Phần II: Tạo lập văn bản (16 điểm)
B- Hướng dẫn cụ thể
II. Phần II: Tạo lập văn bản (14.0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử.
Câu 2. (10.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
Hết
284
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THỌ XUÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018– 2019 Môn: Ngữ Văn – Lớp 8
Nội dung cần đạt Điểm
I. Phần I. Đọc – hiểu 6.0
Câu
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm. 1.0 2 Nội dung chính của bài thơ: Thể hiện cảm động tình mẫu tử
thiêng liêng: tình mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với mẹ.
1.0
3 Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ đầu: Nhân hóa (bí và bầu cũng “lớn”), đối lập (Lớn lên, lớn xuống); hoán dụ (tay mẹ), lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Những mùa quả”…), so sánh (trong câu “Như mặt trời, khi như mặt trăng”)
Tác dụng nghệ thuật: Nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng và công lao trời bể của mẹ, đồng thời thể hiện nỗi thấu hiểu và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ.
1.0
1.0
4
Câu thơ “Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”, bằng nghệ thuật nói giảm nói tránh “mỏi” và biện pháp ẩn dụ “quả non xanh”, tác giả thể hiện nỗi niềm lo lắng đến hốt hoảng khi nghĩ đến một ngày mẹ tuổi đã già mà mình vẫn chưa đủ khôn lớn, trưởng thành, vẫn là “một thứ quả non xanh”, chưa thể thành “trái chín” mẹ mong. Qua lời tâm sự của tác giả khi nghĩ về mẹ, tự trong lòng mỗi chúng ta dấy lên lòng kính yêu vô hạn đối với cha mẹ và mỗi người đều tự nhủ phải sống
2.0
285
sao cho xứng đáng với công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha.
II. Phần II: Tạo lập văn bản 14.0
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử.
4.0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội ( khoảng 200 chữ).
– Bố cục 3 phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, tiêu biểu.
– Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
- Thể hiện được tư duy sáng tạo của người viết.
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: tình cảm mẫu tử
- Giải thích được khái niệm tình mẫu tử: là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm học, che chở…
mà người mẹ dành cho con.
- Bàn luận về các biểu hiện và ý nghĩa của tình mẫu tử:
+ Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì:
đó là thứ tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời, vừa có yếu tố máu thịt (mẹ mang nặng đẻ đau, là người đầu tiên nâng đỡ, yêu thương, sát cánh cùng con trên đường đời), vừa mang tính cao cả (mẹ là nơi nương tựa cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thể lộ mọi điều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu; là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa mang tính trách nhiệm (dẫn chứng trong khoa học, trong đời sống thực tế).
+ Tình mẫu tử còn mang trong mình cái cội rễ sâu xa của lòng
1.0
0.5 0.5
1.0
286
nhân ái, cái truyền thống đạo lí – văn hóa và tập quán nghìn đời của dân tộc (dẫn chứng).
+ Con người sẽ biết bao hạnh phúc, ấm áp nếu được sống trong tình mẫu tử; sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó (dẫn chứng).
+ Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để sống cho tốt hơn, nên người hơn (dẫn chứng).
- Bàn bạc mở rộng
+ Phê phán những hiện tượng trái với đạo lý (mẹ bỏ rơi con, con bỏ rơi mẹ…)
+ Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi cuộc sống có nhiều biến đổi khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao…
con người càng phải biết trân trọng hơn tình mẫu tử.
- Bài học nhận thức và hành động
Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người, rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ.
0.5
0.5
287
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
10.0
I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.
- Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen).
II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời, con người.
- Nêu vấn đề: trích ý kiến...
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
2. Thân bài:
2.1. Giải thích ý kiến “nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người” -> Đồng cảm, chia sẻ, tiếng nói đòi quyền sống cho con người, tinh thần nhân đạo cao cả...
2.2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc.
* Nhân vật lão Hạc:
0.5
0.5
0.5 0.25
0.25 8.5
0.75
288
- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh.
+ Sống mòn mỏi, cơ cực: (dẫn chứng)...
