Người chiến sĩ trước cuộc chiến tranh vệ quốc

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 34 - 37)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

2.1. Hình tượng người chiến sĩ

2.1.1. Người chiến sĩ trước cuộc chiến tranh vệ quốc

Chiến tranh đồng nghĩa với đau thương, hy sinh và mất mát, điều mà trước đây, văn học rất ít khi viết về nó. Song, khi chiến tranh đã lùi xa, sự thật ấy, nỗi đau ấy về cuộc chiến vẫn hiện lên qua nỗi ám ảnh, qua trí nhớ và sự nhận thức lại diện mạo của cuộc chiến mà những người đã từng trải qua không thể không nhớ, không thể không bàng hoàng và xót đau. Cùng chung với cảm hứng ấy, trong Trường ca sư đoàn Nguyễn Đức Mậu viết:“Xin đừng ai chối từ sự thật/Chúng ta nhìn trong suốt cuộc đời nhau” (Trường ca sư đoàn- Nguyễn Đức Mậu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Trọng Tạo sáng tác hai bản trường ca vào đầu những năm 80 của thế kỷ nhưng hình ảnh người chiến sĩ khi bước vào trận chiến với những đau thương và lòng quả cảm luôn sống dậy trong mỗi trang của trường ca.

Khi đất nước có chiến tranh, người chiến sĩ đã xác định được sứ mệnh của cuộc đời mình. Bước vào trận chiến là dấn thân vào nơi ác liệt của cái chết, thời gian của cuộc chiến dài vô tận:“Anh đánh giặc ba năm/Bảy năm/Mười năm lẻ”(Tình ca người lính- số 1).

Chiến tranh ba năm, bảy năm hay mười năm và lâu hơn nữa. Đó là hiện thực mà người chiến sĩ phải trải qua, phải xác định để quyết tâm và chiến thắng. Có thể trở về khi trận chiến kết thúc, song kẻ thù vẫn chưa vắng bóng nên người chiến sĩ lại khoác ba lô lên đường:

“Anh lại đi với khẩu súng trong tay

Anh lại đi

Đôi dép đúc thay quai

Con tàu lính ồn ào lời tiễn biệt”

(Tình ca người lính- số 3)

Đối diện với chiến tranh là giáp mặt với đau thương, hy sinh và hủy diệt vì mũi súng của kẻ thù vẫn ngày đêm dòm ngó nơi biên cương:

“Bom nổ chậm vãi đen trời Đồng Lộc

chui xuống đất sâu mang cái chết nằm rình”

(Con đường của những vì sao)

Trên mỗi chặng đường hành quân, người chiến sĩ phải biết chấp nhận những thiếu thốn về vật chất:

“Với ngày hai thỏi lương khô Với cơn sốt rét mùa mƣa tái rừng”

(Tình ca người lính- số 2)

Nếu Thu Bồn miêu tả những khó khăn gian khổ của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với bao thiếu thốn: “Trận mùa khô đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỹ/ Quân ta thiếu cơm, thiếu súng, thiếu cả người”(Bazan khát- Thu Bồn), Hữu Thỉnh khắc họa hình ảnh người chiến sĩ trong trận sốt rét rừng: “Trận rét rừng xoắn tím cả làn môi” (Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh), thì hình ảnh người chiến sĩ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo hiện lên chân thực với bao vất vả, thiếu thốn và sự hoành hành của bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc:

“bao chiến sĩ tựa vào cây khi lên cơn sốt cánh rừng rung lên nhận cơn sốt về rừng”

(Con đường của những vì sao)

Trường ca viết về chiến tranh nói chung và trường ca của Nguyễn Trọng Tạo nói riêng không hề né tránh những hy sinh. Đặc biệt, khi viết về hình tượng người chiến sĩ với biết bao gian khổ khi bước vào cuộc chiến thì sự hy sinh xương máu là điều mà các anh đều xác định được trước, cái chết không có gì là bất ngờ đối với họ:

“Người lính về có thể là anh

Cũng có thể là một người lính khác Biết bao nhiêu có thể trong chiến tranh Anh có thể hy sinh

Có thể anh vẫn sống...”

(Tình ca người lính- số 2)

Trên chiến trường cam go và quyết liệt, người chiến sĩ cận kề với cái chết, cái chết đối với họ “nhẹ tựa lông hồng”:

Nhƣng em ơi, biết bao đồng đội

Nằm lại với non sông nhƣ đá tảng cây rừng Khi nằm xuống, họ tin ngày thắng lợi

Tin người mình yêu sẽ lấy chồng!...”

(Tình ca người lính- số 1)

Họ nằm lại chiến trường cùng đồng chí, đồng đội của mình, nằm lại với non sông đất nước, hóa thân vào dáng hình xứ sở. Khi nằm xuống, họ vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tin một ngày mai thắng lợi, đất nước được giải phóng. Và có lẽ, trong sâu thẳm tâm hồn, những người chiến sĩ nhớ về người mình yêu, những người đang chờ đợi mình nơi hậu phương.

Chiến tranh như đúng nghĩa của nó với những gian khổ, với đau thương và cả những mất mát không sao lường hết được mà người chiến sĩ phải đương đầu, phải xác định như một điều hết sức nhẹ nhàng và thanh thản.

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)