Giải pháp về hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh đông đô (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰPHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI MSB ĐÔNG ĐÔ

4.2 Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thẻ tại MSB Đông Đô

4.2.3 Giải pháp về hoạt động marketing

Hoạt động dịch vụ thẻ tại MSB vẫn mang tính chất đại trà, chưa hướng đến nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Để có thể phát triển, cần phải lựa chọn một hoặc nhiều thị trường mục tiêu, tập trung tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm, từ cơ sở phục vụ tốt sẽ làm tiền đề cho việc mở rộng ra các thị trường khác trong tương lai.

Trong đó, bước mở đầu và then chốt trong Marketing phân khúc thị trường là lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.

Từ việc xác định thị trường mục tiêu, MSB cần nghiên cứu, khảo sát để đo lường và dự báo nhu cầu thị trường. Trên cơ sở đánh giá tiềm lực và tiềm năng phát triển của thị trường để có định hướng, kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ theo phân khúc thị trường. Từ đó xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn có thể thiết kế các mẫu mã sản phẩm kết hợp với các tiện ích đi kèm phù hợp. Ví dụ: các tiêu chí để thiết kế các dòng sản phẩm như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, khu vực địa lý, mức trung thành của khách hàng,…

Tăng cường, thúc đẩy hoạt động Marketing

Mục tiêu của giải pháp này là tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và thu hút khách hàng; nâng cao vị thế, uy tín thương hiệu thẻ thanh toán MSB; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, chi nhánh cần đầu tư mạnh về chính sách Marketing, quảng cáo rộng rãi dịch vụ thẻ đến với đông đảo tầng lớp dân cư với các nội dung cụ thể dưới đây:

- MSB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, có nhiều khách hàng quan hệ truyền thống, có hình ảnh và uy tín của từng chi nhánh trên địa bàn. Nên đưa ra những yêu cầu Marketing tại chi nhánh như quảng cáo sản phẩm thẻ, khai thác chủ thẻ, tiên quyết khai thác cơ sở chấp nhận thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế, địa điểm đặt ATM, khai thác các nhà cung cấp sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến, khai thác các điểm ưu đãi cho chủ thẻ của MSB…

- Tăng cường quảng bá thương hiệu mới tạo ra một ấn tượng. Việc quảng bá này rất quan trọng và đòi hỏi phải có sự kết hợp và nỗ lực rất lớn từ các chi nhánh.

Vì nếu không quảng cáo thì mặc dù sản phẩm của MSB tốt nhưng khách hàng sẽ dùng sản phẩm thẻ của các đối thủ cạnh tranh. Các mẫu quảng cáo phải thống nhất toàn hệ thống, đặc biệt Chi nhánh cần giám sát việc thực hiện treo băng rôn, áp phích để luôn đảm bảo thực hiện treo, dán đầy đủ, bắt mắt. Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, gửi email quảng cáo về sản phẩm dịch vụ thẻ. Thiết kế trang Web cho sản phẩm thẻ với nội dung hấp dẫn hơn, cập nhật bổ sung thường xuyên thông tin về các sản phẩm mới, hoặc về sản phẩm sắp sửa

đượcphát hành. Trên trang Web nên xậy dựng một diễn đànđể nhận được góp ý và đánh giá về sản phẩm thẻ của MSB .Những ý kiến có giá trị sẽ nhận được phần thưởng từ ngân hàng.

- Thiết lập kho dữ liệu khách hàng: bao gồm email, điện thoại của khách hàng để gửi về trung tâm thẻ để tổng hợp thành kho dữ liệu. Từ đó khi có các chương trình quảng cáo, khuyến mại sẽ tự động chuyển về cho khách hàng.

- Cán bộ nhân viên có thể trực tiếp quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm thẻ đến khách hàng, chủ động tiếp xúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp để thực hiện trả lương qua ngân hàng.

- Tập trung vào công tác tuyền thông nội bộ: nhân viên phải hiểu về sản phẩm, dịch vụ thẻ để có thể quảng cáo, tư vấn với khách hàng trong mọi trường hợp. Từ đó tăng độ tin cậy và sự thấu cảm của sản phẩm dịch vụ thẻ MSB đối với khách hàng.

- Tài trợ các chương trình hỗ trợ sinh viên, học sinh như: trao học bồng trên đó có logo của thẻ MSB kèm các tờ rơi và mẫu đăng ký sử dụng dịch vụ.

- Đẩy mạnh kênh phân phối cộng tác viên: Cộng tác viên không chỉ tìm kiếm khách hàng về cho chi nhánh mà còn hỗ trợ nhập thông tin khách hàng, đóng gói thẻ, trả thẻ cho khách hàng và có nhiệm vụ phát, dán tờ rơi, poster quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ thẻ theo sự phân công, tiết kiệm thời gian và chi phí cho chi nhánh.

- Báo cáo thường xuyên, kịp thời kết quả các chương trình khuyếch trương thẻ về hội sở chính để hệ thống có những đối sách theo từng giai đoạn.

Chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm dịch vụ tại quầy giao dịch. Nhân viên ngân hàng cần chủ động, nhiệt tình tư vấn và giới thiệu cho khách hàng những tiện ích của dịch vụ thẻ. Tại các quầy giao dịch nên bố trí 01 máy tính và các tài liệu hướng dẫn về dịch vụ thẻ để khách hàng có thể chủ động sử dụng dịch vụ hoặc được các nhân viên tư vấn hướng dẫn sử dụng, kích hoạt dịch vụ, qua đó tăng cường tính quảng bá, khuyến khích cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh đông đô (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)