Cốt truyện và nhân vật

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 70 - 75)

Chương 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

3.1. Cốt truyện và nhân vật

Khi xem xét thể loại trường ca, dựa trên hệ thống sự kiện và biến cố, các nhà nghiên cứu đã chia trường ca làm hai loại là trường ca tự sự và trường ca trữ tình. Dù ở loại trường ca tự sự hay trữ tình thì trường ca đều có cốt truyện (Có thể hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh). Bởi “Cốt truyện trong trường ca là một trong những hình thức cụ thể triển khai tuyến sự kiện” [41, Tr. 146]. Do vậy, khi tìm hiểu hai bản trường ca Tình ca người línhCon đường của những vì sao, chúng tôi xem xét cốt truyện như một yếu tố quan trọng làm nên “xương sống” của tác phẩm.

Hai bản trường ca Tình ca người línhCon đường của những vì sao của Nguyễn Trọng Tạo thuộc loại trường ca trữ tình, tuy vậy, khi triển khai nội dung của mỗi bản trường ca, tác giả không nghiêng hoàn toàn về yếu tố trữ tình mà nhà thơ đã khéo léo kết hợp yếu tố trữ tình đan xen yếu tố tự sự.

Điều này làm cho mỗi bản trường ca có kết cấu đa chiều và được nhìn nhận bởi nhiều góc nhìn, nhiều phương diện khác nhau. Khi tiếp xúc mỗi bản trường ca, người đọc nhận thấy, tác giả không đi vào mạch kể câu chuyện một cách rạch ròi mà mở đầu mỗi bản trường ca là không gian mang tính trữ tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ đó, người đọc đi sâu vào tác phẩm trong sự xâu chuỗi các sự kiện, nhân vật, tình huống…

Trường ca Tình ca người lính được kết cấu thành ba bài: Tình ca số 1, Tình ca số 2 Tình ca số 3. Khi đọc ba bài Tình ca, người đọc cứ ngỡ đây là ba mảnh ghép rời rạc nhưng thực chất, ở ba bài có một mạch liên kết khá chặt chẽ nhờ vào yếu tố truyện trong mỗi bài. Do vậy, khi xem xét tổng thể nội dung bản trường ca Tình ca người lính, chúng tôi dựng thành sơ đồ như sau:

A (Tình ca người lính)= A1 (Tình ca số 1) + A2 (Tình ca số 2) + A3 (Tình ca số 3).

Người kể chuyện là người đứng ngoài kể về cuộc chiến tranh dưới góc nhìn của hai nhân vật là chàng trai và cô gái (họ là chứng nhân cũng như là người trực tiếp tham gia cuộc chiến). Ở bài Tình ca số 1, chủ yếu tác giả kể về hoàn cảnh mà trọng tâm là mối tình dang dở của chàng trai và cô gái khi đất nước có chiến tranh. Họ phải gác lại chuyện riêng tư để hòa mình vào cuộc trường chinh của đất nước. Ở bài Tình ca số 2, tác giả kể về chiến tranh kết thúc, hòa bình và niềm vui chiến thắng tràn khắp mọi nẻo, người chiến sĩ trở về mang nặng tâm trạng với đồng đội mình đang nằm lại chiến trường. Gặp lại người yêu, cô gái vẫn chờ đợi anh, rồi họ kết hôn và sinh con đẻ cái.

Nhưng rồi cuộc chiến tranh lại tái diễn, người chiến sỹ một lần nữa lại khoác ba lô và cây súng lên đường ra trận với ý chí quyết tâm và niềm tin vào ngày mai chiến thắng. Ở Tình ca số 3, yếu tố truyện dường như mờ nhạt hơn hoặc bị ẩn sau những đoạn trữ tình. Tâm trạng người chiến sĩ có sự chênh chao giữa bom đạn, tội ác, hủy diệt và hình ảnh đứa con đang mong cha ở quê nhà.

