TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HỢP NHẤT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn hợp nhất việt nam (Trang 38 - 86)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HỢP NHẤT VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Tên đầy đủ : Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam. Được thành lập ngày 23/2/2007.

Tên viết tắt là : HNC.

Địa chỉ: Tòa nhà 3D – Đường Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu - Quận Cầu Giấy – TP.Hà Nội – Việt Nam

Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 0102555201 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 17/2/2007.

Vốn cổ phần chính của Công ty ban đầu là 10 tỷ đồng.

Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: Hop Nhat Viet Nam Group. Tập đoàn Hợp Nhất đã thành lập hơn 10 năm và được nhiều thành tựu với các ngành nghề kinh doanh như:

- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế.

- Truyền thông, tư vấn đầu tư các lĩnh vực quảng cáo và truyền hình (trên các kênh VTV, O2 TV...).

- Xuất bản tạp chí Dược và Mỹ phẩm.

- Kinh doanh trong lĩnh vực văn phòng phẩm. - Kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và quốc tế.

Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam (HNC) ra đời từ 2007, với mô hình Công ty tư nhân và chuyển sang hoạt động dưới hình thức Cổ phần, với sự góp vốn của các cổ đông.

Từ khi ra đời, với hệ thống vận hành đơn giản và mạng lưới tập trung ở một số khu vực trung tâm, đến nay, sau gần 10 thành lập và 5 năm phát triển, hệ thống HNC đã xây dựng mạng lưới phủ rộng khắp 63/63 tỉnh, thành phố trong nước, với hơn 150 trung tâm giao dịch, số lượng nhân sự đạt trên 1000 nhân viên, phát triển mạng lưới Quốc tế, với lợi thế là các đường bay chuyên tuyến đi các nước Châu Á với chất lượng cao, thời gian nhanh và chi phí cạnh tranh. Đồng thời, HNC phát triển dịch vụ bán VPP trên mạng lưới chuyển phát.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới dịch vụ, phát triển hệ thống trung tâm khai thác (Hub) ở các thành phố lớn, công ty đã đưa ra các sản phẩm mới dịch vụ giá trị gia tăng như: dịch vụ chuyển phát trong ngày, dịch vụ phát trước 9h30, dịch vụ bay chuyên tuyến Quốc tế đi các nước Singapore, Malaysia, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan và dịch vụ cung cấp văn phòng phẩm.

Từ 1/2010, tập đoàn Hợp Nhất Việt nam chính thức được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển theo hệ thống và chuyên nghiệp.

Các mốc lịch sử quan trọng:

- 2007: Thành lập Công ty TNHH Thương Mại Hợp Nhất - 2007: Đổi tên thành Công ty Cổ phần Hợp Nhất Việt Nam

- 2008: Thành lập Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Hợp Nhất Miền Bắc

- 2008: Ký hợp động hợp tác với đối tác City-Link (Malaysia) - 2009: Ký hợp đồng hợp tác với đối tác OCS (Nhật Bản) - 2010: Thành lập Công ty Cổ phần CPN Hợp Nhất Quốc tế - 2010: Đổi tên Công ty mẹ thành Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam

2.1.2. Khái quát đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn

Hợp Nhất:

- Tập đoàn Hợp Nhất là một tập đoàn chuyên về lĩnh vực chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế. Thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư đã đăng ký phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Tập đoàn đã đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh có hiệu quả tài khoản có con dấu riêng để thực hiện giao dịch theo đúng pháp luật.

- Ký kết và tổ chức thực hiện theo các hợp đồng kinh tế để ký kết với các đối tác theo đúng luật kinh tế và các điều khoản trong hợp đồng.

- Mở các đại lý và văn phòng đại diện trong nước.

- Tổ chức khai thác các loại vật tư, máy móc kỹ thuật, dược phẩm sao cho có hiệu quả.

- Chấp hành các chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và quy định của Công ty. Công ty phải khai thác, báo cáo tài chính hàng năm cho Nhà nước để Nhà nước quản lý tốt và hiệu quả kinh doanh của Công ty theo đúng luật định.

- Thực hiện ngành kinh doanh với người lao động theo đúng quy định của bộ luật lao động, luật công đoàn để đảm bảo sự công bằng cho người lao động.

- Phải thực hiện nộp thuế và các nghĩa vụ khác, cần thiết, trực tiếp cho Nhà nước tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức kinh doanh, hợp tác, liên doanh, liên kết đầu tư với các đơn vị kinh tế, với các đối tác trong nước theo đúng pháp luật.

