6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
2.2.3.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chúng ta cần phân tích các chỉ tiêu sau.
- Khả năng thanh toán của công ty
Bảng 2.10: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1. Tổng tài sản 14073 15794 15813 17390
2. Tổng tài sản lưu động 8615 8788 9744 10869
3. Tổng vốn bằng tiền 170 182 189 193
4. Các khỏan phải thu 5910 5762 6851 7574
5. Tổng nợ phải trả 4033 5687 5578 6934
6. Tổng nợ ngắn hạn 4033 5687 5578 6934
7. Hệ số nợ (5/1)% 28,65 36 35,27 39,87
8. Tỷ suất thanh toán hiện hành (2/6)% 213,61 154,52 174,68 156,75 9. Tỷ suất thanh toán nhanh (3+4/6)% 150,75 104,52 126,21 112,01 10. Tỷ suất thanh toán tức thời (3/6)% 4,21 3,2 3,39 2,78
Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua các năm từ 2007 đến 2010, ta thấy hệ số nợ của công ty đều tăng lên, trong năm 2009 mặc dù có giảm xuống nhưng không đáng kể. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của công ty đều tăng lên. Điều này có nghĩa trong 4 năm công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm. Mặc dù qua các năm chỉ tiêu này mặc dù có giảm nhưng vẫn còn cao. Từ đó chúng ta thấy khả năng chiếm dụng vốn của
công ty không cao lượng tiền mặt của công ty còn nhiều, mặc dù việc dự trữ nhiều tiền là tốt trong trường hợp công ty cần thanh toán ngay khi các chủ nợ cũng đòi luôn một lúc. Tuy vậy việc giữ một lượng tiền nhiều như vậy sẽ không hợp lý. Lượng tiền để không nhiều sẽ không sinh lời, vòng quay vốn chậm do đó nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Trong cơ cấu tổng tài sản nhìn chung tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng dần qua cấc năm. Việc công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không thì TSCĐ tác động rất lớn vào quá trình hoạt động đó của công ty…Đánh giá việc sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng vốn của mình có hiệu quả hay không và có những biện pháp cho những năm tiếp theo. Chúng ta nghiên cứu bảng số liệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (HNC…)
- Chỉ tiêu số vòng quay VLĐ Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn Đơn vị : Triệu đồng 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 % ± % ± % ± 1.VLĐ bình quân 7125 6897 8873 10523 -3,2 -228 28,65 1976 18,59 1650 2.DT thuần 1814 7088 9969 11754 290,74 5274 40,64 2881 17,9 1785 3.LN trước thuế 63 100 174 321 58,73 37 74 74 84,48 147 4.Số vòng quay VLĐ(2/1) 0,25 1,03 1,12 1,11 312 0,78 8,74 9,09 -0,89 -0,01 5.Thời gian một vòng luân chuyển (360/4) 1440 349 321 324 -75,76 -1091 -8,02 -28 0,9 3 6. Mức đảmnhiệm VLĐ(1/2) 3,93 0,97 0,89 0,90 -75,32 -2,96 -8,24 -0,08 1,12 0,03 7. Doanh lợi 3/1 0,009 0,014 0,02 0,03 59,55 0,005 42,86 0,006 50 0,01
Báo cáo tài chính năm 2007,2008,2009,2010. Phòng : Tài chính tài chính kế toán
VLĐ bình quân trong một kỳ là bình quân số học của VLĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ (VLĐ đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hiệu số nguyên giá TSCĐ có ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ).
Trong một công ty VLĐ quay được càng nhiều vòng trong một năm càng tốt. Tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại số vòng quay VLĐ càng ít thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng kém. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên các nhà quản trị cần tích cực đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động lên. Thông qua bảng trên trong năm 2007 chỉ trên này rất thấp nó chỉ quay 0,25 vòng/năm. Nguyên nhân là do công ty trong năm 2007 mới vào hoạt động nên chưa được mời thầu nhiều hợp đồng chuyển phát, hợp đồng cung cấp văn phòng phẩm và các hợp đồng du lịch dẫn đến vòng quay vốn lưu động thấp, nó ảnh
hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bước sang năm 2008 , chỉ tiêu này tăng lên rõ rệt trung bình 1,03 vòng/năm, một con số khả quan. Tuy nhìn chỉ tiêu trên này tiếp tục tăng lên trong hai năm 2009, 2010. Mức tăng lên là do công ty đã nhận được nhiều hợp đồng, dự án mới dẫn đến vòng quay vốn lưu động ngày một tăng lên. Mặc dù vậy so với các công ty khác thì chỉ tiêu này chhỉ ở mức hạn chế mà thôi .Khi vòng quay VLĐ thấp thì VLĐ sẽ bị ứ đọng không linh động , nó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể phân tích kỹ hơn về chỉ tiêu này như sau.
