Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của vận động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển quảng ninh (Trang 82 - 88)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện (sức mạnh tốc độ) làm cơ sở nâng cao năng lực ném rổ từ xa

3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ của vận động viên Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh

Theo Macximeco. G (1980) [39], Aulic (1982) [1], mức độ phát triển các tố chất thể lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong đánh giá TĐTL của VĐV hầu hết các môn thể thao. Bên cạnh các yếu tố chức năng của cơ thể còn có các yếu tố tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền đặc trưng của môn thể thao chuyên sâu... Trong đó người ta quan tâm đến tố chất thể lực chuyên môn, là tố chất thể lực đặc trưng. Trong khuôn khổ luận án chỉ tập trung 6 test chuyên môn đặc trưng của bóng rổ (Tố chất thể lực - kỹ thuật):

Dẫn bóng tốc độ 20m (s).

Dẫn bóng luồn 5 cọc (s).

Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s.

Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần.

Test Suicides Drill (Sức bền chuyên môn).

Tại chỗ nhảy ném 3 điểm, 10quả × 3lần (chính diện, chếch 450 trái, phải (quả vào).

Bước 1: Kiểm định tính phân bố chuẩn của các test đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh.

Để kiểm định tính phân bố chuẩn (sai số tương đối của số trung bình) của kết quả kiểm tra các test đánh giá TĐTL VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hóa sâu, tiến hành xác định tính phân bố chuẩn thông qua các chỉ số về hệ số biến sai (Cv), sai số tương đối của số trung bình ().

Với lượng mẫu n< 50 cho phép sử dụng phương pháp Shapyro - Winky để đánh giá sự phù hợp với phân phối chuẩn của các tiêu chí dùng để xây dựng thang điểm. Lập giả thiết Ho về sự phù hợp phân bố của tập hợp mẫu với phân bố chuẩn. Đặt mức giá trị  = 0.05.

Sử dụng phần mềm SPSS để xác định độ phân phối chuẩn của mẫu tại menu Analyze - Descriptive Statistices - Frequencies. Kết quả xác định phân phối chuẩn qua trị số trung bình (mean), trung vị (mediane) gần bằng nhau và độ xiên (skewness) dao động từ (- 1) đến (+1) được coi như có phân phối chuẩn. Hoặc xác định tham số Sig có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa  = 0.05 được chấp nhận giả thiết Ho về sự phù hợp phân bố của tập hợp mẫu với phân bố chuẩn.

Qua kết quả thu được từ menu Analyze - Descriptive Statistices - Frequencies của phần mềm SPSS cho các giá trị của tham số trung bình (mean), trung vị (mediane), độ xiên (skewness) và tham số Sig (Significance), kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn tập hợp các tiêu chí tố chất thể lực - kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hoá sâu, trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro - Winky về tố chất thể lực VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh (n=9)

T Nội dung Trung vị Độ xiên

T (Median) (Skewness)

1 Lực bóp tay thuận (kg) 24.78 24.7 0.09

2 Bật cao tại chỗ (cm) 46.1 46 -0.03

3 Cơ lưng (lần/20s) 25.39 25 0.18

4 Chạy 20m XPC (s) 3.43 3.42 0.71

5 Chạy con thoi 4x10m (s) 10.89 10.77 0.48

6 Test Cooper (m) 2206.94 2235 0.07

7 Chạy chữ T (s) 11.09 11.08 1.13

8 Dẫn bóng tốc độ 20m (s) 4.15 4.2 -1.01

9 Dẫn bóng luồn 5 cọc (s) 10.88 10.76 1.24

10 Di chuyển chuyền bóng 30s 24.12 24.25 0.16

(điểm)

11 Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần 27.61 30.11 -0.73 (s)

12 Test Sucides Drill (s) 31.53 31.29 1.4

13 Tại chỗ ném 3 điểm, 10x3 2.67 3 -0.2

(quả vào)

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy, các giá trị trung bình và trung vị có khoảng cách gần bằng nhau, chỉ số độ xiên đều dao động trong khoảng (-1) đến (+1), tham số Sig (P) tất cả đều có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa  = 0.05.

