Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh đông đô (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM– CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại MSB Đông Đô

3.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

3.2.1.1 Số lượng thẻ phát hành những năm gần đây

* Thẻ ghi nợ nội địa:

Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đặt trưng của MSB là thẻ M-Money và M1- loại thẻ rất dễ sử dụng đối với khách hàng. Trong thời gian qua ngoài việc tập trung trọng tâm trong việc phát hành thẻ ghi nợ nội địa hướng đến khách hàng là các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, MSB cũng chú trọng sang các trường đại học, người về hưu có thu nhập khá, vận động viên thể thao, … Với các chính sách ưu đãi phí giao dịch thẻ cùng với các ưu điểm nổi bật về theo dõi và quản lý hiệu quả việc chi tiêu, MSB Đông Đô đã thu được những hiệu quả nhất định trong doanh số phát hành thẻ.

Bảng 3.3 Số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa phát hành của MSB trong năm 2016-2018 Đơn vị: thẻ

Năm 2016 2017 2018

Số lượng thẻ phát hành mới của toàn MSB 53,216 68,214 78,554 Số lượng thẻ phát hành mới của MSB Đông Đô 988 1,256 1,512

% so với năm trước - 127.12 120.38

(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2016-2018 và báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của MSB) Thẻ ghi nợ nội địa của MSB không chỉ rút tiền được tại các máy rút tiền tự động và còn có thể thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) trên toàn quốc. Qua số liệu hàng năm, ta có thể nhận thấy số lượng thẻ ghi nợ trong giai đoạn 2016-2018 tăng đều qua mỗi năm. Hơn nữa, trong giai đoạn này thị trường thẻ ghi nợ nội địa đang đi vào trạng thái bão hòa, các ngân hàng khác đều có mục tiêu phát hành thẻ nội địa với số lượng rất lớn, đứng trước thực trạng đó MSB Đông Đô xác định bên cạnh phát triển số lượng thẻ là nâng cao chất lượng của chủ thẻ với mục đích là tăng lượng thẻ hoạt động, giảm lượng thẻ „chết‟. Nhờ chú trọng trong khâu Marketing đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội của chi nhánh cũng như khâu Marketing của toàn ngân hàng, MSB Đông Đô vẫn giữ được sự tăng trưởng trong kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa.

Đơn vị: thẻ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ vùng 2 – Khối ngân hàng bán lẻ MSB năm 2018) Biểu đồ 3.1 Số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa đƣợc phát hành của vùng 2 – Khối

ngân hàng bán lẻ của MSB năm 2018

* Thẻ ghi nợ quốc tế:

Khác với thẻ ghi nợ nội địa là chỉ dùng để thanh toán trong nước, thẻ ghi nợ quốc tế giúp khách hàng sử dụng thẻ trên toàn cầu. Khi khách hàng đi công tác hay du lịch ... ở các nước thì hoàn toàn có thể rút tiền, sử dụng dịch vụ ngân hàng bằng thẻ ghi nợ quốc tế. Hiện nay, các loại thẻ ghi nợ quốc tế phổ biến với người dùng là MasterCard Debit, Visa Card Debit, JCB Debit... với số lượng ATM lên tới hàng triệu điểm giao dịch trên thế giới.

Sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế của MSB là thẻ ghi nợ quốc tế Easyshop. Thẻ ghi nợ quốc tế của MSB được thiết kế hiện đại, năng động, mang đến cho khách hàng một trải nghiệm mới về thẻ thanh toán và là bộ mặt thẻ nổi bật của MSB trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Bảng 3.4 Số lƣợng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành của MSB trong năm 2016-2018 Đơn vị: thẻ

Năm 2016 2017 2018

Số lượng thẻ phát hành mới của toàn MSB 51,562 87,572 109,791 Số lượng thẻ phát hành mới của MSB Đông Đô 375 656 876

% so với năm trước - 174,93 133,54

(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2016-2018 và báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của MSB)

Đơn vị: thẻ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ vùng 2 – Khối ngân hàng bán lẻ MSB năm 2018) Biểu đồ 3.2 Số lƣợng thẻ ghi nợ quốc tế đƣợc phát hành của vùng 2 – Khối

ngân hàng bán lẻ của MSB năm 2018

Qua số liệu trên ta có thể thấy số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành tăng lên theo từng năm với tốc độ tăng lớn. Điều nay cho thấy thẻ ghi nợ quốc tế đã ngày càng chiếm được cảm tình của người sử dụng bởi nó không chỉ gắn liền với các thương hiệu nổi tiếng như Visa hay Master mà nó thực sự là một sản phẩm thực sự tiện ích. Với sản phẩm này, chỉ cần có tiền trong tài khoản, khách hàng có thể sử dụng tại tất cả các ATM và khắp nơi trên thế giới. Có thể nhìn thấy sự tăng trưởng vượt trội về số lượng thẻ được mở năm 2017 của toàn hệ thống ngân hàng MSB cũng như MSB Đông Đô, điều này xuất phát từ chiến lược Marketing hiệu quả của ngân hàng. Giữa năm 2017, MSB bắt đầu chương trình JOY và JOY+ mang đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ với lợi ích vượt trội qua đó thúc đẩy được doanh số bán hàng cũng như thương hiệu cho ngân hàng. Năm 2018, The Asian Banking & Finance, tạp chí tài chính uy tín có trụ sở tại Singapore đã tổ chức “đánh giá sức khỏe” nhiều công ty tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia, lãnh thổ khác nhau, qua đó bình chọn và trao tặng các giải thưởng trong các lĩnh vực: bán lẻ, doanh nghiệp, đầu tư và bảo hiểm. Trong dịp này, ngân hàng MSB đã vinh dự được trao tặng Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2018.

* Thẻ tín dụng quốc tế:

Cũng như thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế trong gian đoạn 2016-2018 đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của MSB với các loại sản phẩm đa dạng cũng các khuyến mãi đi kèm: Thẻ tín dụng MSB Visa Online – Mua sắm online, Hoàn tiền ưu đãi đến 20%, Thẻ tín dụng du lịch MSB Visa – Du lịch cực chất, hoàn tiền cao nhất, Thẻ tín dụng MSB Platium - Tận hưởng cuộc sống sang trọng và đẳng cấp trong từng khoảnh khắc, ... kết hợp cùng các sản phẩm vay khách giúp MSB gia tăng thị phần trong mảng thẻ tín dụng quốc tế.

Bảng 3.5Số lƣợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành của MSB trong năm 2016-2018 Đơn vị: thẻ

Năm 2016 2017 2018

Số lượng thẻ phát hành mới của toàn MSB 18,032 26,453 25,877 Số lượng thẻ phát hành mới của MSB Đông Đô 219 336 324

% so với năm trước - 153,42 96,43

(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngânhàng Việt Nam năm 2016-2018 và báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của MSB) Đơn vị: thẻ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ vùng 2 – Khối ngân hàng bán lẻ MSB năm 2018) Biểu đồ 3.3 Số lƣợng thẻ tín quốc tế đƣợc phát hành của vùng 2 – Khối ngân

hàng bán lẻ của MSB năm 2018 3.2.1.2 Doanh số sử dụng thẻ trong những năm gần đây

Trong những năm, cơ sở hạ tầng cho phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được cải thiện đáng kể. Các thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện

nhiều hơn nhưng rất hiệu quả và an toàn. Hệ thống thanh toán điên tử bù trừ cho các giao dịch tự động đã được hoàn thiện, mang lại sự thông suốt cho các giao dịch tự động . Đến cuối năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý gần 140triệu giao dịch với tổng trị giá giao dịch lên tới 73 triệu tỷ đồng, so với năm 2017, mức tăng tương ứng là 25% và 24%. Số lượng giao dịch bình quân đạt gần 550.000 giao dịch/ngày, có giá trị gần 290 nghìn tỷ đồng/ngày, là một con số rất lớn.

Doanh số sử dụng thẻ của MSB trong giai đoạn 2016-2018 cũng không năm ngoài xu hướng này. Các hoạt động chủ yếu vẫn là thanh toán và rút tiền qua thẻ.

Doanh số sử dụng thẻ của MSB được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.6 Doanh số sử dụng thẻ của MSB trong năm 2016-2018

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa DSSD Thị phần DSSD Thị phần DSSD Thị phần 2016 1,526,625 1.97% 6,990,480 5.12% 11,875,407 0.67%

2017 2,488,808 2.21% 2,245,224 1.32% 26,307,142 1,33%

2018 3,706,088 2.05% 9,633,514 4,14% 10,625,168 0.53%

(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2016-2018 và báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của MSB) Cùng với sự tăng trưởng về số lượng phát triển thẻ của MSB là sự tăng trưởng về doanh số sử dụng thẻ trong giai đoạn 2016-2018. Với sản phẩm thế mạnh là thẻ ghi nợ quốc tế với số lượng thẻ mở tăng mạnh trong khoảng 2017 và 2018, doanh số sử dụng của thẻ ghi nợ quốc tế của MSB tăng mạnh đạt 9,633 tỷ VNĐ – một kết quả đáng khích lệ của MSB. Doanh số của thẻ tín dụng cũng cho thấy sự tăng trưởng đều đặn qua từng năm. Tuy vậy, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa lại giảm trong năm 2018. Với nhiều hình thức cạnh tranh gay gắt và các chiến lược đầu tư nguồn lực mạnh mẽ nhằm giành giật, lôi kéo các ĐVCNT của các ngân hàng khác, việc phát triển thị phần cũng như doanh số cho thẻ ghi nợ nội địa thật sự là thách thức lớn cho toàn thể MSB.

3.2.1.3 Mạng lưới ATM, ĐVCNT

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ghi nợ, đẩy mạnh việc triển khai hệ thống giao dịch tự động trở thành một yêu cầu tất yếu đối với MSB. Sự đầu tư và

phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Ngân hàng trong thời gian qua đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) và ĐVCNT. Không chỉ dừng lại ở việc đặt máy ATM tại trụ sở ngân hàng, Ngân hàng còn mở rộng các máy ATM ra bên ngoài, hoạt động 24/7 theo đúng nghĩa “ngân hàng tự động”, thực sự đem lại cho khách hàng dịch vụ tiện lợi, an toàn, hiện đại.

Bảng 3.7 Số lƣợng ATM và ĐVCNT của MSB trong năm 2016-2018 Đơn vị: Máy

Năm

ATM ĐVCNT

Số lƣợng đang lưu hành

Số lƣợng mở mới

Số lƣợng đang lưu hành

Số lƣợng mở mới

2016 462 21 527 32

2017 435 18 489 29

2018 437 18 437 18

(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam năm 2016-2018 và báo cáo tổng kết hoạt động thẻ của MSB) 3.2.1.4 Thu nhập từ hoạt động thẻ

MSB Đông Đô có những khoản thu nhập từ hoạt động thẻ xét theo loại hình dịch vụ thẻ như sau:

- Thu nhập từ hoạt động thanh toán qua thẻ

Đây là loại phí thu trực tiếp từ từ các ĐVCNT của MSB Đông Đô tính trên doanh số thanh toán qua từng loại thẻ khác nhau. Bao gồm: Phí thu tính trên doanh số sử dụng thẻ theo từng loại thẻ, phí rút tiền mặt thu từ khách hàng sử dụng thẻ tại máy ATM, phí thu từ khách hàng tại các ĐVCNT,...

- Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ

Đây là các thu về phí có giá trị không nhỏ từ dịch vụ thẻ như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí gia hạn thẻ, ...

Thêm vào đó, thu nhập từ hoạt động thẻ còn phải kể tới các phí như: Lãi cho vay thẻ tín dụng, phí phạt trả nợ thẻ tín dụng quá hạn và một số phí khác.

Bảng 3.8: Doanh thu từ dịch vụ thẻ của MSB Đông Đô

(Đơn vị: triệu đồng)

Doanh thu 2016 2017 2018 % so với năm trước

2017 2018

Doanh thu từ phát hành thẻ 199 222 261 112 117

Doanh thu từ thanh toán thẻ 292 479 642 164 133

Thu lãi 46 69 87 148 126

Thu lãi phạt quá hạn 17 22 26 132 118

Thu khác 8 13 16 174 120

Tổng 562 805 1032 143 128

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động MSB Đông Đô – giai đoạn 2016-2018) Qua các số liệu ở bảng trên, có thể nhận thấy phần lớn thu nhập trong hoạt động thẻ của MSB Đông Đô đến từ hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Trong đó, thu nhập từ việc thanh toán thẻ chiểm tỷ trọng chủ yếu. Với việc cơ sở hạ tầng cho việc thanh toán thẻ phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua cùng với số lượng thẻ phát hành tăng đáng kể, thu nhập về thẻ của MSB Đông Đô đạt kết quả khả quan.

Doanh thu tăng dần qua các năm từ 2016 đến 2018 với tốc độ tăng trưởng tương đối tốt qua từng năm. Với kết quả này, MSB Đông Đô cũng là một trong những chi nhánh có doanh thu cao nhất trong Vùng 2 của khối Ngân hàng bán lẻ MSB.

Hiện nay, mức phí cho việc phát hành và sử dụng thẻ của MSB không cao hơn so với các ngân hàng khác, nhưng với kết quả kinh doanh thẻ khả quan như trên, có thể thấy hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của MSB Đông Đô đạt được những hiệu quả nhất định. Với những chính sách kích cầu số lượng thẻ phát hành như miễn phí phát hành thẻ, không phải nộp số dư tối thiểu khi phát hành thẻ, các tiện ích đi kèm cùng chính sách Marketing tương đối hiệu quả, lượng thẻ “chết“ đã được giảm khá nhiều, tránh gây lãng phí cũng như thất thu các khoản phí như phí sử dụng thường niên hay các phí dịch vụ kèm theo khác.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam – chi nhánh đông đô (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)