Các hạng mục kinh doanh chính của Tập đoàn Hợp Nhất thực hiện cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế bao gồm các tỉnh

từ Hà Tĩnh trở ra các tỉnh phía Bắc. Hiện có 37 Trung tâm giao dịch và 19 Tuyến phát, bao gồm:

- Trung tâm giao dịch:

+ Tại Hà Nội: Cửa Nam, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Võ Thị Sáu, Thái Thịnh, Gia Lâm, Cầu Giấy, Láng Hạ, Hà Đông, Trung Hòa, Trần Duy Hưng, Nhân Chính, Thanh Xuân, Mỹ Đình, Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Cầu, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Vĩnh Yên.

+ Các tỉnh thành: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Phố Nối, Quán Toan, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vinh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

- Tuyến phát: Việt Trì, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn Tây, Uông Bí, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sao Đỏ, Phả Lại, Hưng Yên, Móng Cái, Phú Thọ, Bỉm Sơn.

Với quan điểm và triết lý kinh doanh: “Khách hàng là người trả lương” nên mọi hoạt động của HNC luôn hướng về khách hàng, nhằm thoả mãn tối đa mọi nhu cầu và mang lại cho khách hàng những “Giá trị đích thực”. Trước năm 2009 HNC cung cấp cho KH hai dịch vụ chính là CPN và Phát quốc tế OCS. Tuy nhiên sang đến năm 2009, dịch vụ PHB tách riêng và thành lập Công ty CP CPN Hợp Nhất Quốc tế trực thuộc Tập đoàn Hợp Nhất Việt Nam. Dịch vụ CPN là DV có chất lượng cao, với thời gian nhanh và chính xác, việc thực hiện DV này được thông qua các khâu thu gom, vận chuyển và phát thư tín, tài liệu hoặc các hàng hóa trong thời gian ngắn nhất. Quá trình thu gom, khai thác, vận chuyển được thực hiện bằng phương pháp tổ chức và các phương tiện hiện đại, gọn nhẹ.

Dịch vụ CPN mang những đặc tính cơ bản sau:

- Bưu phẩm CPN được đặc biệt ưu tiên xử lý từ khi nhận gửi đến khi phát, để chuyển bưu phẩm tới người nhận trong thời gian ngắn nhất.

- Dịch vụ CPN được phục vụ ngay tại địa chỉ người gửi (nếu người gửi yêu cầu), phát đến tận tay người nhận, phát theo địa chỉ được thỏa thuận trước. Sau khi phát, phiếu báo phát về ngày giờ phát và chữ ký của người nhận sẽ được chuyển lại cho người gửi.

- Người gửi có thể rút bưu phẩm, thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, khiếu nại và yêu cầu bồi thường nếu DV CPN không đạt các chỉ tiêu đã công bố.

Các mảng DV mà HNC đang cung cấp bao gồm:

DV CPN trong nước: Là hình thức chuyển phát nhanh, có thời gian toàn trình từ 04h đến 48h. Hàng hóa cồng kềnh chuyển bằng đường hàng không, được quy đổi theo quy định của VN Airline.

Mức cước được tính theo khối lượng quy đổi:

Chiều dài (cm ) x Chiều rộng (cm ) x Chiều cao (cm ) 6000

DV Chuyển phát thường trong nước (CPT): Khách hàng gửi trong khoảng thời gian từ 8h đến 16h30 ngày hôm nay thì người nhận sẽ nhận được sau 07 - 10 ngày. Hàng hóa cồng kềnh chuyển bằng đường bộ được tính theo quy định.

Mức cước được tính theo khối lượng quy đổi:

Chiều dài (cm ) x Chiều rộng (cm ) x Chiều cao (cm ) 5000

- DV ủy thác bay trong nước (UTB): Đối với những khách hàng có nhu cầu gửi hàng hóa nhanh bằng đường hàng không.

+ Đối với tuyến Hà Nội-Đà Nẵng: khách hàng sẽ nhận được sau 36 đến 48 giờ.

+ Đối với tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: khách hàng sẽ nhận được sau 48 đến 60 giờ.

- DV phát trong ngày (PTN): Đối với khách hàng có nhu cầu gửi gấp hàng hoá, tài liệu từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, Hà Nội – Phố Nối – Hải Dương – Hải Phòng và ngược lại với yêu cầu người nhận sẽ nhận được trong ngày, thời gian cụ thể như sau: Hàng hoá, tài liệu gửi trước 10h30 hàng sẽ được phát sau 18h00 cùng ngày.