Năm 2007 vốn lưu động luân chuyển được 0.25 vòng , số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 1440 (quá dài). Năm 2008 vốn lưu động luân chuyển được 1,03 vòng, số ngày một vòng luận chuyển vốn lưu động là 349 ngày. Năm 2009 vốn lưu động luân chuyển được 1,12 vòng, số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 321 ngày. Năm 2010 vốn lưu động luân chuyển được 1,12 vòng, số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 324 ngày.
Nhìn chung trong năm 2007 có số vòng quay vốn lưu động rất thấp 0,25 vòng. Kéo theo đó là số ngày luân chuyển vốn là 1440 ngày, quá cao để quay được một vòng quay của vốn. Trong một năm, sang năm 2008 đã tăng lên, chưa đầy một năm mà vốn lưu động đã quay được hơn một vòng, tương tự trong các năm 2009, 2010 đang tăng lên rõ rệt và kéo theo đó là số ngày một vòng quay cũng giảm dần. Từ đó cho chúng ta biết được sự hợp lý chủ động trong sáng tạo của đội ngũ cán bộ công ty đang đi đúng quỹ đạo, mặc dù chỉ tiêu này còn thấp. Nhưng đối với công ty như vậy là tạm được vì nó còn phụ thuộc với tình hình kinh tế của công ty. Nó cho thấy sự cố gắng hết mình của công ty trong những năm qua, nhằm làm tăng vòng quay VLĐ lên, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Chỉ tiêu mức đảm nhận VLĐ
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay VLĐ. Chỉ tiêu này cho biết số đồng vốn lưu động mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu năm 2007 là 3,93 rất cao, tuy nhiên nó lại là sự bất lợi cho công ty, số tiền bỏ ra để có được mức doanh thu như vậy là chưa hợp lý. Các năm tiếp theo 2008, 2009, 2010 mức đảm nhiệm vốn lưu động đã giảm dần. Thật tốt nếu một công ty nào đó mà VLĐ bỏ ra càng ít mà thu được số doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty đó là rất tốt. Về công ty (HNC..) công ty đang cố gắng để giảm chỉ tiêu này sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. Vì nếu giảm được chỉ tiêu này thì mới tăng được vòng quay VLĐ, công ty mới có nhiều lợi nhuận.
- Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn lưu động
Chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong công ty, một đồng VLĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại cho công ty. Cụ thể ta thấy, năm 2007 trung bình một đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận, một chỉ tiêu rất thấp. Tương tự năm 2008, 2009, 2010 chỉ tiêu này tăng lên tương đương lần lượt là 0,014;0,02;0,03 nhưng nhìn chung chỉ tiêu này là rất thấp so với chỉ tiêu khác. Trong 3 năm 2008, 2009, 2010 tăng lên là do tốc độ tăng vốn lưu động hàng năm. Vì vậy công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa VLĐ khi dùng trong quá trình SXKD. Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao. Tuy vậy đang có sự tăng lên đáng kế qua các năm. Vì vậy công ty cần có chiến lược phù hợp để hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao thì mới đem lại lợi nhuận cho công ty.
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẬP ĐOÀN
HỢP NHẤT:
2.3.1 Đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn:
Qua phận tích tháng qua các bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
- Thứ nhất: Với việc đầu tư của mình mức doanh thu tuy qua các năm đang tăng dần nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của công ty. Hệ số doanh lợi sau thuế còn thấp so với các công ty khác. Trong thị trường, mặc dù công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại nhưng như vậy còn quá ít, hơn nữa việc sửa chữa bảo hành có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó còn tồn tại một số cán bộ trì trệ dựa dẫm vào sự quen biết mà thiếu tinh thần trách nhiệm, không làm đúng năng lực của mình. Dù chiến lược quảng cáo làm tăng uy tín của công ty trên thị trường nhưng công ty vẫn còn phải đẩy nhanh hơn nữa việc quảng cáo này:
- Thứ hai: Trong phần trên chúng ta đã phân tích, tỷ trọng vốn cố định của công ty đang có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng này trong các năm tới giảm xuống còn 20% trong tổng tài sản, công ty chuyên thực hiện các khoản đầu tư lớn, hiện đại cần phải có máy móc phương tiện vận tải có giá trị cao cần có sự cân đối giữa TSCĐ và tài sản lưu động .
- Thứ ba: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao. Vòng quay vốn lưu động còn thấp. Như trong năm 2007 vòng quay vốn lưu động chỉ quay được 0,25 vòng trong một năm. Bước sang năm 2008, 2009, 2010 mặc dù tốc độ vòng quay vốn lưu động của công ty có tăng lên nhưng chỉ dao động trong khoảng hơn một vòng quay trong một
năm. Vì vậy mà lợi nhuận tuy có tăng lên nhưng với kết cấu như vậy các đối thủ còn tăng hơn nhiều, hơn nữa trong cơ cấu nguồn vốn của mình vốn của công ty đa phần là VCSH chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn thấp. Là một công ty cần phải có sự cân đối giữa chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn cho hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn mới cao.