Có đoạn dài, người chiến sĩ tưởng tượng như nhờ vầng trăng để trò chuyện, tâm tình cùng đứa con.

Vì vậy, Tình ca người lính có sự thống nhất chặt chẽ về chủ đề, nhân vật và sự kiện nhờ yếu tố truyện được tác giả triển khai trong sự đan xen hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trường ca Con đường của những vì sao, yếu tố chuyện rõ nét hơn nhờ hệ thống nhân vật có thật (10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc). Trong một số trường ca trữ tình hiện đại Việt Nam, khi xem xét yếu tố truyện, người ta đã mô hình hóa yếu tố truyện ở hai chiều là chiều dọc và chiều ngang. Ở trường ca Con đường của những vì sao, tác giả kết cấu thành 10 chương và một đoạn đề từ Khúc hát tặng. Mô hình hóa yếu tố chuyện của trường ca được thể hiện ở cả hai chiều như sau:

- Theo chiều dọc:

Khói lửa chiến tranh nơi ngã ba Đồng Lộc- Chuyện của La và Mùa chia tay nhau để vào chiến trường- Hai người yêu trở thành người chiến sỹ, họ gặp nhau nơi bom đạn ác liệt- Điệp khúc: Đàn bê và trẻ nhỏ; Độc thoại của máu biểu tượng cho sự đau thương và ý chí quyết hy sinh để bảo vệ nền độc lập- Đỉnh cao: Giờ phút quyết định và đau thương nhất- Vĩ thanh thay cho lời “điếu văn” những người đã nằm xuống nơi chiến trường.

- Theo chiều ngang:

Câu chuyện của đất nước [Chuyện tình yêu lứa đôi, sự ác liệt nơi ngã ba Đồng Lộc, hai người yêu gặp lại nhau, tháng 3 năm 1968, máu, ống nhòm, con đường, trăng và khói lửa]. Câu chuyện của những nữ thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc [Họ trẻ tuổi, nhớ về quê hương, nhớ về mẹ, đào đường, lấp hố bom, học bài, gội đầu, hòa mình trong đất…].

Dù mô hình theo chiều dọc hay chiều ngang thì khi tìm hiểu kết cấu và cốt truyện của trường ca Con đường của những vì sao, độc giả nhận thấy rõ nét câu chuyện về Mùa, La và 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc ác liệt. Trong các chương của trường ca nhiều mảng tự sự diễn tả bối cảnh chiến trường và tinh thần chiến đấu của những chiến sỹ thanh niên xung phong, đan xen bên cạnh đó là những suy cảm trữ tình của tác giả bằng những điệp khúc, vĩ thanh.

Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Tôi đã kết cấu trường ca đan xen tự sự và trữ tình.[...] Những cô gái trong trường ca này là thanh niên xung phong tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gia chiến đấu ngay dưới mưa bom bão đạn quân thù,và chàng trai là người lính lái xe chở đạn vào chiến trường, qua hai nhân vật này tôi muốn làm hiện lên thân phận và tâm trạng của người công dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc” [46, Tr. 520-521].

Như vậy, ở cả hai bản trường ca Tình ca người línhCon đường của những vì sao, sự kết hợp và đan xen yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình đã góp phần tạo dựng cốt truyện (dù có đoạn mờ nhạt) của mỗi bản trường ca. Chính yếu tố cốt truyện đã tạo cơ sở cho chất sử thi và làm rõ chủ đề của tác phẩm.

3.1.2. Nhân vật

Cùng với cốt truyện thì hệ thống nhân vật trong trường ca nói chung và trong trường ca trữ tình nói riêng đóng vai trò quan trọng, “không những chỉ là hình thức tự biểu hiện mà còn là một phương tiện để chủ thể sáng tạo tham gia vào việc lý giải đời sống bằng nghệ thuật thông qua các mối quan hệ của nó trong kết cấu” [41, Tr. 149]. Nhân vật trong các bản trường ca thường xuất hiện dưới các dạng như nhân vật xuất hiện trong từng phiến đoạn, nhân vật xuyên suốt tác phẩm, nhân vật trữ tình và nhân vật trần thuật.

