Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu thực trạng trình độ tập luyện (sức mạnh tốc độ) làm cơ sở nâng cao năng lực ném rổ từ xa
3.1.3. Đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của vận động viên Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh
Các tiêu chí chức năng sinh lý phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng hoạt động của các cơ quan chức năng như tuần hoàn hô hấp, năng lực vận chuyển hấp thụ oxy, tốc độ và dung lượng cung cấp năng lượng của cơ thể.
Các chức năng sinh lý tốt phản ánh công suất hoạt động của cơ thể càng cao [1], [24], [41]; [46].
Kết quả khảo sát đánh giá trạng sức mạnh tốc độ của VĐV Đội bóng rổ nữ Quảng Ninh là cơ sở đề xuất các bài tập thích hợp trong huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ và kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm) nói riêng của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh giai đoạn chuyên môn hóa sâu.
3.1.3.1. Thực trạng sức mạnh tốc độ dưới góc độ y sinh
Để đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV bóng rổ trong huấn luyện, cần thiết định lượng được những thành tố bên trong cơ thể, đó là các chỉ tiêu y sinh học, gồm hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ; làm cơ sở xác định những thành tố biểu hiện bên ngoài gồm các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực
chuyên môn, kỹ chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào những thời điểm sung mãn nhất tức là trước khi thi đấu [1], [5].
Trong quy trình đào tạo VĐV, việc đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao.
Trong đó, việc áp dụng phương pháp kiểm tra y - sinh nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng các cơ quan của cơ thể có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá sức mạnh tốc độ có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể. Để đánh giá chính xác mức độ phát triển về giải phẫu và chức năng các cơ quan của cơ thể VĐV cần phải tiến hành cả trạng thái nghỉ ngơi và vận động, đặc biệt là trạng thái vận động gắng sức tối đa [84], [89], [96].
Các giá trị về thực trạng hình thái, chức năng sinh lý VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Thực trạng các chỉ tiêu về hình thái chức năng sinh lý VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh (n=9)
TT Chỉ tiêu M X Cv Max Min
1 Chiều cao (cm) 165.78 1.72 0.77 0.01 169 163
2 Cân nặng (kg) 55.83 2.24 1 0.04 60.5 52.5
3 Rộng bàn tay (cm) 8.33 0.43 0.19 0.05 9 8
4 Dài bàn tay (cm) 18.17 0.66 0.3 0.04 19 17
5 Dài sải tay (cm) 167.44 5.08 2.27 0.03 176 159
6 Công năng tim (HW) 9.51 2.9 1.3 0.3 14.8 6.4
AC (Watt) 373.86 43.61 19.5 0.12 435.7 297.8
RAC 6.72 0.73 0.33 0.11 7.9 5.7
Test (W/kg)
Wigat PP (watt) 485.01 57.45 25.69 0.12 564.9 413.1
VO2max RPP 8.81 0.73 0.33 0.08 9.8 7.9
(W/kg)
AF (%) 40.31 9.96 4.45 0.25 52.5 24.2
Từ kết quả bảng 3.8 cho thấy:
Về hình thái:
Chiều cao trung bình của VĐV Đội tuyển nữ Bóng rổ Quảng Ninh là 165.78±1.72cm; Cân nặng trung bình 55.83±2.24kg; Rộng bàn tay trung bình 8.33±0.43cm; Dài bàn tay trung bình 18.17± 0.66cm và dài sải tay trung bình 167.44±5.08cm. So với VĐV Đội tuyển bóng rổ Hà Nội, VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh thấp hơn, 165.78±1.72cm so với 175.12 ±6.66cm.
Cân nặng cũng như chiều cao, là số đo thường được làm trong tất cả các điều tra cơ bản cũng như thường ngày. Trọng lượng cơ thể là chỉ tiêu có độ di truyền thấp: 68% đối với nam, 42% đối với nữ [2], [62].