Do vậy chấp nhận giả thiết Ho về sự phù hợp phân bố của tập hợp mẫu với phân bố chuẩn, cụ thể: Tất cả các test kiểm tra đánh giá đánh giá TĐTL (sư phạm) VĐV bóng rổ đội tuyển Quảng Ninh, lứa tuổi 15 - 16 giai đoạn chuyên môn hóa sâu, đều có kết quả tương đối tập trung Cv < 10%, sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho phép  < 0.05, chỉ tiêu Wtính (Shapyro - Winki) đều > Wbảng = 0.881 ở ngưỡng xác xuất p<0.05 [7], [35].

Từ những kết quả trên đây cho phép khẳng định, kết quả kiểm tra các test lựa chọn đều đảm bảo tính phân bố tương đối chuẩn của các số liệu khảo sát ở từng test đánh giá đánh giá TĐTL của Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh.

Bước 2: Xây dựng bảng điểm, điểm đánh giá tổng hợp TĐTL (sư phạm) VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh.

Theo quy tắc 2 xích ma (2δ), giá trị của các test được phân thành 5 mức:

Tốt, khá, Trung bình, yếu, kém như sau [7], [35]:

Tốt: > x + 2.

Khá: > + 1 đến + 2.

x x

Trung bình: Từ x - 1 đến Yếu: < x - 1 đến x - 2. Kém: < x - 2.

x+ 1.

Với những test mà kết quả lập test có số đo càng nhỏ càng tốt thì 5 mức trên sẽ xếp theo hướng ngược lại. Để thuận tiện cho việc lượng hóa các nội dung khác nhau trong quá trình đánh giá, phân loại khả năng tập luyện

của VĐV, luận án tiến hành phân loại kết quả theo từng chỉ tiêu tiêu thành 5 mức với quy ước như sau:

Xếp loại Tốt : Từ 9 đến 10 điểm.

Xếp loại Khá: Từ 7 đến < 9 điểm.

Xếp loại Trung bình: Từ 5 đến < 7 điểm.

Xếp loại Yếu: Từ 3 đến < 5 điểm.

Xếp loại Kém: Từ 1 đến < 3 điểm.

Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá về tố chất thể lực chuyên môn VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh

T Xếp loại

Tố chất thể lực Trung

T Tốt Khá Yếu Kém

bình

1 Dẫn bóng tốc độ <3.8 3.8- 3.95 3.96-4.27 4.28-4.42 >4.42 20m (s)

2 Dẫn bóng luồn 5 <9.92 9.92- 10.39- 11.33- >11.78

cọc (s) 10.38 11.32 11.78

Di chuyển 28.51- 26.31- 12.05-

3 chuyền bóng 30s(điểm) >28.51 26.32 21.91 19.71 <19.71 4 Dẫn bóng số 8 <28.79 28.79- 29.3-44.7 44.71- >30.81

lên rổ 5 lần (s) 29.29 30.81

5 Test Sucides <30.23 30.23- 30.77- 46.96- >32.37

Drill (s) 30.76 46.95 32.37

Tại chỗ ném 3

6 điểm, 10x3 (quả >3 3 2 1 <1

vào)

Bước 3: Xác định điểm đánh giá TĐTL thông qua các tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng.

Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL được coi như những tiêu chí quan trọng để VĐV tự đánh giá năng lực bản thân cũng như giúp HLV điều chỉnh, điều

khiển quá trình huấn luyện phù hợp định hướng của giai đoạn huấn luyện cho từng cá nhân VĐV.

Tiến hành lập thang điểm và bảng phân loại đánh giá các tiêu chí thể lực - kỹ thuật của VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh bằng thang độ C.

Bởi vì, khi xem xét tổng hợp nhiều tiêu chí với các đơn vị đo lường khác nhau thì dùng thang độ đánh giá là thuận tiện và phù hợp [7].

