Phân tích, bàn luận vấn đề

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 (Trang 308 - 311)

Phần II: Tạo lập văn bản (16 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN ( 16,0 điểm)

2. Phân tích, bàn luận vấn đề

* Ý nghĩa câu chuyện

- Chiếc lá và vết nứt: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, chông gai, vất vả, những trở ngại, biến cố có thể xảy đến với con người bất cứ lúc nào trong cuộc đời

- Con kiến đặt ngang chiếc lá qua vết nút, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên lá:... Thái độ biết chấp nhận thử thách, kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính sức của mình

=> Câu chuyện ngắn gọn những chứa đựng ý nghĩa, bài học lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo, sẵn sàng đối mặt với những thử thác, khó gian, dũng cảm vượt qua bằng nghị lực, niềm tin

* Bàn luận

- Khẳng định câu chuyện trên có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi con người

+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, nó là một điều tất yếu tồn tại trong cuộc đời. Bởi vậy, mỗi người cần có thái độ sống tích cực, sẵn sàng đối mặt, dũng cảm vượt qua bằng sự tỉnh táo, thông minh, sáng tạo để tìm ra

1.0

5.0

309

hướng giải quyết tốt nhất. Chỉ có như vậy, con người mới có được bản lĩnh, đứng vững trước mọi khó khăn, thử thách, gặt hái được thành công

(HS đưa ra dẫn chứng cụ thể, phân tích) - Phê phán thái độ sống thiếu tích cực

+ Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua mọi trở ngại, sóng gió trong cuộc đời. Có người bi quan, tuyệt vọng, chán nản, đầu hàng, bỏ cuộc; có người ỷ lại, đổ lỗi cho số phận...

(HS đưa ra dẫn chứng cụ thể, phân tích)

* Đưa ra bài học nhận thức và hành động

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng, bằng phẳng, thuận lợi mà sóng gió có thể ập tới bất cứ lúc nào. Đó là quy luật tất yếu mà con người cần phải đối mặt.

- Phải có ý thức rèn luyện, bồi đắp về trí tuệ, tâm hồn, xây dựng sức mạnh nội tại, ý chí mạnh mẽ để có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách

1.0

3. Đánh giá

- Khái quát lại vấn đề, liên hệ bản thân

0.5

Câu 2

a) Yêu cầu chung:

- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác giả, tác phẩm và kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài

- Thí sinh có thể hiểu và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải rõ hệ thống luận điểm, có lí lẽ, dẫn chúng cụ thể, lời văn trong sáng, thuyết phục, ít mắc lỗi diễn đạt.

b) Yêu cầu cụ thể:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận

* Khái quát:

- Hoàn cảnh ra đời, phong cách thơ Hồ Chí Minh....

* Giải thích:

- Thép: Là hợp kim vừa có độ bền, độ cứng và độ dẻo. Tinh thần

“thép” trong thơ Bác là sự ung dung, tự tại, lạc quan, vượt lên hoàn cảnh, là sự tự do về mặt tinh thần, luôn tin tưởng và sự thắng lợi của cách mạng, là phong thái của người chiến sĩ cách mạng

0.5 0.5 1.0

310

- Tình: Là những rung cảm của tâm hồn, sự gắn bó, là tình yêu đối với con người, với thiên nhiên. Tình trong thơ Bác chính là vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ, nhạy cảm, dễ rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết

=> Thép và tình trong hai bài thơ vừa thể hiện ở ý chí, bản lĩnh, nghị lực phi thường của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đầy, vừa thể hiện ở tình yêu, sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên.

* Chứng minh:

HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng đảm bảo một số ý sau:

- Chất thép trong hai bài thơ “Ngắm trăng’, “Đi đường” thể hiện ở phong thái lạc quan, ung dung, yêu đời dù trong hoàn cảnh tù đày gian khổ

+ Bài “Ngắm trăng”

Hai câu đầu với nghệ thuật đối chuẩn, thi sĩ- Hồ Chí Minh đang sống trong nghịch cảnh nơi ngục tù, chân tay bị xiềng xích, nằm trong ngục tối đầy muỗi rệp nhưng luôn khao khát và hướng tới cái đẹp. Người bối rối, xốn xang trước vẻ đẹp của ánh trăng ngoài cửa sổ, khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn dù không có rượu, không có hoa. Sự rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên ấy trong chỉ cho thấy tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên mà còn cho thái sự tự do trong tâm hồn. Cánh song sắt của nhà tù không giam cầm được tình yêu của người thi sĩ- chiến sĩ

(Phân tích đối sánh hai câu khai thừa phần phiên âm và dịch nghĩa để làm rõ)

Hai câu chuyển- hợp: Vế đối mẫu mực: Nhân hướng - Nguyệt tòng thể hiện tư thế ngắm trăng độc đáo của người tù cách mạng. Không chỉ là thưởng trăng thường tình mà còn là một cuộc vượt ngục bằng tinh thần đích thực. Song sắt nhà tù không thể nào giam cầm được tinh thần lạc quan, tình yêu của Bác đối với vẻ đẹp thiên nhiên

(Phân tích đối sánh hai câu chuyển- hợp phần phiên âm và dịch nghĩa để làm rõ)

+ Bài “Đi đường”

8.0đ

311

Hai cầu đầu: Lời thơ giản dị như lời kể. Bác nói chuyện đi đường, vượt qua quãng đường đèo núi “đường đi khó; hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác”, khó khăn chồng chất khó khăn, gian lao tiếp liền gian lao. Điệp từ : “trùng san” đã làm nổi bật hình ảnh thơ, làm sâu sắc ý thơ, thấy được sự thấm thía những gian lao, vất vả của người đi đường, cũng là con đường cách mạng, đường đời

Hai câu còn lại: Trèo lên tới đỉnh cao là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời là lúc mà mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên đỉnh cao tột cùng. Nỗi gian lao của người đi đường núi được đền đáp bằng việc chinh phục đỉnh cao.

Hình ảnh người chiến sĩ say sưa chìm đắm ôm trọn vẻ đẹp của thiên nhiên từ đỉnh cao muôn trượng mang dáng dấp của cả một người thi sĩ

=> Phong thái của người tù là cốt cách của người chiến sĩ cách mạng ung dung, tự tại

- Chất tình thể hiện ở sự say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết + Bài Ngắm trăng: Sự rung cảm trước cái đẹp, sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên giống như tri âm, tri kỉ

(Phân tích phần phiên âm và dịch nghĩa để làm rõ)

+ Đi đường: Người tù say ngắm, đắm chìm trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp

(Phân tích phần phiên âm và dịch nghĩa để làm rõ)

=> Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên- trái tim của một thi sĩ

* Đánh giá

- Thể thơ tứ tuyệt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ điển và hiện đại

- Ngắm trăng, Đi đường là những bài thơ tuyệt bút của HCM.

Bác không hề nói đến chất thép, lên giọng thép mà sáng ngời chất thép. Chất thép, chất tình hòa quyện trong thơ Bác, đó chính là sự hòa quyện thống nhất đẹp đẽ giữa tâm hồn thi sĩ và cốt cách chiến sĩ.

- Liên hệ với các bài thơ khác trong “Nhật kí trong tù”

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 (Trang 308 - 311)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(411 trang)