Cân nặng của một người nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao. Một người được đảm bảo dinh dưỡng tốt sẽ tăng cân, do đó cân nặng nói lên phần nào trình độ thể lực. Trong độ tuổi đang phát triển, trọng lượng có vai trò để đánh giá mức độ phát triển thể lực của mỗi người. Trọng lượng cơ thể phản ánh sự phát triển của hệ vận động, đặc biệt là khối lượng cơ bắp. Vì vậy trong một giới hạn cho phép trọng lượng cơ thể cao thì khả năng hoạt động thể lực càng tốt.
Chỉ số Quetelet dùng thương số Nặng (g)/Cao (cm). Đây là tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao của một người. Nói một cách khác chỉ số cho biết sức nặng của một đơn vị chiều cao (cm) của một người. Ở mỗi giai đoạn huấn luyện khác nhau thì độ ảnh hưởng của chỉ số hình thái đối với TĐTL chung cũng khác nhau.
Ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa chỉ số Quetelet có tỷ lệ ảnh hưởng lớn nhất sau đó giảm dần và ở giai đoạn hoàn thiện thể thao thì giảm xuống mức độ thấp nhất [1], [2], [62]. Chỉ số Quetlet của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, là 321.71±18.63; so với chuẩn ở mức gầy. Cho thấy chỉ số này phù hợp với quy luật phát triển mạnh về chiều cao ở độ tuổi thanh thiếu niên [53].
Theo Trịnh Hùng Thanh (2002), VĐV bóng rổ cần có chiều cao, vì đây là chỉ số đặc trưng hết sức quan trọng trong bóng rổ. Chiều cao cơ thể có liên quan đến biên độ thi đấu của mỗi đội. Các đấu thủ ở vị trí trung phong thường cao hơn các đấu thủ ở các vị trí khác. Cấu trúc somaty hình thể đấu thủ bóng rổ theo phương pháp Buknak-Sendon ở dạng trung mô - ngoại mô, tức là xu hướng phát triển chiều cao [61].
Xem xét tổng thể cấu trúc hình thái cơ thể VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh thông qua các chỉ số về hình thái phù hợp với môn bóng rổ. Với độ tuổi U19 dự báo chiều cao cuối cùng của VĐV còn có thể tăng thêm từ 1 - 2cm [61].
Chiều dài sải tay, thông thường bằng chiều cao cơ thể. Đa số các VĐV xuất sắc có chiều dài sải tay hơn chiều cao cơ thể, như vậy có lợi khi quạt nước trong bơi, hoặc ném, chuyền, đập bóng... Chiều tay sải tay trung bình của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh là 167.44±5.08cm, hơn chiều cao trung bình 165.78±1.72cm là một ưu thế đối với môn bóng rổ. Các chỉ số dài bàn tay, rộng bàn tay cũng tương ứng với cấu trúc hình thái cơ thể của VĐV nữ bóng rổ. So với một số chỉ số hình thái cơ thể của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ quốc gia cuối những năm 90 của thế kỷ trước, cấu trúc hình thái VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh ưu việt hơn. Đơn cử dài sải tay trung bình dài hơn, 167.44±5.08cm so với 158.6±16.5cm; dài bàn tay trung bình 18.17±8.4cm so với 16.5±1.1cm [61]
Như vậy, việc kiểm tra các chỉ tiêu thể hình thái khi đánh giá trình độ tập luyện của VĐV, thường không có ý nghĩa lớn như khi tuyển chọn ban đầu.
Tuy nhiên, đây cũng là việc cần thiết, nhất là đối với VĐV ở tuổi cơ thể còn đang phát triển. Với đối tượng này, các kết quả kiểm tra sẽ cho biết cơ thể của VĐV có phát triển có phát triển đúng quy luật chung hay không, có đúng với yêu cầu đặc thù của môn thể thao là môn chuyên sâu của VĐV hay không?
Các kích thước liên quan đến tổ chức mềm (cơ bắp) có thể phản ánh
tác động của huấn luyện khá nhạy bén. Có thể khẳng định điều kiện tiên quyết để trở thành một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp chính là hình thái cơ thể ưu việt, trong đó đặc biệt là yêu cầu về chiều cao. Đơn cử, ở giải nhà nghề NBA (Mỹ), chiều cao trung bình của VĐV trong một câu lạc bộ là trên dưới 2m.
