Giọng điệu trữ tình, triết lý

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 95 - 100)

Chương 3: ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

3.3.3. Giọng điệu trữ tình, triết lý

Với đặc thù là một thể loại có khả năng nhận thức và bao chứa phạm vi cuộc sống và hiện thực rộng lớn, trường ca xuất hiện giọng điệu trữ tình, triết lý. Viết về chiến tranh với biết bao tình tiết để nhìn nhận và khái quát, Nguyễn Trọng Tạo cùng với việc tạo ra những khoảng trống thẩm mỹ đã xen lẫn giọng điệu trữ tình, triết lý để phản ánh rõ nét hiện thực và thời đại.

Là trường ca viết về chiến tranh, hai bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo không vì thế mà khô cứng, gân guốc về ngôn từ cũng như giọng điệu. Sự đa sắc màu trong giọng điệu đã tạo nhịp điệu vừa hào hùng sử thi vừa trữ tình trong mỗi bản trường ca. Đó là sự cảm nhận vừa ngọt ngào vừa thơ mộng:

“Cô gái ấy, xa rồi anh nhớ

Con đường làng phơ phất cỏ may Cô gái ấy, xa rồi anh kể

Không biết người nghe đã ngủ say”

(Tình ca người lính- số 1)

Hình ảnh người chiến sỹ trở về sau trận đánh ác liệt với vẻ yêu đời, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống:

“ Anh trở về với một ba lô, một búp bê, một khung xe mua lại ở Sài Gòn

Vài ba vết thương chưa kín sẹo Huân chương cất đáy ba lô Vừa đi vừa huýt sáo

Đường đất cỏ may dẫn anh về”

(Tình ca người lính- số 2)

Tình yêu đôi lứa nồng ấm giữa cuộc chiến tranh được thể hiện qua giọng điệu thấm đượm chất trữ tình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“ Hai người yêu nhau dừng lại tự lúc nào Trên thảm cỏ những chú bê thường đến Hai cặp mắt nhìn nhau trìu mến

Hai cặp mắt quyện hòa ánh sáng”

(Con đường của những vì sao)

Bên cạnh giọng điệu trữ tình làm cho mỗi bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo thêm thắm đượm cảm xúc, dung dị và ngọt ngào là giọng điệu triết lý qua mỗi sự chiêm nghiệm từ hiện thực cuộc sống, chiến tranh.

Đó là niềm tin vào con người, vào tình yêu trong hoàn cảnh bom đạn.

Chỉ có tình yêu và sự chờ đợi mới giúp con người vượt qua mọi thử thách của không gian và thời gian:

“ Ôi đá ngàn năm Thì đá vẫn đá mà thôi

Bao truyền thuyết đá chẳng nghe thấy đƣợc Chỉ em đợi anh là điều thật nhất”

(Tình ca người lính- số 3)

Hành trình vượt qua bao đau đớn, bao tủi cực để có được thành quả, có được hạnh phúc đã được nhà thơ chiêm nghiệm qua lớp ngôn từ giàu hình ảnh:

“ Không đùa đâu, thơ tôi nói thật lòng

Trước niềm đau, trước niềm vui có lẽ nào dối trá (Thật kinh tởm sau cơn trở dạ

Lại sinh ra một búp bê vàng)”

(Con đường của những vì sao)

Trong chiến đấu và hy sinh, con người nếu đầu hàng số phận, nếu lùi bước trước gian nguy thì có lẽ cánh cửa bình minh sẽ chẳng bao giờ hé mở:

“ sẽ chẳng thành người lính bao giờ Nếu từ nan cái chết

Đất nước những người sợ chết

Chẳng bao giờ đất nước sống bình an !”

(Con đường của những vì sao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau mỗi hiện thực được miêu tả về cuộc chiến, sự đối lập khốc liệt giữa tội ác hủy diệt và lòng yêu nước, giữa sự sống và cái chết, nhà thơ đã có những cái nhìn chiêm nghiệm khái quát:

“ đất và đá

yếu mềm và cứng rắn cán xẻng với tay người đòn gánh với vai người con đường và trái núi

phá và xây ngày tháng đỡ đần nhau…”

(Con đường của những vì sao)

Sự hội tụ thành triết lý sống, triết lý muôn đời mà mỗi con người đi ra từ đêm tối, từ gian nan đều vươn tới:“ Tôi ca tụng những yêu tin/Sống không quỳ lụy, van xin, hẹp hòi”(Con đường của những vì sao).

