1.2 Tổng quan về dịch vụ thẻ
1.2.5 Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ thẻ
Nếu việc đầu tư phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng mang lại hiệu quả cao thì những khách hàng sử dụng thẻ cũng được hưởng khá nhiều lợi ích:
Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong sử dụng thẻ do sự đa dạng hóa các sản phẩm thẻ của các ngân hàng trên thị trường mang đến cho khách hàng. Sự đa dạng này đến tư việc tập trung nghiên cứu và đẩy mạnh đầu tư phát triển mảng dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại hiện nay. Sự đa dạng này không những về chủng loại mà còn phong phú về tiện ích giúp chủ sở hữu thẻ có thể linh hoạt trong nhiều hoạt động thanh toán.
Tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro cho người sử dụng thẻ: Việc khách hàng phải xếp hàng dài chờ thanh toán, giao dịch tài chính hoặc lo lắng khi mang một khoản tiền lớn theo người khi đi du lịch hay đi giao dịch thì nay đã không còn nữa.
Đơn giản bởi thị trường dịch vụ thẻ ngày càng phát triển phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo ra nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Khi sử dụng thẻ, rất đơn giản, khách hàng chỉ cần mang theo nó và thỏa sức mua sắm chi tiêu theo nhu cầu mà không phải mất thời gian ra ngân hàng, không mất công bảo quản và tinh toán tổng lượng định chi tiêu bao nhiêu. Như vậy, mọi giao dịch của khách hàng sẽ đơn giản, an toàn và thoải mãn hơn rất nhiều.
Thuận tiện rút tiền mặt: Với các thẻ rút tiền mặt, chủ thẻ có thể thực hiện việc rút tiền mặt ở các cây rút tiền tự động (ATM) do ngân hàng phát thành thẻ đăng ký hoặc các cây rút tiền tự động khác nằm trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng của ngân hàng phát hành. Chi phí cho việc rút tiền mặt cũng ngày càng rẻ hơn. Rất nhiều các ngân hàng miễn phí rút tiền mặt trong mấy năm đầu cho chủ thẻ, thậm chí miễn phi rút tiền cho các chủ thẻ khi rút tiền tại các cây ATM khác trong cùng kênh thanh toán của ngân hàng bảo lãnh.
Góp phần kiểm soát chi tiêu: Với việc đầu tư công nghệ hiện đại vào kinh doanh dịch vụ thẻ, khách hàng cũng được hưởng lợi từ việc dễ dàng truy cập trên hệ thống mạng của ngân hàng hoặc truy vấn trên các máy ATM để biết được số dư tài khoản, sao kê chi tiết các giao dịch phát sinh tại mọi thời điểm, mọi nơi, chủ thẻ có thể tính toán được tổng khối lượng tiền mình đã sử dụng trong tháng, trong một thời kỳ, tổng lãi phải trả cho các giao dịch tín dụng, hạn mức còn được sử dụng tại thời điểm hiện tại… để từ đó cân nhắc, điều chỉnh lại việc chi tiêu cho phù hợp.
1.2.5.2. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
Việc đầu tư phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng giúp nâng cấp, cải tiến công nghệ trong thanh toán và giao dịch tài chính, điều này góp phần giúp các cơ sở chấp nhận thẻ giảm bớt áp lực về thanh toán và tiết kiệm thời gian, tiện lợi hơn trong việc thanh toán.
Với sự đầu tư phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, việc thanh toán ngày càng nhanh chóng và tiện lợi giúp các doanh nghiệp (đơn vị chấp nhận thẻ) quay vòng vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Đây chính là điểm thuận lợi cho các cơ sở chấp nhận thẻ có thêm nhiều cơ hội đầu tư khác.
An toàn, bảo đảm: Ngay sau khi thực hiện giao dịch chuyển tiền thanh toán, tiền sẽ được ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ.
Nhanh chóng giao dịch với khách hàng: Hệ thống thiết bị chuyển ngân điện tử giúp đẩy nhanh quá trình xử lý bán hàng, giúp cơ sở chấp nhận thẻ cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công bằng giấy tờ.
1.2.5.3. Đối với đơn vị phát hành thẻ
Đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tạo ra nhiều lợi ích đối với ngân hàng như:
- Giảm áp lực thanh toán tiền mặt,giảm lượng tiền mặt tồn quỹ không sử dụng được hết trong ngân hàng, tăng khối lượng tiền lưu thông hệ thống tài khoản: Đối với một ngân hàng, hằng ngày có hàng triệu giao dịch thanh toán, khách hàng rút tiền, nộp tiền, giải ngân cho khách hàng, đổi tiền, vay tiền, cho vay tiền trên thị trường liên ngân hàng qua lại giữa các ngân hàng… Nếu tất cả đều sử dụng bằng tiền mặt thì tổng lượng tiền mặt cần có sẵn tại mỗi ngân hàng thật sẽ vô cùng lớn.
Lượng tiền cuối ngày nếu không sử dụng hết sẽ bị tồn quỹ tại két của các đơn vị trong khi tiền trong tài khoản thì bị thiếu hụt, phải trả các chi phí vay qua đêm…
Việc sử dụng thẻ thanh toán sẽ giúp các ngân hàng không phải chuẩn bị lượng tiền mặt quá nhiều cho các giao dịch mà thay vào đó có thể bù trừ tiền trong tài khoản vừa đi vay, vừa cho vay, làm giảm lãng phí tiền mặt tồn quỹ, tăng hiệu quả sử dụng tiền chuyển khoản.
