Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 (Trang 350 - 357)

- Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nam Cao chính là sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những con người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX.

- Hs dựa vào các chi tiết đặc sắc trong truyện để thấy được tấm lòng của tác giả Nam Cao

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM GIÀNG.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018

351

Môn Ngữ văn lớp 8.

Thời gian làm bài 150 phút.

( Không kể thời gian giao đề).

Đề thi gồm: 01 trang.

Câu 1 (2 điểm):

Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”

(Trích Quê Hương – Tế Hanh) Câu 2 (3 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn dưới đây:

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.

(Trích Lão Hạc – Nam Cao) Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì?

352

Câu 3 (5 điểm):

Thơ ca Việt Nam hiện đại đã khắc hoạ thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản. Em hãy làm nổi bật những điểm chung và nét riêng trong cách phác hoạ vẻ đẹp của hình tượng người tù cộng sản qua hai bài thơ Khi con tu của Tố Hữu và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM

GIÀNG.

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018.

Môn Ngữ văn lớp 8.

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giáo viên vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.

- Giáo viên cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.

353

- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giáo viên có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn.

- Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.

- Điểm toàn bài là 10,0 điểm chi tiết đến 0,25 điểm.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (2 điểm)

Cần bảo đảm các yêu cầu sau:

a. Về kỹ năng:

- Viết được đoạn văn với nội dung trọn vẹn, các câu có sự liên kết chặt chẽ.

- Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

(0,25đ)

b. Về kiến thức: Học sinh làm nổi bật được các ý sau:

* Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả- tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.

(0,25đ)

354

* Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả, so sánh, nhân hoá với nhiều sáng tạo.

- So sánh con thuyền với tuấn mã. Tuấn mã là ngựa tơ, đẹp, phi nhanh. Ví chiếc thuyền với “con tuấn mã”, tác giả đã tạo nên một hình ảnh khoẻ, trẻ trung diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường. Cùng với các động từ: “hăng”, “Phăng”,

“Vượt” được dùng rất hay, rất đích đáng đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi.

-> Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin.

- Hình ảnh “Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với "mảnh hồn làng” thật đặc sắc. Cánh buồm to biểu tượng cho hình bóng và sức sống của quê hương. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.

- Câu thơ “ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là một câu thơ đậm đà ý vị mang cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ.

Cánh buồm được nhân hoá. Ba chữ “rướn thân trắng” có sức gợi tả lớn.

-> Đó là tình yêu quê hương trong sáng của Tế Hanh.

(1,5đ)

1. Yêu cầu về hình thức:

355

Câu 2 (3 điểm)

- Đúng kiểu bài nghị luận.

- Bố cục mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng.

- Cách lập luận chặt chẽ, lô gíc.

2. Yêu cầu về nội dung:

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề: Tự nhiên khéo léo, hợp lý.

- Nêu vấn đề: Sáng, rõ, đúng bản chất của bài văn nghị luận.

+ Giới thiệu khái quát về vị trí của đoạn văn là lời của ông giáo (thực chất là lời của Nam Cao) khi ông đã chứng kiến những khổ đau bất hạnh cũng như vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc. Đoạn văn nằm ở phần cuối truyện Lão Hạc.

b. Thân bài:

- Suy nghĩ, bàn luận về nội dung của đoạn văn.

+ Đây là lời nói có tính chất triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.

+ Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo, không nhìn những người xung quanh bằng cách nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô

356

cảm, mà phải nhìn nhận bằng sự thông cảm, thấu hiểu bằng lòng nhân ái của con ngời.

+ Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết phát hiện và nâng niu, trân trọng những điều đáng quí ở họ.

+ Đó là quan điểm đúng đắn, sâu sắc và toàn diện khi đánh giá con người.

- Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

+ Luôn luôn cảm thông, đồng cảm với những người xung quanh, đặc biệt là những người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh.

+ Phê phán những người sống lạnh lùng, vô cảm, thờ ơ với mọi người.

c. Kết bài:

- Khái quát và khẳng định lại vấn đề.

Biểu điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.

- Điểm 2-> 2,5: Đáp ứng các yêu cầu trên.

- Điểm 1-> 1,5: Đáp ứng một nửa các yêu cầu.

- Điểm 0,5: Hiểu đề lơ mơ, nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.

357

- Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết linh tinh.

Câu 3 (5 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức:

- Nắm vững phương pháp làm kiểu bài nghị luận.

- Tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.

- Diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, chữ viết đẹp đúng chuẩn.

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8 (Trang 350 - 357)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(411 trang)