- Thứ tư: Mặc dù nhà máy cung cấp Văn phòng phẩm và xưởng in có lên kế hoạch về dự trữ sản phẩm, hàng hoá và tiền mặt nhưng kế hoạch chưa được thực hiện như: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu động và lượng tiền dùng cho thanh toán tức thời của công ty là thấp. Hơn nữa về công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của công ty còn thiếu sót, một số hàng gửi bán bị trả lại, chất lượng hàng hoá, như một số hạng mục dịch vụ không được khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó trong lĩnh vực kinh doanh chính là chuyển phát nhanh việc các xe tải chạy không hết hàng sẽ là một bài toán giải quyết lỗ cần thực hiện gấp.
- Thứ năm: Mức doanh lợi vốn cố định còn thấp như trong năm 2007 trung bình một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận. Bước sang năm 2008, 2009, 2010 chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 0,014; 0,02; 0,03 nhìn chung chỉ tiêu này là rất thấp. Nguyên nhân là do công ty sử dụng vốn lưu động còn nhiều lãng phí.
- Thứ sáu: Với việc nhà nước liên tục tăng giá xăng gây ảnh hưởng lớn đến ngành bưu chính vận tải, trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí cho các phương tiện chuyên trở của HNC và làm lỗ các khoản chi dự kiến trong các năm.
2.3.2. Phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn:
Để tìm hiểu kỹ hơn những hạn chế trong việc sử dụng vốn của công ty chúng ta nghiên cứu về nhân tố dẫn tới hạn chế đó.
2.3.2.1 Nguyên nhân chủ quan:
như trang bị máy móc, phương tiện vận tải, nhà xưởng có thể coi là hiện đại nhưng với trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân so với các công ty khác không thể bằng họ được, đội ngũ cán bộ đa phần là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm người của tầng lớp cán bộ đi trước, mặc dù có nhiều sáng kiến mạnh dạn đầu tư. Nhưng bước đi thì chưa chắc chắn tính toán chưa kỹ càng, giữa nhân công và máy móc chưa thật hợp lý, số lượng đội ngũ cán bộ gửi đi đào tạo thêm còn ít. Cần phải nâng cao thêm cho phù hợp.
- Thứ hai: Bên cạnh về nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu, các thông tin còn ít, trong khi hàng vận chuyển nhiều, và các hạng mục kinh doanh rộng khắp nhà máy mở chiến dịch quảng cáo chưa rầm rộ như chi phí quảng cáo trên các tuyến đường. Mà chưa quảng cáo nhiều trên báo chí, tivi , mà đây là những chương trình thu hút nhiều khách hàng nhất.
- Thứ ba: Hơn nữa tính cân đối của công ty chưa cao, tính cân đối giữa vốn, thiết bị, công nghệ và con người tạo ra sản phẩm chất lượng còn có sự chênh lệch lớn.
- Thứ tư: Một lý do khác nữa là xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty. Do là tập đoàn đa ngành đa nghề nên phải thực hiện kinh doanh nhiều lĩnh vực, dàn trải và cần vốn đầu tư ban đầu lớn. Hơn nữa với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chuyển phát là trọng tâm khoản công nợ khách hàng trả sau là chính. Nên việc thu tiền các khoản nợ gặp khó khăn. Khách hàng luôn gửi lại cho mình một phân lợi nào đó của công ty. Sau đó một thời gian mới trả hết. Có thể nói công ty bị chiếm dụng vốn lớn.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan :
- Thứ nhất: Do trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, lượng hàng chuyển phát tồn và yêu cầu chuyển gấp trong kho ngày càng tăng, triết khấu khách hàng tăng, khoản đầu tư kho bãi và thuê phương tiện vận tải làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trong tương lai khi mà đất nước đang mở rộng quan hệ với bên ngoài thì những thách thức với công ty là rất lớn. Việc nhà nước ban hành một số văn bản thuế, luật doanh nghiệp, hướng dẫn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính đã có nhiều tiến bộ hơn song vẫn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết. Việc sửa đổi bổ xung các thông tư nghị định, dự thiếu đồng bộ trong các văn bản trở thành rào cản đối với công ty.
- Thứ hai: Về việc ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhà nước trong việc ưu đãi cho các doanh nghiệp còn chưa rõ ràng như vậy đã gây cho công ty nhiều bất cập trong việc xác định thuế thu nhập được miễn giảm như thế nào.
- Thứ ba: Do hệ thống ngân hàng của nước ta chưa phát triển. Nên việc thanh toán vẫn chưa phổ biến chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh đảm bảo và an toàn. Vì vậy mà ngân hàng vãn chưa nắm bắt đầy đủ những thông tin về khách hàng của mình từ đó dẫn đến độ tin cậy với khách hàng không cao. Việc quy định thuế xuất chưa thống nhất, với sản phẩm này nếu ở miền nam thì quy định một mức thuế còn ở miền bắc thì một mức thuế khác. Vì vậy các chính sách của nhà nước đã tác động tới công ty, gây khó khăn