vấn 2 là 60 điểm, tối thiểu là 20 điểm.
Tổng hợp kết quả phỏng vấn và kiểm định kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 3.2.
LẦN 1 (n=23) LẦN 2 (n=20)
TT Chỉ tiêu, test ƯT1 ƯT2 ƯT3 Tổng % ƯT1 ƯT2 ƯT3 Tổng %
3đ 2đ 1đ 3đ 2đ 1đ
Hình thái, chức năng sinh ly
1 Chiều cao đứng (cm) 20 1 2 64 92.7 15 5 0 55 91.6
2 Trọng lương cơ thể (kg) 20 1 2 64 92.7 15 5 0 55 91.6
3 Chỉ số Quetelet (g/cm) 14 4 5 55 79.7 14 5 1 53 88.3
4 Dài bàn tay (cm) 20 1 2 64 92.7 15 5 0 55 91.6
5 Rộng bàn tay (cm) 14 4 5 55 79.7 14 5 1 53 88.3
6 Dài sải tay (cm) 20 1 2 64 92.7 15 5 0 55 91.6
6 Mạch yên tĩnh (lần /ph) 12 5 8 54 78.2 13 5 2 51 85.0
7 Huyết áp (mmHg) 15 8 0 61 88.4 10 5 5 45 75.0
8 Máu (HC, BC, Hb) 12 5 8 54 78.2 13 5 2 51 85.0
9 Công năng tim (HW) 12 4 7 51 73.9 18 2 0 58 96.6
10 Dung tích sống (ml) 20 1 2 64 92.7 14 2 4 50 83.3
11 DTS tương đối (DTS/W) 12 5 8 54 78.2 13 5 2 51 85.0
12 Test PVC 170 15 6 2 59 85.5 12 6 2 50 83.3
13 Test Wingat VO2 max 12 5 8 54 78.2 15 4 1 54 90.0
14 Phản xạ đơn (mb/s) 20 1 2 64 92.7 15 5 0 55 91.6
15 Phản xạ phức (mb/s) 20 1 2 64 92.7 15 5 0 55 91.6
16 Thăng bằng kiễng chân (s) 12 5 8 54 78.2 15 4 1 54 90.0
Tố chất thể lực chung
18 Lực bóp tay thuận (kG) 14 4 5 55 79.7 14 5 1 53 88.3