Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn hợp nhất việt nam (Trang 35 - 38)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

1.2.4 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

nghiệp các nước trên thế giới và khu vực:

Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp trong nước cũng như mọi doanh nghiệp trên thế giới đều bình đẳng trước luật kinh tế và giao thương, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó, việc nâng cao sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Thứ nhất, phải xác định chính xác số vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn luân chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn thường xuyên, cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện các Doanh nghiệp chuyển sang thực hiện hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì việc xác định đúng nhu cầu vốn sẽ giúp Doanh nghiệp.

+ Tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành bình thường và liên tục.

+ Không gây nên sự căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn của Doanh nghiệp.

+ Là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của Doanh nghiệp.

Tuy nhiên nhu cầu vốn của Doanh nghiệp là một đại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:

+ Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ

+ Sự phát triển của giá cả các vật tư, hàng hóa mà Doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất.

+ Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương được người lao động trong Doanh nghiệp.

+ Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn của Doanh nghiệp trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm thấp tương đối, nhu cầu vốn không cần thiết Doanh nghiệp cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên sao cho có hiệu quả nhất.

- Thứ hai, lựa chọn hình thức thu hút vốn. Tích cực tổ chức khai thác triệt để các nguồn vốn lưu động bên trong doanh nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất... mà doanh nghiệp lại phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả SXKD.

CHƯƠNG II:

THC TRNG VN VÀ HIU QU S DNG VN CA TP

ĐOÀN HP NHT VIT NAM TRONG NHNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của tập đoàn hợp nhất việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)