Chứng minh. (qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ”)

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 (Trang 173 - 180)

TB 1. TB 1. Giải thích nội dung nhận định

2. Chứng minh. (qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ”)

* Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ:

0,25

0,25

174

- Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ: Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực buôn bán ngược xuôi để kiếm sống.

- Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ: Dù khao khát yêu thương nhưng mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với một người đàn ông gấp đôi tuổi mình.

Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực, sinh nở vụng trộm dấu giếm.

* Nhà văn còn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:

- Người phụ nữ giàu tình yêu thương con: Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm vui sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm…mẹ đã bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách.

- Là người phụ nữ trọng tình nghĩa: Dẫu chẳng mặn mà với người chồng đã mất nhưng gần đến ngày giỗ đầu của cha Hồng, không ai viết thư mẹ Hồng vẫn về để tưởng nhớ người đã khuất, làm trọn đạo làm vợ.

0,25

0,25

0,5

175

* Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ phụ nữ: Bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, thông cảm với mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng.

b.Nguyên Hồng là nhà văn của nhi đồng.

* Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nỗi bất hạnh của trẻ thơ:

- Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả về vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà khổ đau thì không sao kể xiết: Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân. Gia đình và xã hội không cho em được sống cuộc sống thực sự của trẻ thơ…(nghĩa là được sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân). Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm…

* Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:

- Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt: Hồng luôn nhớ về mẹ.

Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?” lập tức trong kí ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh của người mẹ.

- Hồng luôn tin tưởng, khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình:

Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian và không gian, dù bà cô có độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm

0,25

0,25

0,5

176

của mình dành cho mẹ. Hồng luôn luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ. Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia. Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn. Hồng căm thù những cổ tục đó “Giá những cổ tục kia…thôi”.

- Hồng luôn khát khao được gặp mẹ: Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao ngày tháng đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngưỡng thiêng liêng thành kính. Trái tim Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ. Vì thế thoáng thấy người ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ, em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng.

- Sung sướng khi trở về trong lòng mẹ: Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chỉ vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc, tức tưởi, mãn nguyện ( HS phân tích một số dẫn chứng)

* Nhà văn thấu hiểu những khao khát muôn đời của trẻ thơ:

- Khao khát được sống trong tình yêu thương che chở của mẹ, được sống trong tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.

0,25

0,5

177

c. Đánh giá, khái quát:

- Qua những trang viết của Nguyên Hồng, đặc biệt là qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” người đọc cảm nhận được “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”.

0,25

0,5

0,25

178

0,25

KB

- Khẳng định lại vấn đề vừa chứng minh.

- Phát biểu cảm nghĩ: Trân trọng tấm lòng yêu thương, nhân hậu của nhà văn, trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ và trẻ em trong những trang văn của Nguyên Hồng…

0,5

---Hết---

* Lưu ý:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lí.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ viết chung chung, sáo rỗng

179

UBND QUẬN ĐỐNG ĐA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2018- 2019

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 ( 6 điểm)

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.

Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.

Người đi săn đứng im chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nó và lẳng lặng quay gót ra về .

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

( Theo Lep Tôn- xtôi, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên ( không quá hai trang giấy thi) Câu 2 (14 điểm)

180

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “ Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc…của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề quan trọng về nhân sinh.”

Hãy làm sáng tỏ “vấn đề quan trọng về nhân sinh” mà nhà văn Nam Cao đã đặt ra trong văn bản “Lão Hạc” (SGK Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2013)

---HẾT---

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP QUẬN NĂM HỌC 2018- 2019

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 (Trang 173 - 180)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(411 trang)