Để xác định mức độ thành tích của từng nội dung, và từng tiêu chí của VĐV được xác lập theo hệ thống điểm thang độ C. [7], [35]

Căn cứ vào giá trị trung bình ( ) và độ lệch chuẩn () tiến hành tính điểm theo thang độ C từng các chỉ tiêu nghiên cứu. Thang độ C là thang điểm chuẩn vì có sử dụng độ lệch chuẩn và điều kiện để lập thang điểm phải có tập hợp mẫu ở dạng phân phối chuẩn.

Bước 4: Xác định điểm tổng hợp TĐTL thông qua các tố chất thể lực - kỹ thuật.

Từ xác định thang điểm đánh giá TĐTL thông qua các tố chất thể lực chuyên môn đặc trưng TĐTL (sư phạm) VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh cho phép xây dựng bảng điểm đánh giá tổng hợp TĐTL (sư phạm) VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh với tổng điểm tối đa 60 điểm, tối thiểu là 6 điểm. Việc xác định khoảng cách điểm đánh giá giữa như sau:

X max  X

min n = 10.8

Khi đánh giá xếp loại tổng hợp TĐTL không tính tỷ trọng các yếu tố thành phần do quy luật bù trừ giữa các tố chất của từng VĐV.

Khi so chiếu giữa thành tích thực tế với điểm, sử dụng phương pháp tiệm cận, nghĩa là thành tích gần với điểm nào thì được phép sử dụng điểm đó làm điểm đánh giá.

Kết quả xây dựng bảng điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá TĐTL VĐV Đội tuyển nữ bóng rổ Quảng Ninh giai được trình bày ở bảng 3.6 và 3.7.

Bảng 3.6. Bảng điểm đánh giá tố chất thể lực chuyên môn VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh

T Test Điểm

T 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

Dẫn bóng

1 tốc độ <3.49 3.49 3.65 3.8 3.96 4.11 4.27 4.42 4.58 4.73 20m (s)

Dẫn bóng

2 luồn 5 cọc <8.99 8.99 9.46 9.92 10.39 10.85 11.32 11.78 12.25 12.71 (s)

Di chuyển

3 chuyền >32.91 32.91 30.71 28.51 26.31 24.11 21.91 19.71 17.51 15.31 bóng 30s

(điểm) Dẫn bóng

4 số 8 lên rổ <27.78 27.78 28.29 28.79 29.3 29.8 30.31 30.81 31.32 31.82 5 lần (s)

Test

5 Sucides <29.16 29.16 29.7 30.23 30.77 31.3 31.84 32.37 32.91 33.44 Drill (s)

Tại chỗ ném 3

6 điểm, >4.32 4.32 3.88 3.44 3 2.56 2.12 1.68 1.24 0.8 10x3 (quả

vào)

Bảng 3.7. Bảng điểm tổng hợp đánh giá tố chất thể lực – kỹ thuật VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh

TT Xếp loại Điểm

1 Tốt 49.3 - 60.0

2 Khá 38.5 - 49.2

3 Trung bình 27.7 - 38.4

4 Yếu 16.9 - 27.6

5 Kém 6.0 - 16.8

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy có nhiều thang chuẩn để đánh giá như thang chuẩn Z, thang chuẩn C, thang chuẩn T, ngoài ra trong thực tiễn còn sử dụng thang độ chuẩn H, thang chuẩn B, thang chuẩn E [7], [35].

Trong xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đánh giá TĐTL của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh được tiến hành đánh giá theo thang độ C vì là thang chuẩn được dùng khá phổ biến và để tiện so sánh, đối chiếu với các công trình liên quan. Việc xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá đánh giá TĐTL của VĐV Đội tuyển Bóng rổ nữ Quảng Ninh đã chứng minh rằng, một VĐV có năng lực tốt ở test này cũng có thể không có năng lực tốt ở test kia, vì các năng lực bù trừ lẫn nhau.

Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá TĐTL VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ Quảng Ninh đã đảm bảo lộ trình [7], [35]:

Giai đoạn 1: Lập thang đánh giá (được gọi là đánh giá trung gian).

Giai đoạn 2: So sánh thang điểm đã lập với các tiêu chí cũ để đánh giá tổng hợp.

Một phần của tài liệu Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển quảng ninh (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w