Câu
Hướng dẫn chấm Thang
điểm 1 Trả lời được một số ý cơ bản :
Sự vui vẻ, thoải mái, thích thú khi được sống giữa non xanh nước biếc người xưa gọi là “thú lâm tuyền” ( “lâm” là rừng, “tuyền” là suối)
- Tình yêu thiên nhiên, vui sống giữa thiên nhiên của Bác Hồ và Nguyễn Trãi có những nét giống và khác nhau:
1
407
+ Giống nhau : Cả hai đều thích hoà hợp với thiên nhiên, cảnh vật, đều vui thú với rừng núi, khe suối, đều tìm thấy giữa chốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao hợp với cách sống của mình .
+ Khác nhau :
“Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ muốn tìm đến chốn rừng suối để ẩn dật, để quên đi những vinh nhục của đời người, để lánh xa cõi đời bất công và để ngâm thơ nhàn .
Còn “thú lâm tuyền” của Hồ Chí Minh lại mang tư tưởng của một người chiến sĩ cách mạng: Bác nhận thức được sâu sắc vẻ đẹp của cuộc đời cách mạng cùng với “thú lâm tuyền” giúp ta cảm nhận được: Với Bác làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
1
1
1 2 Học sinh viết được đoạn văn cảm thụ với các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ và các phép tu từ trong đoạn thơ. 0.5
408
- Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:
+ Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “ bừng nắng hạ”( sự giác ngộ ở trong lòng), “ mặt trời chân lí”( lí tưởng cách mạng): Là những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc diễn tả sự cao đẹp, sang ngời của lý tưởng cách mạng. Đó là sự giác ngộ , sự nhận thức sâu sắc bằng lí trí của người chiến sĩ cách mạng.
+ Hai câu sau sử dụng nghệ thuật so sánh: “ hồn tôi là một vườn hoa lá” là biện pháp nghệ thuật so sánh độc đáo với từ so sánh “là” mang ý nghĩa khẳng định, đem cái trừu tượng
“hồn tôi” so sánh với hình ảnh cụ thể “ vườn hoa lá”: tất cả toát lên niềm vui sướng tràn ngập của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng.
1.5
1.5
- Khẳng định tác dụng của các biện pháp tu từ trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ.
0.5 3 * Yêu cầu chung: Học sinh viết được bài văn nghị luận làm sáng tỏ
tình yêu thương con người qua các tác phẩm truyện và đoạn trích:
“Lão Hạc” của Nam Cao, “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Bài viết có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, lời văn mạch lạc.
* Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài.(1đ)
- Dẫn dắt và giới thiệu được vấn đề: Lòng yêu thương con người là
một trong những nội dung nổi bật có tính truyền thống của văn học 1
409
Việt Nam và được thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm truyện và đoạn trích….
B.Thân bài.(10đ)
a. Giải thích nội dung “ Lòng yêu thương con người”: Đó chính là thái độ của nhà văn đối với con người và cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm: Quan tâm đến số phận cuộc sống con người, trân trọng, phát hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, phá hoại hạnh phúc của con người .
b.Lòng yêu thương con người qua ba tác phẩm và đoạn trích:
Cả 3 tác phẩm đều nâng niu trân trọng , ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người:
- Trân trọng , nâng niu tình mẫu tử: Mẹ con bé Hồng - Tình phụ tử: Lão Hạc thương con
- Trân trọng tình cảm vợ chồng thủy chung, sâu sắc. Tình láng giềng đầy tình người:
Ông giáo và Lão Hạc chia sẻ với nhau mọi niềm vui , nỗi buồn…
Bà lão láng giềng giúp chị Dậu từng bát gạo lúc khó khăn…
- Các nhà văn phát hiện và ca ngợi nhân cách , phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong cảnh nghèo khổ:
Chị Dậu yêu: thương chồng , phản kháng quyết liệt để bảo vệ chồng.
Lão Hạc: nhân hậu, thương con, tự trọng
Lên án, tố cáo các thế lực đen tối để đòi quyền sống cho con người.
- Tố cáo chế độ sưu thuế dã man, bọn cường hào ác bá ở nông thôn qua tên cai lệ- đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”.
- Phê phán hủ tục gây đau khổ cho con người: hủ tục cưới xin trong “ Lão Hạc”
- Định kiến khắt khe với người phụ nữ trong “ Trong long mẹ”
1
5
2
410
Cái nhìn khoan dung nhân hậu của các nhà văn khi nhìn nhận, đánh giá con người: Xuất phát từ sự cảm thông, tình yêu thương.
- Mẹ bé Hồng là người phụ nữ vô tội, là nạn nhân của cổ tục. ( Bé Hồng không ghét mẹ, không lên án mẹ mà rất yêu thương mẹ)
“ nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”… “ chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi…”
- Nhà văn Nam Cao qua nhân vật ông giáo luôn cảm thông với cuộc đời bất hạnh, cảm thông nỗi đau của Lão Hạc. Nhà văn đó phát biểu suy nghĩ về cách nhìn nhận đánh giá con người: với người nông dân thì phải “ cố mà hiểu họ” thì mới thấy họ là những người đáng thương và có bản tính tôt.
- Nhà văn Ngô Tất Tố khi nhìn nhận đánh giá nhân vật của mình ông tập trung vào hoạt động của nhân vật: Với Chị Dậu hành động đi từ nhẹ nhàng đến dứt khoạt. Qua đó thể hiện sự cảm thông của nhà văn với hoàn cảnh bế tắc bị dồn vào đến đường cùng của nhân vật. Thể hiện sự trân trọng , niềm tin về 1 lớp người có đủ dũng khí để đứng lên chống chọi.
>> Thể hiện được lòng yêu thương con người.
2