Chiều cao trong bóng rổ là chuẩn mực, sẽ không có nhiều ngoại lệ để thể hiện đam mê với môn thể thao này nếu vóc dáng quá bình thường. Để theo đuổi đam mê và được lựa chọn chơi trong đội bóng rổ của trường hay quốc gia; cần biết rằng tài năng thiên phú là điều kiện cần và chiều cao vượt trội chính là điều kiện đủ trong bóng rổ [81].
Về chức năng sinh ly:
Chức năng hô hấp, tim mạch của VĐV có trình độ tập luyện cao thường thích nghi với hoạt động cơ bắp tốt hơn so với VĐV có trình độ thấp.
Chính vì vậy mà việc xác định các chỉ số y sinh ở trạng thái hoạt động định lượng là những thông tin có giá trị so sánh để đánh giá trình độ tập luyện VĐV. Ở đây, các bài tập kiểm tra trong trạng thái hoạt động định lượng đối với VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh được sử dụng là chỉ số công năng tim (HW), với giá trị trung bình của toàn đội là 7.35±2.86HW. So sánh với tiêu chuẩn đánh giá của Ruffier [53], thì chỉ số công năng tim của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh ở mức trung bình.
Chỉ số công suất yếm khí tối đa (AC) được tính trong 30s thực hiện test Wingate là 373.86±43.61Watt. Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng cung cấp năng lượng tổng hợp từ 2 nguồn yếm khí phi lactat (ATP và CP trong tế bào cơ) và yếm khí lactat; Chỉ số công suất yếm khí tối đa (PP) được tính trong 5s đầu thực hiện test Wingate. Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng cung cấp năng lượng từ nguồn yếm khí phi lactat (ATP và CP trong tế bào cơ). Giá trị trung bình chỉ số công suất yếm khí tối đa (PP) ở VĐV là 485.01±57.45 Watt;
Giá trị trung bình của chỉ số công suất yếm khí tối đa tương đối (ACP, W/kg) của VĐV là 6.72±0.73W/kg, tương đương loại trung bình theo bảng phân loại
của Maud P.J và Schultz B.B 1989 [53]; Công suất yếm khí tối đa tương đối (RPP) của VĐV là 8.81±0.73 W/kg; Chỉ số suy kiệt năng lượng (AF%) của VĐV là 40.31± 9.96%.
Trong thi đấu bóng rổ, tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục. Các VĐV khi thì lấy bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm người… Hoạt động thi đấu bóng rổ rất đa dạng nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng. Thông qua kết quả thực hiện test Wingate VO2max đánh giá gián tiếp mức độ suy kiệt năng lượng khi tập luyện và thi đấu bóng rổ, cụ thể là năng lực yếm khí của VĐV tương đối tốt bởi chỉ số sức bền yếm khí thấp.
Nguồn cung cấp năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thi đấu bóng rổ. Thông qua kết quả thực hiện test Wingate VO2max đánh giá gián tiếp mức độ suy kiệt năng lượng khi tập luyện và thi đấu bóng rổ, cho thấy chỉ số này càng thấp thì sức bền yếm khí càng tốt. Các chỉ số về tim mạch của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh ở mức trên trung bình so với chuẩn.
Xem xét tổng thể cấu trúc hình thái cơ thể VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh thông qua các chỉ số về hình thái phù hợp với môn bóng rổ.
Về chức năng tâm ly vận động:
Cùng với những yêu cầu về năng lực cảm giác đối với tín hiệu hành động là đòi hỏi mỗi thao tác hành động phải chính xác ở mức cao nhất để tiết kiệm năng lượng và ổn định tâm lý. Đây là những năng lực cơ bản có vai trò quan trọng trong việc huy động tối ưu những khả năng và tố chất vận động ở VĐV ở hầu hết các môn thể thao [59], [79].
