Khát vọng hạnh phúc

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 53 - 58)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ TRONG TRƯỜNG CA NGUYỄN TRỌNG TẠO

2.1. Hình tượng người chiến sĩ

2.1.4. Khát vọng hạnh phúc

Khát vọng hạnh phúc tuy không được nói đến nhiều qua các bản trường ca song đó vẫn là điểm nhấn trong tâm hồn con người, đặc biệt là người chiến sĩ đang ngày đêm xả thân cho từng tấc đất, từng vạt rừng. Nếu không có khát vọng hạnh phúc có lẽ, mọi lý tưởng dù có cao đẹp đến đâu, mọi hành động dù có dũng cảm thế nào thì tất cả chỉ là vô nghĩa. Cùng bước chân đi trong mưa bom bão đạn, người chiến sĩ trong trường ca của Hữu Thỉnh đã mang trong mình khát vọng ấy:

Để có một đồng bằng trước mặt Chúng ta lên đường mười tám đôi mươi”

(Đường tới thành phố- Hữu Thỉnh)

Người chiến sĩ trong trường ca của Anh Ngọc trên hành trình chinh chiến ở nước bạn Capuchia đã khát khao được trở về thời thơ bé để được sống trong bình yên:

“anh xin đƣợc trở về thời bé bỏng thả con thuyền trôi dọc tiếng ru”

(Sông Mê Công- Anh Ngọc)

Sống giữa hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, khát vọng hạnh phúc của những người chiến sĩ trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo không phải là những điều cao xa, ảo tưởng mà trong mỗi người, những người cầm súng đi chiến trường bảo vệ đất nước đều mang trong mình một khát vọng hạnh phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bình thường, giản dị:

“ Hạnh phúc bình thường như hạnh phúc

Không khắc khoải lo âu không phấp phỏng đợi chờ”

(Tình ca người lính- số 1)

Đối với họ, hạnh phúc là được bồng bế đứa con thơ trên tay trong cảnh hòa bình:

“Ru con

Bên võng anh ngồi

Tiếng đƣa kẽo kẹt một thời trẻ thơ Có gì nhƣ quá đơn sơ

Mà cao rộng tựa ước mơ đời người”

(Tình ca người lính- số 2)

Biết bao người đã không tìm được hạnh phúc vì chiến tranh, để sự nuối tiếc khổ đau cho cả cuộc đời:

“Những mảnh vỡ mối tình đầu nhƣ thủy tinh nhọn sắc Bao đợi chờ ứa máu đến xa sau”

(Tình ca người lính- số 1)

Những cô thanh niên xung phong- những chiến sĩ đang ngày đêm túc trực những tuyến đường có những ước mơ giản dị mà quặn đau lòng người:

“- ước gì chúng mình cưới nhau hôm qua ước gì chúng mình cưới nhau bữa trước để trong đêm ly biệt

nói chuyện tương lai em ƣớc con trai anh mong con gái...”

(Con đường của những vì sao) Họ ước mong giá như niềm hạnh phúc riêng tư kia không muộn màng, không vội vã thì có lẽ trong cuộc chiến ác liệt này, những ước mơ về tương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lai, về hạnh phúc gia đình sẽ tiếp thêm sức mạnh cho họ. Thật đau xót khi khát vọng hạnh phúc của những chiến sĩ “chơi vơi giữa sự sống và cái chết, của tình yêu và biệt ly” [46, tr.522].

Người chiến sĩ quan niệm về hạnh phúc hết sức nghiêm túc và cao đẹp.

Với họ, hạnh phúc không phải là cái gì người ta cho nhau mà hạnh phúc có được sau bao nỗi gian lao, bao nhọc nhằn. Sau những hy sinh, vất vả, hạnh phúc đẹp và quý giá vô cùng:

“Hạnh phúc sau gian lao Hạnh phúc thêm giàu...”

(Tình ca người lính- số 2)

Chính những mong muốn rất người ấy không làm cho người chiến sĩ bi lụy, nhụt ý chí, ngược lại, càng thúc đẩy họ chiến đấu. Bởi vì, khát vọng hạnh phúc của họ dù có nhỏ bé hay lớn lao cũng luôn gắn liền với hạnh phúc của Tổ quốc, quê hương, gắn với tất cả những con người Việt Nam ở mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn:

“ôi hạnh phúc như cười như khóc

chỉ còn nhau trong mắt ƣớt lung linh!...”

(Con đường của những vì sao)

Khi đến ngày hòa bình, nụ cười chen lẫn nước mắt. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc trào dâng không chỉ của người chiến sĩ mà còn là của người dân Việt Nam sau những hy sinh, gian lao trên những chặng đường chiến đấu.

Khi hòa bình trở về cũng là khi khát vọng hạnh phúc vỡ òa trong niềm vui rất đỗi bình dị mà lớn lao:

“ Hòa bình như đứa con lưu lạc

Chạy chân trần về gặp lại quê hương !...”