Mức cước: Ngoài cước chính cộng thêm (+) phụ phí PTN (đã bao gồm VAT). - DV phát hẹn giờ (PHG): Đối với khách hàng muốn tài liệu hàng hóa đến tay người nhận theo đúng thời gian mà khách hàng đang yêu cầu, khách hàng gửi trong khoảng thời gian từ trước 9h ngày hôm nay thì người nhận sẽ nhận được trong khoảng thời gian mà khách hàng yêu cầu được phục vụ.

- DV gia tăng khác: bao gồm các dịch vụ Bảo hiểm hàng hóa, Báo phát, Phát chi tiết nội dung bưu gửi, Phát tận tay người nhận.

- Dịch vụ CPN quốc tế chuyên tuyến giá rẻ (Best Asia-Best EURO): Đối với khách hàng muốn gửi tài liệu, hàng hóa...đi 14 nước châu Á - 15 nước Châu Âu và United States of America (USA)

- Dịch vụ CPN quốc tế: Đối với khách hàng muốn gửi tài liệu, hàng hóa đi quốc tế...,khách hàng gửi trong khoảng thời gian từ 8h đến 16h30 ngày hôm nay thì người nhận sẽ nhận được từ 02 - 05 ngày sau tùy theo Quốc gia.

2.2 THỰC TRẠNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA TẬP

ĐOÀN HỢP NHẤT VIỆT NAM:

2.2.1. Thực trạng vốn

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của HNC Báo cáo tài chính năm 2007 - 2010

Đơn v: Triu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ch tiêu Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 2008/ 2007 Lượng Tỷ trọng % 2009 /2008 Lượng Tỷ trọng % 2010/ 2009 I. N phi trả 1. Vay ngắn hạn 2. Vay dài hạn 4033 4033 28,66 28,66 5687 5687 36 36 1654 1654 5578 5578 35,27 35,27 -109 -109 6934 6934 39,87 39,87 1356 1356 II. Ngun vn CSH 1. Nguồn vốn quỹ 10040 71,34 10107 64 67 10235 64,73 128 10456 60,13 221 2.Nguồn kinh phí 10040 71,34 10107 64 67 10235 64,73 128 10456 60,13 221 Tng ngun vn 14073 100 15794 100 1721 15813 100 19 17390 100 1577

Bảng 2.2: Vốn điều lệ ban đầu của các công ty cổ phần Đơn v tính: Triu đồng Vốn điều lệ STT Tên công ty Cổ phần Tổng số Tỉ lệ 140

1 Công ty CP CPN Hợp Nhất nội địa 4.193 28.56 % 2 Công ty CP CPN Hợp Nhất quốc tế 4.027 27.71%

3 Công ty du lịch Hợp Nhất 4.172 28.45%

4 Công ty Văn phòng phẩm Hợp Nhất 2.306 15.67%

Qua bảng 2.1 ta thấy. Cho đến ngày 31/12/2010 tổng nguồn vốn của công ty là 14.073 triệu đồng trong đó vốn CSH là 10.040 triệu đồng tương đương 71,34% tổng nguồn. Thông qua bảng cân đối kế toán của HNC ta thấy trong năm 2008 tổng nguồn vốn tăng tới 15794 triệu tức là tăng 1721 triệu đồng. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng từ 4033 lên 5687 triệu đồng (tăng 1654) triệu đồng. Sang năm 2009 tổng nguồn vốn có tăng nhưng cũng chậm hơn so với năm 2008 từ 15794 đến 15813 triệu đồng tức tăng 19 triệu đồng) bởi HNC đã trả được một số khoản nợ ngắn hạn do các công ty con làm ăn có hiệu quả. Trong khi đó nguồn vốn CSH tiếp tục tăng 128 triệu đồng. Sang năm 2010 tổng nguồn vốn là 17390 triệu tăng 1577 triệu đồng so với năm 2009 cả nợ phải trả tăng 1356 triệu đồng so với năm 2009. Cả vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 221 so với năm 2009. Nguyên nhân là do HNC đầu tư các cơ sở hạ tầng về trang thiết bị Công nghệ, các nhà kho và đại lý trên toàn quốc nên việc vay vốn các ngân hàng, khách hàng làm tăng tổng nguồn vốn của công ty lên kéo theo đó làm cho nợ phải trả tăng thêm. Trong năm 2010 nguồn vốn CSH chiếm 60,13% so với tổng nguồn vốn.