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, con người ta luôn chiêm nghiệm về hạnh phúc. Không phải là cái gì cao sang, to lớn, hạnh phúc là những gì đời thường nhất, giản dị nhất như nó vốn có: “Hạnh phúc bình thường như hạnh phúc” (Tình ca người lính- số 1). Và trong cả những mong ước giản đơn, những khát khao đời thường, có thể nói ra là lời yêu thương nhưng trong những lúc gắt gao của số phận, đó lại là nỗi sợ hãi của con người: “Ôi, có những điều mong ước giản đơn/nói ra thành yêu thương/nói ra thành sợ hãi” (Con đường của những vì sao). Nhà thơ đã nghiệm ra điều đó từ trong chiến tranh đau thương, khi số phận con người mong manh và khát vọng hạnh phúc trở nên cháy bỏng.

Chiến tranh đi liền với sự hủy diệt. Những gì con người ta xây dựng nên đều trở thành cát bụi dưới tội ác của kẻ thù. Nhưng nếu con người biết sống với niềm tin, có ý chí để tạo dựng cuộc sống sau bão táp thì tất cả sẽ trở về, kể cả tình yêu thương của mẹ:

Thật là đơn giản

Bom đạn giặc bay tung đất đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bay tung con đường

Rồi đất đá lại trở về đất đá

Rồi con đường vẫn là con đường ấy Với ngã ba vẫn ngã ba này

Bởi con vẫn là con của mẹ”

(Con đường của những vì sao)

Lẽ sống và những điều quý giá nhất trong mỗi con người được nhà thơ khái quát thành những chiêm nghiệm, những điều răn đạo lý. Ở bất kỳ lúc nào, con người với trái tim, với dòng máu và sự thủy chung quý giá hơn bất kỳ điều gì trên đời:

“Cầm dao, cầm cán nghe con…

Với trái tim máu quý hơn vàng mười Thủy chung người với con người Cũng là giọt máu bao đời nuôi nhau

(Con đường của những vì sao)

Mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống được nhà thơ khái quát bằng những câu thơ đậm chất dân gian. Đó là lẽ sống mà con người ta dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần gìn giữ:

Thương nhau không nịnh tâng nhau Nhường áo xẻ cơm chia lửa

Chẳng thấy giá gương, ít gặp nhiễu điều Vẫn nhớ câu ca răn điều ăn ở…”

(Con đường của những vì sao)

Thành quả có được là do con người đánh đổi bằng những giọt máu và sự hy sinh. Nhưng lại có những kẻ hèn nhát, không chịu đổ máu, không dám đương đầu với cái chết nhưng lại mơ về thành quả: “ Trách ai nay hững mai hờ/tránh nhìn máu đổ lại mơ cờ hồng” (Con đường của những vì sao).

Sau những giông bão của cuộc chiến, con người như choàng dậy đón hòa bình. Như một quy luật trong cuộc đời con người, sau những đau thương,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau những bão táp, con người sẽ được làm lại cuộc đời, đất lại nở hoa và thêu dệt nên hạnh phúc:

“ Sau cơn mƣa muốn mặc áo màu gì Đất lại dệt chuyên cần màu cây ấy

(Con đường của những vì sao)

Là người từng trải trong chiến tranh, khi viết trường ca trong sự chiêm nghiệm, nhận diện lại cuộc chiến và con người, Nguyễn Trọng Tạo đã trăn trở, nghĩ suy và thể nghiệm thành những triết lý sống mang giá trị nhân văn cao đẹp. Giữa mưa bom bão đạn, tình yêu vẫn nảy nở, niềm tin chiến thắng và hành trình đi từ đêm đen đến bình minh hòa bình của dân tộc Việt Nam kiên cường đã được nhà thơ đúc rút thành những chân lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)