(Tình ca người lính- số 1) Hình tƣợng trăng

Khát vọng hạnh phúc đời thường bình dị mà rất đỗi lớn lao của người chiến sĩ trong chiến tranh được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khắc họa qua biểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng ánh trăng. Trong trường ca thời chống Mỹ nói chung, dòng sông, con đường, ánh trăng là những biểu tượng thiêng liêng cho khát vọng hạnh phúc của người chiến sĩ trên mỗi chặng đường hành quân. Vầng trăng là hiện thực tươi đẹp, là mảng màu sáng làm cân bằng khoảng trời bom đạn. Chúng ta đã từng gặp hình ảnh đẹp “đầu súng trăng treo” trong Đồng chí của Chính Hữu, vầng trăng trong trường ca của Nguyễn Đức Mậu vừa da diết, bùi ngùi, vừa xa xăm:

“ Tổ quốc xa nhƣ vầng trăng tôi ngóng đêm rừng Sao tôi nghĩ trăng mọc từ đất Bắc”

(Trường ca sư đoàn- Nguyễn Đức Mậu)

Trong trường ca của Nguyễn Trọng Tạo, nhất là trường ca Con đường của những vì sao, biểu tượng ánh trăng xuất hiện với mật độ khá lớn, soi sáng cho chặng đường hành quân và ước mơ hòa bình của người chiến sĩ. Trăng là người bạn trò chuyện với họ trong đêm lạnh ở rừng già. Nhờ trăng, người chiến sĩ nhớ về đứa con thơ, trò chuyện với đứa con để mong một ngày đoàn tụ:

“Đêm nay trăng

Chín vàng trên điểm tựa Vàng nhƣ quả dƣa bở Giờ này con ngủ chƣa Hay chơi trăng sân nhà ?”

(Tình ca người lính- số 3)

Đặc biệt, trong trường ca Con đường của những vì sao, vầng trăng trải dài trên con đường hành quân của người chiến sĩ và những cô thanh niên xung phong. Vầng trăng là nhân chứng cho tình yêu, chứng kiến những lời thề nguyền khi người họ bước vào trận chiến:

“vầng trăng là nhân chứng vầng trăng là mầm sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vầng trăng là lòng ta gửi gắm

vƣợt lên nghìn cái chết tỏa sáng trong...”

( Con đường của những vì sao)

Vầng trăng là chứng nhân cho tình yêu đôi lứa mà chàng trai và cô gái đã thề nguyền trước trận chiến. Thông qua hình ảnh vầng trăng, khát vọng về một tương lai sống, một ngày mai hạnh phúc và vượt lên biết bao những đau đớn của số phận đã được người chiến sĩ gửi gắm. Vầng trăng là điểm tựa để người chiến sĩ giàu tinh thần lạc quan vượt qua bao hiểm nguy, bao cái chết trên trận địa. Trong 10 chương của bản trường ca Con đường của những vì sao, hình ảnh vầng trăng hiện lên ở nhiều cung bậc, nhiều góc độ và nhiều dáng vẻ khác nhau. Nguyễn Trọng Tạo đã xây dựng hình ảnh vầng trăng không chỉ là vầng trăng tự nhiên đơn thuần mà trăng còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ông để cho trăng hành trình cùng với hành trình tình yêu giữa Mùa và La, hành trình trên con đường đạn bom nham nhở. Khi chứng kiến tình yêu, trăng như cô gái 16 thẹn thùng với nhiều dáng vẻ trước mối tình đẹp của đôi trai gái: Trăng 16 lặng lẽ nhìn theo; ngực cô gái hồi hộp ánh trăng;

trăng bước chậm; trăng rùng mình; trăng thẹn thùng; trăng lơ đãng; trăng trải lụa vàng. Khi đi vào chiến trường, trên con đường đầy khắc nghiệt đạn bom, trăng đồng cảm với người lính chiến và hòa vào màu lá ngụy trang:

Trăng gầy; vầng trăng chung thủy; mặt lá ngây ngất vầng trăng;... Màu bàng bạc của ánh trăng hòa lẫn màu xanh trong đêm của lá ngụy trang, chở che cho người chiến sĩ:

“cái màu lá ngụy trang

qua vĩ tuyến vẫn màu trăng kỳ lạ cái màu trăng ngụy trang !...”

(Con đường của những vì sao) Khi bom đạn kẻ thù dội xuống khu rừng già làm ứa máu cơ thể người chiến sĩ thì khi ấy, trăng như mang trên mình thương tích, trăng đau nỗi đau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của họ:

“bom đã ném xuống bên kia màu trăng ấy người chảy máu và trăng chảy máu”

(Con đường của những vì sao)

Trăng đồng hành với người chiến sĩ trong mỗi bước đi, trăng trò chuyện, tâm tình và là bạn để người chiến sĩ dốc bầu tâm sự, quên đi những mệt nhọc, những vất vả và đau thương. Vầng trăng là nơi người chiến sĩ gửi gắm ước mơ hòa bình, nơi sẽ cho anh men say, dòng sữa ngọt:

“ Trăng ! Trăng ơi, anh nhận ánh trăng này nhƣ nhận men say

nhận dòng sữa ngọt

trên sa mạc của tình yêu cháy khát”

(Con đường của những vì sao)

Chiến tranh càng khốc liệt bao nhiêu thì khát vọng hạnh đời thường lại trở nên da diết bấy nhiêu trong tâm hồn người chiến sĩ. Trường ca kháng chiến chống Mỹ nói chung và trường ca Nguyễn Trọng Tạo nói riêng qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng đã đi sâu vào bản thể của con người để tìm thấy ở đó khát vọng và niềm mong mỏi lớn lao được sống trong hòa bình, trong hạnh phúc. Chính điều đó đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn của hình tượng trong trường ca bên cạnh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

Một phần của tài liệu Trường Ca Nguyễn Trọng Tạo (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)