Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh đông đô (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰPHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI MSB ĐÔNG ĐÔ

4.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

a. Tạo điều kiện kinh tế - xã hội ổn định

Đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế là sự hình thành và phát triển của dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nói chung, tại MSB nói riêng. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định gắn liền với việc cơ sở hạ tầng được đầu tư, khi đó đời sống dân chúng được cải thiện, hướng họ tới việc tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm văn minh và tiện ích như thẻ.

b. Hoàn thiện văn bản và quy định vềvấn đề tội phạm thẻ

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm ban hành hệ thống văn bản pháp lý quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng kinh doanh thẻ đều phải xây dựng riêng cho mình quy chế nghiệp vụ riêng dẫn đến sự không đồng nhất, gây khó khăn cho việc hợp tác kết nối hệ thống thẻ giữa các ngân hàng.

Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm

khắc trong Bộ luật Hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ, xây dựng và đưa vào thực thi Luật tội phạm máy tính, Luật tội phạm thẻ, Luật tội phạm thương mại điện tử, Luật chữ ký điện tử. Do đó Việt Nam nên đưa ra các chế tài xử phạt hành chính thật nặng và hình sự nghiêm khắc nhất cho tội phạm thẻ là chung thân hoặc tử hình để tấn công triệt để các loại hình tội phạm này. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như các quy định của luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống pháp luật Việt Nam.

c. Tuyên truyền rộng rãi về thẻ ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt

Chính phủ nên chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng về tính năng, sự ưu việt cũng như tính văn minh của các sản phẩm thẻ đến với người dân và đòi hỏi cần có một tổ chức của Nhà nước hoạt động không mang tính lợi nhuận để đứng ra điều phối các hoạt động liên quan đến việc sử dụng thẻ, tạo được sự sẵn sàng phối hợp giữa nhiều ngành.

Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ phổ biến rộng rãi các hình thức thanh toán qua ngân hàng và khuyến khích người dân mở tài khoản tại ngân hàng. Như ở Trung quốc, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng; kêu gọi người dân thanh toán tiền điện, nước, điện thoại....từ tài khoản tại ngân hàng đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của thẻ thanh toán tại các ngân hàng Trung quốc. Vì vậy học tập kinh nghiệm các nước, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành cung ứng dịch vụ viễn thông, điện, nước... tích cực phối hợp với ngành ngân hàng, không nên xem dịch vụ thẻ là việc kinh doanh chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, để có thể đẩy mạnh việc chấp nhận thẻ như một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

4.3.1.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Trong tiến trình phát triển thị trường thẻ nói chung cũng như nâng cao chất

lượng dịch vụ thẻ ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại cần sự hỗ trợ rất lớn từ ngân hàng nhà nước, từ việc hỗ trợ chuyên môn, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như việc tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ cho các giao dịch thẻ.

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro trong dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến đổi mới công nghệ thông tin cũng rất cần được chú trọng.

Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ phổ cập, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.

Một trong những giải pháp trước mắt là Ngân hàng nhà nước cần ban hành thống nhất một số quy định về thanh toán hàng hoá, dịch vụ qua máy POS như quy định về phí, cam kết người bán không tính phí người mua hàng… để các ngân hàng thương mại cạnh tranh lành mạnh trong thanh toán qua máy POS.

- Đưa ra định hướng và đường lối phát triển cụ thể đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng thương mại xây dựng cách phát triển phù hợpvới chính mình, tránh chồng chéo trong lộ trình phát triển.

- Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.

- Ngân hàng nhà nước phối hợp tích cực với Bộ Công An, Uỷ ban nhân dân thành phố để có các biện pháp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành phòng chống tội phạm trong hoạt động kinh doanh thẻ để đảm bảo an ninh, an toàn tại các địa điểm đặt máy ATM nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảm thiểu tổn thất cho các ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng nhà nước phối hợp với Bộ Công thương trong việc định hướng

các công ty cung ứng hàng hoá, dịch vụ phối hợp với các ngân hàng thương mại phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hoá qua mạng với việc sử dụng thẻ thanh toán của các ngân hàng thương mại theo hướng giá cả phù hợp.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ thẻ: Ngân hàng nhà nước phối hợp với các ngân hàng thương mại, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Có chính sách nhằm đẩy mạng thanh toán không dùng tiền mặt, ví dụ như:

giám sát chặt chẽviệc sử dụng tiền mặt, có thể thu phí sử dụng tiền mặt nhằm định hướng người dân sang các phương thức thanh toán khác.

- Huy động vốn trong nướckết hợp với vay thương mại trên thị trường quốc tế tiến hành mở rộng,nâng cấp hệ thống thanh toán qua thẻ cũng như đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ

- Đẩy nhanh tiến trình hợp nhất, kết nối các hệ thống thẻ thanh toán đơn lẻ thành một trung tâm thẻ thống nhất để tạo tiện ích gia tăng cho khách hàng và giảm thiểu chi phí đầu tư máy ATM, POS cho các tổ chức phát hành thẻ. Bên cạnh việc chủ động hơn nữa của các ngân hàng thương mại trong việc hợp tác lẫn nhau thì ngân hàng nhà nước phải là đầu mối thực hiện kết nối các ngân hàng trong việc hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại, triển khai các sản phẩm, dịch vụ.

Khi đã hình thành một hệ thống các ngân hàng có thể kết nối thẻ với nhau thì sẽ có rất nhiều lợi ích được đem lại:

+ Hệ thống thanh toán thẻ thống nhất tạo ra sự tiện lợi tối đa cho khách hàng.

Khách hàng có thể sử dụng một chiếc thẻ ở bất cứ máy ATM, POS nào ở bất cứ nơi nào, khắc phục tình trạng khách hàng phải đi đến các địa điểm khác nhau để tìm máy ATM của ngân hàng phát hành chiếc thẻ của mình. Đồng thời cũng không còn tình trạng có nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng tại cùng một địa điểm, mỗi đơn vị chấp nhận thẻ chỉ cần trang bị một máy POS mà không cần trang bị nhiều máy của nhiều ngân hàng như hiện nay. Các dịch vụ gia tăng khách hàng được sử dụng cũng nhiều hơn. Các ngân hàng thương mại sẽ tập trung vào việc quảng bá thương

hiệu, chăm sóc khách hàng. Khi hệ thống thẻ được thống nhất thì vấn đề số lượng máy ATM không còn quan trọng nữa mà quan trọng là chất lượng phục vụ của các ngân hàng.

+ Các tổ chức phát hành thẻ sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí mua sắm các máy ATM, POS. Tình trạng không kết nối giữa hệ thống thẻ của các ngân hàng đã dẫn đến sự lãng phí lớn khi mỗi ngân hàng phải đầu tư một nguồn tài chính khá lớn để quản lý và vận hành một hệ thống của riêng mình.

+ Hệ thống thanh toán thẻ thống nhất sẽ giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp các chính sách của nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản được thực thi hiệu quả hơn.

- Ngân hàng Nhà nước cần có các biện pháp thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh đông đô (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)