+ Chết đau đớn, dữ dội, thê thảm: (dẫn chứng)...
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc:
"Nếu kiếp chó là kiếp khổ.... may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn"
- Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác.
* Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn...(dẫn chứng)...
2.3. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội:
- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng... nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuốn sách...
2.4. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội:
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất: (dẫn chứng)...
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội: (dẫn chứng)...
2.5. Đánh giá chung:
- Khắc họa những số phận bi kịch... -> giá trị hiện thực sâu sắc - Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người ... -> tinh thần nhân đạo cao cả.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề...
0.5 0.5 0.5
0.5 0.5
1.0
1.0
1.0
1.0
0.5
289
- Liên hệ... 0.75
0.5 0.5 0.5 * Lưu ý: Hướng dẫn chấm: Đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.
UBND HUYỆN TIÊN DU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 8 – Bảng A
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/3/2019
Câu 1: (4,0 điểm)
290
Hai câu thơ dưới đây trích trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, tác giả đều sử dụng nghệ thuật so sánh:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?
Câu 2: (6,0 điểm)
Trong lá thư gửi En -ri - cô, nhà văn A - Mi -Xi đã viết:
"Trường học là bà mẹ hiền thứ hai... Trường học đã nhận con từ hai bàn tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ ngoan ngoãn chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quên nhà trường..."
(Trích Những tấm lòng cao cả A-Mi-Xi)
Những dòng thư trên gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của nhà trường, nơi em gắn bó một phần cuộc đời mình.
Câu 3: (10 điểm)
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng qua bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh)
---Hết--- (Đề gồm có 01 trang)
ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 8 – Bảng A
Thời gian làm bài : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
291
---
CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
1
Hình thức: Viết đúng đoạn văn, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt...
Nội dung:
- Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh:
+ So sánh con thuyền ra khơi “ hăng như con tuấn mã” tức là con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi nước đại, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác.
+ So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng.
- Tuy nhiên mỗi câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng:
+ Cách so sánh trong câu thơ thứ nhất làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
+ Cách so sánh trong câu thơ thứ hai làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài.
-Tình yêu, nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh được gửi vào những sự vật gần gũi, thân thuộc ( con thuyền, cánh buồm) nhưng đó lại là linh hồn của quê hương.
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
0,5
2
Yêu cầu chung:
- Hiểu được yêu cầu của đề bài. Tạo lập được một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng , lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu riêng. Trình bày sạch đẹp khoa học
Yêu cầu cụ thể:
- HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật các ý sau:
1-Giải thích ý kiến:
0,5
292
- Hình ảnh so sánh“Trường học là bà mẹ hiền thứ hai”:Trường học cũng giống như những người mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người.
- “Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quên nhà trường...":Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quên nơi đó.
2- Khẳng định
- Nhà trường có vai trò to lớn trong cuộc hành trình đi tìm kiến thức và kĩ năng cuộc đời mỗi con người. Ai thành đạt cũng từ ngôi trường mà lớn lên và đó là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta trên bước đường học tập.
3- Bàn luận:
- Vai trò to lớn của nhà trường: nhà trường là một thế giới kì diệu, một thế giới mới lạ, vô cùng đẹp đẽ:
+ Thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết…
+ Thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia…
+ Thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin…
- Giai đoạn ở trường là giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người.
- Trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi con người: "không bao giờ đượcquên nhà trường..." mọi người phải có lòng biết ơn thầy cô, biết ơn nhà trường - cái nôi nuôi mình khôn lớn, chắp cánh ước mơ cho mình. Đó là truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đó là tình cảm thiêng liêng, sự gắn bó biết ơn sâu nặng
- Phê phán những kẻ vô ơn...
4- Bài học nhận thức và hành động:
- Chúng ta cần phải bày tỏ tình cảm chân thật của mình với mái trường, thầy cô, bạn bè...
- Tu dưỡng rèn luyện thể lực, trí tuệ, nhân cách
1,0
0,5
3,0
1,0