Chúng ta thấy qua 4 năm hoạt động nhìn chung nợ phải trả và vốn CSH của HNC đều tăng lên 3317 triệu đồng trong đó vốn chủ sở hữu tăng lên 416 triệu đồng. Nợ phải trả tăng 2901 là do công ty CPN Nội địa đã mở rộng quy mô sản xuất do các khoản vay nợ tăng lên mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Qua 4 năm thì trong năm 2009 quy mô sản xuất của HNC giảm do nợ phải trả giảm đi (giảm 109 triệu đồng) so với năm 2008. Trong chi vốn CSH lại tăng lên 128 triệu đồng nhìn chung công ty chiếm dụng vốn của khách hàng.

Trong 4 năm hoạt động sự tăng tổng nguồn vốn là do sự tăng của các khoản nợ vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Qua đó ta thấy nợ nhiều phán ánh khả năng thanh toán hiện hành của Công ty thấp. Thông qua một số chỉ tiêu trên ta chưa thể đánh giá xem tình hình Tập đoàn Hợp Nhất làm ăn có hiệu quả không trên nguồn vốn chúng ta cần phân tích các chỉ tiêu khác nữa mới thấy được hiệu quả sử dụng vốn của các công ty con ra sao.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn:

2.2.2.1. Kết cấu vốn

Bảng 2.3: Cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của công ty

Đơn v: Triu đồng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ch tiêu Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 2008/ 2007 Lượng Tỷ trọng % 2009/ 2008 Lượng Tỷ trọng % 2010/ 2009 1. TSCĐ 5458 38,78 7006 44,35 1548 6069 38,38 -937 5004 31,1 -1065 2. TSLĐ 8615 61,22 87,88 55,65 173 9744 61,62 956 1108 100 277 Tng tài sn 14073 100 15794 100 1721 15813 100 19 16090 100 277

Báo cáo tài chính năm 2008, 2010 Ngun: phòng kế toán - tài chính

Chúng ta thấy khi phân tích cơ cấu tài sản, ta có đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Qua bảng số liệu vốn của HNC được đầu tư hầu hết vào hai loại tài sản là TSCĐ và TSLĐ. Năm 2007 giữa TSCĐ và TSLĐ mức chênh lệch trên 2 tỷ động. Trong đó TSCĐ chiếm 38,78% và còn lại là TSLĐ. Sang năm 2008 mức tăng TSCĐ là đáng kể. TSCĐ chiếm 44,35% trong tổng số tài sản tương đương với tăng 1548 triệu đồng. Trong khi TSLĐ chỉ tăng lên chút ít, tỷ trọng phần trăm để giảm xuống so với năm 2007 chỉ còn 55,65%. Nguyên nhân là do tập đoàn mở rộng quy mô hoạt động của mình, tập đoàn đang nhận nhiều dự án và mở rộng mạng lưới chuyển phát cũng như cung cáp dịch vụ gia tăng nên việc đầu tư vào TSCĐ nhất là máy móc, nhà kho chứa, thiết bị sản xuất tăng lên làm cho TSCĐ tăng trong năm 2008.

Năm 2009, TSCĐ đã giảm xuống và chỉ chiếm 38,38% trong tổng tài sản tương đương giảm 937 triệu đồng so với năm 2008. Tương tự như vậy năm 2010 TSCĐ giảm so với năm 2009 là 1065 triệu thực sự tập trung vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Nguyên nhân do năm 2009 tập đoàn đã đầu tư vào TSCĐ, những máy móc thiết bị hiện dại và các phương tiện vận tải, phương tiện chuyên trách phục vụ sản xuất kinh doanh nên năm 2009 và năm 2010 thì tập đoàn lại tăng TSLĐ lên bởi các công ty con trực thuộc đang mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó TSLĐ trong các năm đều tăng lên đáng kể. Năm 2009 tăng 956 triệu so với năm 2008. Và chiếm 61,62% trong tổng số tài sản. Năm 2010 mức tăng TSLĐ là 1342 triệu đồng so với năm 2009 chiếm 68,9% trong tổng số tài sản.

Nhìn chung tổng tài sản của tập đoàn trong 4 năm đều tăng lên. Mức tăng cao nhát là năm 2008 tăng 1721 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 tăng rất chậm so với năm 2008 chỉ tăng 19 triệu đồng và đến năm 2010 mức tăng là 277 triệu đồng.

TSLĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản đang có sự

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn hợp nhất việt nam (Trang 38 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)