Kết quả kiểm tra đánh giá năng lực phản xạ thông qua test phản xạ đơn và phản xạ phức và khả năng thăng bằng của VĐV Bóng rổ nữ Quảng Ninh trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Thực trạng các chỉ têu về chưc năng tâm lý VĐV bóng rổ nữ Quảng Ninh (n=9)
TT Test M X Cv Max Min
1 Phản đơn tay (ms) 176.83 18.37 8.22 0.1 203.15 147.84 2 Phản đơn chân (ms) 375.49 44.02 19.69 0.12 430.3 294 3 Phản xạ phức tay (ms) 260.36 16.62 7.43 0.06 292.69 231.66 4 Phản xạ phức chân 436.53 43.62 19.51 0.1 485.84 349.87
(ms)
5 Lỗi tay (ms) 19.44 8.53 3.81 0.44 31.25 6.25
6 Lỗi chân (ms) 14.53 6.21 2.78 0.43 25 6.25
7 Thăng bằng đứng 1 46.78 10.59 4.74 0.23 65 34 chân kiễng (s)
Từ bảng 3.9 cho thấy: Đối với phản xạ đơn tay là 176.83±18.37ms;
phản xạ đơn chân là 375.49±44.02ms. So với phản xạ đơn tay của Đội tuyển bóng rổ nữ Hà Nội kém hơn: 176.83±18.37ms so với 172.56±6.90 ms.
Đối với phản xạ phức tay là là 260.53±16.62ms, lỗi tay là 19.44±8.53%; Đối với phản xạ phức chân là 436.53±43.62ms; Lỗi chân là 14.53±6.21%. So với phản xạ phức tay cũng kém hơn Đội tuyển bóng rổ nữ Hà Nội: 260.53±16.62ms so với 252.15±11.35ms.
Theo Phạm Ngọc Viễn (2001), thì thời gian phản xạ của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh thuộc loại khá tốt [83]. Chứng tỏ các VĐV này được tuyển chọn khá tốt và phản ánh đúng mức độ TĐTL của giai đoạn chuyên môn hoá sâu.
Đối với kết quả test thăng bằng đứng 1 chân kiễng, theo tác giả Lê Quý Phượng (2009), phân loại như sau:
Rất tốt: > 50 điểm (s).
Tốt: Từ 40 - 50 điểm (s).
Trung bình: Từ 25 - 39 điểm (s).
Yếu: Từ 10 – 24 điểm (s).
Kém: < 10 điểm (s).
Như vậy thời gian thăng bằng đứng 1 chân của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh (U19) trung bình là 46.78±10.59s, thuộc loại tốt.
3.1.3.2. Thực trạng sức mạnh tốc độ trong thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa dưới góc độ sư phạm
Tố chất thể lực là khả năng thể lực của cơ thể biểu hiện trong quá trình vận động như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, phối hợp vận động, mềm dẻo...
là cơ sở để tiếp thu nhanh chóng các kỹ năng, kỹ xảo vận động và nâng cao TĐTL. Do vậy nghiên cứu đánh giá các tố chất thể lực có ý nghĩa quan trọng vì qua đó tìm hiểu thực trạng phát triển tố chất thể lực của người tập và đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện, là cơ sở để nâng cao TĐTL [55], [73], [90].
Thực trạng các tố chất thể lực (sư phạm) VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh, giai đoạn chuyên môn hóa sâu, trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nữ VĐV bóng rổ Quảng
TT Test
1 Lực bóp tay thuận (kg) 2 Bật cao tại chỗ (cm) 3 Cơ lưng (lần/20s) 4 Chạy 20m XPC (s) 5 Chạy con thoi 4x10m (s) 6 Test Cooper (m)
7 Chạy chữ T (s)
8 Dẫn bóng tốc độ 20m (s) 9 Dẫn bóng luồn 5 cọc (s)
10 Di chuyển chuyền bóng 30s (điểm)
11 Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s)
12 Test Sucides Drill (s)
13 Tại chỗ ném 3 điểm, 10x3 (quả vào)
Ninh (n=9)
M X Cv 23.71 3.02 1.35 0.13
46.67 5 2.24 0.11
25.44 1.01 0.45 0.04 3.39 0.08 0.04 0.02 10.89 0.41 0.18 0.04 2187.1 105.67 47.26 0.05 10.86 0.5 0.22 0.05 4.11 0.31 0.14 0.08
10.85 0.93 0.42 0.09 24.11 4.4 1.97 0.18
29.8 1.01 0.45 0.03 31.3 1.07 0.48 0.03 2.56 0.88 0.39 0.34
Max Min
28.5 19.2
52 39
27 24
3.33 3.49 10.29 11,56 2365 2064 10.11 11.52 3.34 4.43 9.86 13
18 31
28.44 31.28 30.62 34.04
4 1
Từ bảng 3.10 cho thấy:
Các test thể lực:
Lực bóp tay thuận (kG) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 23.71±3.02. Gía trị Xmax 28.5, gía trị Xmin 19.2.kG;
Bật cao tại chỗ (cm) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 46.67±5cm. Giá trị Xmax 52cm, giá trị Xmin 39cm; Thấp hơn gần 10cm so với bật cao tại chỗ trung bình của Đội tuyển bóng rổ nữ Hà Nội (55.51±2.22cm) [27].