- Hiệu quả trong quá trình thanh toán: Ngân hàng thông qua việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, số lượng các giao dịch thực hiện bằng Séc và tiền mặt sẽ giảm hơn đáng kể. Điều này mang lại cho ngân hàng rất nhiều lợi ích hơn: thực hiện số giao dịch ít hơn (tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực), những thông tin thường trực được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, Mastercard dưới hình thức điện tử, làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn… nhờ vậy hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn.
- Tăng nguồn vốn khả dụng cho ngân hàng: nhờ thẻ thanh toán mà các chủ thẻ sẽ phải để một khoản tiền nhất định trên tài khoản thanh toán (tài khoản không kỳ hạn) thay vì để tất cả dưới dạng các hợp đồng tiền gửi (tài khoản có kỳ hạn). Do đó, các ngân hàng sẽ có một khoản tiền khả dụng khá lớn trên tài khoản thanh toán (tài khoản không kỳ hạn). Ngân hàng có thể dụng khoản tiền nhàn rỗi này cho các nhu cầu thanh toán phát sinh trong ngày với chi phí rất rẻ (lãi suất không kỳ hạn). Điều này giúp các ngân hàng vừa tiết kiệm chi phí huy động vốn, vừa tăng nguồn thanh khoản thanh toán trong ngày.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Thông qua việc thanh toán bằng thẻ mà các ngân hàng có thể đưa thêm các loại hình thanh toán khác phục vụ khách hàng.
Qua đó các chiến lược đầu tư để nâng cao cơ sở vật chất máy móc thiết bị, đầu tư cho phần cứng, phần mềm phục vụ thẻ, thanh toán thẻ. Mặt khác, nhu cầu sử dụng các tiện ích về thẻ của khách hàng ngày càng tăng cao và khắt khe hơn, chính vì thế áp lực đặt ra đối với các ngân hàng là không ngừng bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế các thiết bị công nghệ để luôn đáp ứng được tất cả các nhu cầu của các khách hàng.
- Góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng: Từ khi thẻ thanh toán ra đời, các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng trở nên phong phú hơn khiến cho ngân hàng trở thành một tổ chức rất chuyên nghiệp trong việc cung cấp các phương tiện thanh toán đa tiện ích, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có thế, đối với các nước phát triển, đặc biệt là những nước mà ngành ngân hàng đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng vào sự phát triển kinh tế thì phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng giúp các ngân hàng có thêm các cơ hội để lấn sân sang các thị trường khác (ngoài kinh doanh tiền thuần túy) như đầu tư, bảo hiểm, bảo lãnh… Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của các ngân hàng.
1.2.5.4. Đối với nền kinh tế - xã hội
Với những thành tựu rực rỡ về kỹ thuật, khoa học công nghệ thế giới trong những năm gần đây mà công dụng của thẻ ngày càng trở nên hữu dụng và phát triển. Chính vì thế, việc đầu tư phát triển thẻ đóng góp một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội.
Góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, lãng phí nguồn tiền nhàn rỗi trong thị trường: là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên và là vai trò tất yếu của thẻ đó là giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.Ở các quốc gia phát triển, sự thanh toán bằng thẻ là thanh toán phổ biến nhất trong các phương tiện thanh toán trong lưu thông. Nhờ vậy mà khối lượng tiền mặt trong lưu thông giảm đáng kể góp phần kiểm chế lạm phát, giảm lãng phí tiền nhàn rỗi trong thị trường.
Góp phần tăng nhanh khối lượng chu chuyển, tốc độ quay vòng vốn nhanh, tạo ra nguồn tiền dồi dào, linh hoạt trong nền kinh tế: Các giao dịch thẻ hầu hết được thanh toán online (thực hiện trực tuyến). Vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toán nhanh hơn rất nhiều lần so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… phải thực hiện qua giấy tờ mất thời gian ký tá, bảo quản. Với các giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử, nhanh chóng, chính xác.
Góp phần thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước: như kiềm chế lạm phát, kích cầu tiêu cho nền kinh tế: Các giao dịch thanh toán qua thẻ đều thuộc kiểm soát của nhà nước, của đơn vị phát hành thẻ, của đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, vì vậy hoàn toàn có thể kiểm soát các giao dịch này. Cụ thể hơn, các ngân hàng phát hành thẻ có thể truy vấn, kiểm tra, kiểm soát mọi giao dịch của khách hàng mình, tạo nền tảng cho công tác quản lý thuế của nhà nước, thực hiện các chính sách quản lý ngoại hối quốc gia. Thực tế ngày nay, mọi chín h sách, chế độ liên quan đến thẻ đều dựa trên các chính sách quy định quản lý của nhà nước.
Hơn thế nữa, việc đầu tư nhằm mở mộng số lượng, chất lượng thẻ, hệ thống thanh toán thẻ sẽ kích cầu tăng tiêu dùng. Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả cuả các ngân hàng thương mại.
Cải thiện môi trường kinh tế xã hội, hòa nhập, thu hút khách nước ngoài, tạo điều kiện cho sự phát triển chung về kinh tế, văn hóa, du lịch của đất nước. Đồng thời rút ngắn khoảng cách về sự phát triển giữa Việt Nam và thế giới: Thanh toán thẻ làm giảm bớt các giao dịch thanh toán thủ công bằng tay, tiếp cận một phương tiện công nghệ tiên tiến của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại thông minh, hiện đại hơn. Chính điều này góp một phần vào việc thu hút phát triển du lịch, các nhà đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam