6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
3.2.3. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn
Trong quá trình sử dụng vốn của mình việc công ty làm thất thu nguồn vốn của mình do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để thực hiện tài sản trong sản xuất kinh doanh giản đơn đòi hỏi công ty phải bảo toàn vốn kinh doanh. Muốn vậy công ty phải thực hiện các giải pháp như:
- Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích tránh lãng phí, phải quy định từng công việc cho người lao động sao cho nguồn vốn phải đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh.
- Làm tốt công tác phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
- Tiến hành trích lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại mà rủi ro mang lại.
- Phân tích môi trường kinh doanh, hoạt động kinh doanh của công ty. Sau khi đã tiến hành tốt công tác bảo toàn vốn, các công ty phải tìm nguồn vốn nhằm mở rộng nguồn tài trợ để tăng nguồn vốn kinh doanh thì câu hỏi
đầu tiên của nhà quản trị tài chính là lấy nguồn ở đâu ra, phải dùng nó như thế nào cho hiệu quả.
- Tín dụng nhà cung cấp. Công ty thoả thuận với nhà cung cấp kỳ hạn trả nợ thích hợp để đảm bảo việc trả nợ của công ty. Hạn chế việc công ty mất khả năng thanh toán hay xin gia hạn thanh toán. Nó gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của công ty. Vì vậy công ty cần làm tốt công tác lập quỹ dự phòng trong suốt thời gian chịu nợ và luôn phải tìm nguồn tài trợ mới cho công ty.
- Bên cạnh đó công ty cần kéo dài thời gian trả chậm, việc này cần phải được thực hiện hợp lý vì một mặt nó giúp công ty tận dụng khoản vốn này tối đa, dùng nó cho công việc khác. Mặt khác công ty lại giữ được quan hệ tốt, có uy tín với khách hàng. Công ty cần phải chiếm dụng vốn của khách hàng nhiều hơn.
- Không chỉ vậy trong con mắt nhà cung ứng công ty phải luôn đảm bảo được uy tín của mình bằng việc thanh toán đúng thời hạn với khách hàng, có thể dùng đơn đặt hàng để đảm bảo uy tín với khách hàng. Trong con mắt khách hàng, công ty luôn là đối tác thân thiện từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thực hiện những mục tiêu mà công ty đề ra.
- Tín dụng ngân hàng công ty vay ngân hàng: căn cứ vào bảng cân đối giữa các khoản tiền vay nợ và nhu cầu sử dụng vốn công ty cần xác định cho mình số vốn cần vay để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC: 3.3.1. Với cục thuế:
Nhìn chung trong 4 năm hoạt động của mình công ty đã đóng góp đầy đủ số thuế cho ngân sách nhà nước. Hàng năm phần nộp cho ngân sách nhà nước đều được tăng thêm. tuy vậy còn một số hạn chế trong việc quyết toán thuế mà cục thuế phải điều chỉnh như việc quyết toán thuế trong năm còn
rất chậm, có khi nộp năm nay nhưng phải đến năm sau mới quyết toán. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ quyết toán và lập các báo cáo tài chính để tổng kết tình hình tài chính trong một năm. Từ đó công ty mới có biện pháp cho những năm tiếp theo. Không chỉ có vậy nó còn gây khó khăn cho quá trình theo dõi và nộp thuế của cán bộ kế toán của công ty. Việc kế toán của công ty vừa phải quyết toán số thuế phải nộp trong năm trước vừa phải tính số thuế phải nộp trong năm nay. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động chung của công ty.
Năm 2009 công ty có nhập khẩu một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ trong xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình lập máy móc từ nước ngoài về trong nước công ty phải nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu tại các cửa khẩu khác nhau dẫn đến công ty không được phép bù trừ nên phải đợi thời gian khá lâu của lô hàng mới thì mới được bù trừ. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của công ty. Đề nghị cục thuế cần hiện đại hóa mạng thu thuế của hải quan để nộp thuế ở bất kỳ cửa khẩu nào cũng được bù trừ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty.
3.3.2. Với nhà nước:
Bước sang nền kinh tế thị trường, cơ chế nhà nước có nhiều thay đổi để phù hợp với thị trường. Hệ thống pháp luật về kinh tế Việt Nam đang cải thiện dần cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy những vướng mắc trong quá trình thay đổi là điều tất yếu. Em xin đưa ra một số ý kiến như sau:
- Thuế GTGT cần quy định cụ thể và hướng dẫn thống nhất. Thuế GTGT là khoản nộp ngân sách rất lớn của công ty, nó tác dộng đến công tác hạch toán cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng ta biết thuế GTGT về bản chất là đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, trong quá trình nhập khẩu máy móc biểu thuế của cơ quan chưa rõ
ràng, chưa chi tiết. Các máy móc được nhập khẩu về trong bảng tính thuế là chưa rõ ràng và cụ thể. Điều này đã tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Vì vậy cán bộ ngành thuế cần phải nghiên cứu xem mục đích sử dụng tài sản đó ra sao và như thế nào cho phù hợp. Bên cạnh đó ngành thuế phải luôn đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế để trong những trường hợp cần thiết có thể chủ động xử lý những công việc cấp bách trong phạm vi cho phép của mình. Đặc biệt phải trung thực, nghiêm minh không lợi dụng chức quyền chiếm đoạt của công thành của tư.
- Bên cạnh đó để đạt hiệu quả trong việc tính thuế công ty cần đưa ra các chỉ tiêu ngành. Tức là công ty phải xác định các chỉ tiêu tài chính, chúng là thước đo đánh giá sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của công ty nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
- Ngoài ra nhà nước cần hướng dẫn về cách tính thu nhập do ưu đãi đầu tư mang lại. Trong nền kinh tế thị trường nhà nước đã có nhiều ưu đãi trong việc khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp bằng cách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp được hưởng. Trong thời gian qua do có hiệu quả trong việc sử dụng vốn công ty làm ăn có lãi, hàng năm có số tiền nộp vào ngân sách nhà nước ngày càng nhiều, không vi phạm pháp luật. Chính vì vậy bước sang năm 2007, công ty đã được nhà nước ưu đãi một số lĩnh vực trong xây dựng thi công các công trình.
- Theo thông tư hướng dẫn, việc miễn giảm thuế cho các đối tượng được ưu đãi của chính phủ có ghi: cơ sở sản xuất kinh doanh phải hạch toán riêng phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại. Để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh không hạch toán được phần thu tăng thêm thì thu nhập chịu thuế tăng thêm được xác định căn cứ theo tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định đầu tư mới
đưa vào sử dụng trên tổng giá trị
còn lại của tài sản cố định. Tuy vậy thông tư còn nhiều vướng mắc là nó phải nhân với tài sản nào, hơn nữa các cán bộ hướng dẫn thực hiện thông tư lại hướng dẫn khác nhau dẫn đến thiệt hại cho một số doanh nghiệp trong cách tính miễn giảm thuế.
- Đối với bất kỳ một dự án nào vay vốn của doanh nghiệp thì nhà nước cần phải xem xét tính hiệu quả về khả năng trả nợ thì mới được thực hiện.
- Cơ quan quản lý doanh nghiệp cần có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thường xuyên theo niên độ phù hợp, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh thông qua các kết quả kinh doanh. Tức là nhà nước giám sát phần vốn mà mình cho doanh nghiệp vay sử dụng đúng mục đích, họp lý hay không. Tuy vậy nhà nước không được tham gia quá mức vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty để tránh tình trạng mất chủ động trong kinh doanh của công ty, kìm hãm sự phát triển của công ty.
- Như vậy trong thời gian qua nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ cho công ty trong quá trìng chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tạo ra một môi trường tài chính ổn định, thông thoáng và là sân chơi cho các công ty trong sự cạnh tranh lành mạnh đặc biệt là quy mô vừa và nhỏ như công ty.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Từ khi thành lập Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam đã không ngừng có những chính sách và biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn. Tập đoàn ty đã khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Tập đoàn đã góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên công ty. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế luôn biến động thì Tập đoàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên.
Qua thời gian nghiên cứu thực trạng tại Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam, với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề về hoạt động sử dụng vốn của Tập đoàn.
Dù đã hết sức cố gắng trong thời gian qua nhưng do trình độ, năng lực và thời gian có hạn nên bài luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô giáo để bài luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phan Trọng Phức trong thời gian qua đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các cô chú và anh chị trong Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Thành Độ và TS Nguyễn Ngọc Huyền.
2. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình quản trị chiến lược, NXB
Đại Học Kinh tế quốc dân.
3. Báo cáo tài chính các năm (2007,2008,2009,2010) của Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam.
4. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. 5. Một số báo cáo tạp chí và chuyên ngành.
6. Một số luận văn thạc sỹ và tiến sĩ của học viên khóa trước.
Tiếng Anh
7. Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (2010), Fundamentals of
Financial Management, Cengage Learning.
8. Gallagher and Andrew (May 2009), Financial Management, Freeload Press, Inc.
9. Khan & Jain (May 2009), Financial Management, Tata McGraw-Hill Education
10.N.K.Jain (2009), Working Capital Management, APH Publishing 11.Roger Lowenstein (2000), The Rise and Fall of Long –term Capital