Trong trường ca Tình ca người lính, Nguyễn Trọng Tạo xây dựng những nhân vật trữ tình không mang tên cụ thể, họ được gọi chung chung như: cô gái ấy, chàng trai, người lính, người vợ. Theo mạch truyện dù cốt truyện có mờ nhạt thì những nhân vật này tuy xuất hiện trong từng phiến đoạn nhưng thực chất lại xuyên suốt tác phẩm và là đối tượng tạo sự liên kết chặt chẽ cả về hình thức, nội dung và cảm xúc trữ tình của cả ba bài Tình ca. Bên cạnh những nhân vật này, Tình ca người lính còn có những nhân vật phụ trợ như đứa con nhỏ, vầng trăng qua nỗi nhớ và sự tưởng tượng của người chiến sỹ.

Ở trường ca Con đường của những vì sao, hệ thống nhân vật được xây dựng và xuất hiện khá rõ nét. Trong cả 10 chương của trường ca, dù là câu chuyện của đất nước hay câu chuyện của những thanh niên xung phong thì tình tiết, sự kiện đều gắn với hệ thống nhân vật. Nhà thơ xây dựng hai nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vật chính là La và Mùa cùng 10 cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc ác liệt với những cái tên cụ thể như Tần, Cúc, Xanh, Hợi, Hường, Nho, Hà, Rạng, Xuân:

“Những cô gái mở đường, rất trẻ Với La, là đồng chí,

Với La, là em, là chị Là Tần, là Cúc, là Xanh...

Những cái tên hiền lành"

(Con đường của những vì sao)

Những nhân vật này đóng vai trò chủ đạo trong kết cấu thời gian tuyến tính cho câu chuyện. Họ là những nhân vật có thật, những hình tượng lịch sử chứng minh cho tinh thần bất khuất kiên cường của dân tộc ta. La, Mùa và 10 cô thanh niên xung phong đều đóng vai trò minh chứng cho sự thật lịch sử.

Họ đều tham gia vào dòng tự sự về đất nước, vào cảm hứng lớn của tác giả.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã bộc lộ: “Tôi chọn tên cô gái là La nhƣ biểu tƣợng sông La của Hà Tĩnh (mà trong đó cô gái họ La - La Thị Tám - luôn ám ảnh tôi khi nhớ về Đồng Lộc), tên chàng trai là Mùa, một cái tên điển hình của người lính xuất thân từ nông thôn. Thông qua hai nhân vật này, tôi muốn làm hiện lên thân phận và tâm trạng của người công dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc"[46, tr. 521].

Điều đặc biệt, trong trường ca Con đường của những vì sao lại tồn tại song song hai loại nhân vật: trữ tình và trần thuật. Hai loại nhân vật này gần như tồn tại một cách độc lập. Nhân vật trần thuật ngôi thứ ba giấu mặt xuất hiện để kể lại mối tình của hai nhân vật Mùa và La, còn nhân vật trữ tình thường xuất hiện ở dạng nhập vai vào Nắng, vào Gió, vào Máu, vào Cây ... để ca ngợi tình yêu và sự hi sinh bất khuất của họ. Có lẽ ở trường ca này tác giả muốn bày tỏ tình cảm một cách khách quan, hướng đến tinh thần chung mà không muốn bày tỏ cái Tôi của mình. Mặt khác, đây là trường ca viết chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để ca ngợi các cô gái ngã ba Đồng Lộc- những nhân vật có thật vì thế tác giả là người đứng ngoài, không tham gia vào các sự kiện.

Trong trường ca này còn có những nhân vật số đông như những đứa trẻ tìm bê, Nhân Dân, mười cây bạch đàn, vầng trăng v.v... nhằm chống lại những thế lực đen tối đứng đầu là tổng thống Giôn-xơn và những quả bom.

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)