Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 26 - 29)

Chương 1: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI TRƯỜNG CA VÀ CHẶNG ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO

1.2. Chặng đường sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

1.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

Tiểu sử

Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ. Thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trong số nhiều nhà thơ với nỗ lực đổi mới cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn Trọng Tạo được đánh giá là một trong ba cây bút, ba giọng điệu mới (cách tân) đáng chú ý là Nguyễn Trọng Tạo, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn. Trong lĩnh vực âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được xem như một trong “ngũ hổ văn của làng nhạc” [49, tr. 425]

của âm nhạc Việt Nam: Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Trọng Tạo, Diệp Minh Tuyền, Nguyễn Thụy Kha.

Nguyễn Trọng Tạo tên thật là Nguyễn Trọng Tạo với các bút danh như Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Bảo Chi. Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường Khê, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Yếu tố gia đình và quê hương là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hun đúc, hình thành và nuôi dưỡng hồn thơ Nguyễn Trọng Tạo. Đồng thời, chính làng Tràng Khê đã trở thành “những ám ảnh tươi đẹp” [44, tr. 329] mà nhà thơ sống suốt tuổi thơ ở đó.

Năm 1969 tham gia quân đội, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, rồi làm đội trưởng Đội tuyên truyền văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn văn công xung kích Sư đoàn 341B. Năm 1976 được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội tham gia Trại viết văn quân đội rồi vào học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa I. Từ đây, Nguyễn Trọng Tạo gắn bó và hoạt động bền bỉ trong lĩnh vực văn học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghệ thuật. Năm 1982 làm trưởng ban biên tập Nhà Văn hóa Quân khu IV.

Năm 1988 nhà thơ chuyển về làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên. Năm 1990 cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Quang Lập sáng lập tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này bộ đầu tiên gồm 17 số. Năm 1997, Nguyễn Trọng Tạo làm Thư ký Tòa soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật tạp chí Cửa Việt, tạp chí Âm Nhạc, báo Thơ, tác giả măng-sét tạp chí Sông Hương, Sông Lam, Hồng Lĩnh, báo Thơ…Năm 2000-2005, Nguyễn Trọng Tạo là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Viêt Nam, kiêm Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ (2003-2004).

Nguyễn Trọng Tạo là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Trọng Tạo bộc lộ tài năng thơ ca và sáng tác từ rất sớm. Ông sáng tác bài thơ đầu tiên năm 14 tuổi, sáng tác bài hát đầu tiên năm 20 tuổi.

Xuất bản tập thơ đầu tiên (Tình yêu sáng sớm, in chung cùng Nguyễn Quốc Anh) năm 1974. Đến năm 2008 đã xuất bản gần 20 đầu sách gồm thơ, văn, nhạc, phê bình tiểu luận. Thơ trước năm 1975 và thơ viết về chiến tranh của Nguyễn Trọng Tạo có sự tìm tòi, phát hiện những điểm sáng của cảm xúc.

Sau năm 1975, đặc biệt là những năm đất nước đầy biến động khi đứng trước công cuộc đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo nhanh chóng nhập cuộc. Thơ anh đã có một bước chuyển quan trọng từ tính chất sử thi sang trữ tình, đó là bước chuyển từ các trường ca Con đường của những vì saoTình ca người lính sang các tập thơ Sóng thuỷ tinh Gửi người không quen mà bản lề là Tản mạn thời tôi sống. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: "Khác hẳn những nhà thơ không hiểu chính mình đang viết gì, Tạo không viết những câu thơ bí hiểm, không viết những câu thơ tự đánh đố mình và đánh đố bạn đọc để làm ra vẻ mình là một nhà thơ có tƣ duy cao. Thơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tạo thể hiện tƣ duy của chính Tạo, không phải tƣ duy vay mƣợn của người khác"[34, tr. 15]. Và ông khẳng định: "Trên bảng ghi công những văn nghệ sĩ đổi mới thực sự và đổi mới hiệu quả, có tên Nguyễn Trọng Tạo"[34, tr. 17]. Bước vận động trong tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo nằm trong sự chuyển mình chung của văn học sau 1975, khẳng định tên tuổi Nguyễn Trọng Tạo, bên cạnh Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Võ Văn Trực,… làm thành đội hình mới với những giọng điệu bất ngờ, mới mẻ, đôi khi táo bạo.

Với sự cống hiến không mệt mỏi trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và với cây bút không ngừng sáng tạo, Nguyễn Trọng Tạo đã đoạt nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật:

Giải thưởng thơ Nghệ An 1969; Giải thưởng thơ hay báo Văn nghệ (do độc giả bình chọn) năm 1978; Giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978; Giải thưởng thơ hay tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1978; Giải thưởng đặc biệt của UBND tỉnh Hà Bắc năm 1981 cho ca khúc Làng Quan Họ quê tôi; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1989-1994) cho tập truyện Miền quê thơ ấu; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1995-2000) cho tập thơ Đồng dao cho người lớn; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương (1997- 2002) cho ca khúc Đôi mắt đò ngang; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1997 của Ủy Ban Toàn quốc các Hội VHNTVN cho ca khúc Đôi mắt đò ngang.

5 Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho các ca khúc: Mặt trời trong thành phố, 1983; Đường về Thạch Nham, 1984; Con dế buồn, 1997; Đồng Lộc Thông ru, 1998; Khúc hát sông quê, 2005; 2 Giải thưởng của Bộ Văn hóa và Thông tin cho bìa sách đẹp: Những con chim kêu đêm, Khát; Giải thưởng của Hội Nông dân Việt Nam năm 2001 cho ca khúc Cánh đồng ở giữa hai làng…; Giải thưởng (cup) Những ca khúc hay về Nông Nghiệp và Nông thôn Việt Nam (1945-2010) của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cho 2 ca khúc “Làng Quan Họ quê tôi” và “Khúc hát sông quê”; Giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thưởng Nhà Nước về VHNT 2012 cho tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc).

Tác phẩm Thơ

Tình yêu sáng sớm (in chung với Nguyễn Quốc Anh- 1974); Gương mặt tôi yêu (in chung với Trần Nhương, Khuất Quang Thụy -1980); Sóng nhà đêm biếc tôi yêu (in chung với Nguyễn Hoa, Nguyễn Thụy Kha- 1984); Sóng thủy tinh (1988); Gửi người không quen (1989); Đồng dao cho người lớn (1994-1999); Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống (1995); Nương thân (1999); Thơ trữ tình (2001); 36 bài thơ (2006); Thế giới không còn trăng (2006); Em đàn bà (2008); Ký ức mắt đen – song ngữ Việt-Anh (2010);

Nguyễn Trọng Tạo – Thơ và Trường ca (2011).

Trường ca

Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc), (1981, 2008) Tình ca người lính (1984)

Văn xuôi

Miền quê thơ ấu (19880, tái bản với tên Mảnh hồn làng (1997, 2002, 2005); Ca sĩ mùa hè (1991, 1998, 2003…); Khoảnh khắc thời bình, (1987);

Chuyện ít biết về văn nghệ sĩ (2001).

Tiểu luận, phê bình

Văn chương cảm và luận (1998) Nhạc

Ca khúc Nguyễn Trọng Tạo (1996); Tình khúc bốn mùa (1996); Khúc hát sông quê (2006).

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)