Cơ lưng (số lần) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 25.44±1.01 lần. Giá trị Xmax 27 lần, giá trị Xmin 24 lần.
Chạy 20m xuất phát cao (s) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 3.39±0.08s. Giá trị Xmax 3.3s, giá trị Xmin 3.49s.
Thấp hơn thành tích của Đội tuyển bóng rổ nữ Tp. Hồ Chí Minh (3.75±0.10s) [75].
Chạy con thoi 4 x 10m (s) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 10.89±0.41s. Giá trị Xmax 10.29s, giá trị Xmin 11.56s.
Test Cooper (m) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 2187.11±105.67m. Giá trị Xmax 2365m, giá trị Xmin 20164m; Kém hơn 186m so với giá trị trung bình của Đội tuyển bóng rổ nữ Hà Nội (2373±124.8m). So với tiêu chuẩn test Cooper, nhóm khách thể nghiên cứu có thành tích chạy 12 phút ở mức trung bình [53].
Test Chạy chữ T (s), của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 10.86±0.05s. Giá trị Xmax 10.11s, giá trị Xmin 11.52s; Tương đương với thành tích của Đội tuyển bóng rổ nữ Tp. Hồ Chí Minh (10.72±0.57s) [75].
Các test thể lực - kỹ thuật:
Dẫn bóng tốc độ 20m (s) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 4.11±0.3s. Giá trị Xmax 3.34s, giá trị Xmin 4.43s;
Dẫn bóng luồn 5 cọc (s) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 10.85±0.93s. Giá trị Xmax 9.86s, giá trị Xmin 13s;
Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30s (điểm) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 24.11±4.4 điểm. Giá trị Xmax 18 điểm, giá trị Xmin 31 điểm; Thấp hơn 38.92 điểm so với thành tích của Đội tuyển bóng rổ nữ Tp. Hồ Chí Minh (49.77±4.60 điểm) [75]
Dẫn bóng số 8 lên rổ 5 lần (s) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 29.8±1.01s. Giá trị Xmax 28.44s, giá trị Xmin 31.28s;
Test Suicides Drill (s) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 31.3±1.07s. Giá trị Xmax 30.62s, giá trị Xmin 34.04s;
Đứng ném rổ 3 điểm, 10 quả × 3lần (chính diện, chếch 450 trái, phải (quả vào) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh có giá trị trung bình là 2.56±0.88 điểm. Giá trị Xmax 04 điểm, giá trị Xmin 01điểm.
Đánh giá chung về thực trạng tố chất thể lực (sư phạm) của VĐV Đội tuyển bóng rổ nữ Quảng Ninh cho thấy phản ánh đúng thực lực vị trí xếp hạng ở tốp trung bình trong số các đội tuyển bóng rổ nữ trong toàn quốc. Xếp sau Đội tuyển nữ Bóng rổ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, cạnh tranh với đội tuyển bóng rổ nữ Cần Thơ, Sóc Trăng, Yên Bái [74]. Đây là điểm yếu của Đội, đòi hỏi phải cải thiện nhiều về thể lực, kỹ thuật, đấu pháp. Trong đó là tập trung cho hoàn thiện kỹ thuật ném rổ từ xa (ném rổ 3 điểm).