B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN Điểm
Câu 1
a. Người xưa nói “Thi trung hữu họa” có nghĩa là “trong thơ
có tranh. 0,5
b. Học sinh nêu cảm nhận về 4 bức tranh tứ bình qua đoạn thơ thứ 3:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang son ta đổi mới?
381
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Yêu cầu về hình thức: học sinh trình bày thành đoạn văn diễn dịch.
Yêu cầu về kiến thức:
- "Thi trung hữu họa" - Trong thơ có tranh. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ và ngoif bút tài hoa đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về cuộc sống của "chúa sơn lâm" khi sống giữa núi rừng.
+ "Nào đâu ... trăng tan" : Cảnh đêm trăng sáng bên dòng suối đại ngàn. Con hổ no mồi uống nước bên bờ suối, say sưa ngắm cảnh đẹp huyền ảo. Dáng vẻ hiền lành, thư thái, mơ mộng.
+ "Đâu những ngày... đổi mới": Cảnh ngày mưa rung chuyển đại ngàn. Con hổ đứng lặng lẽ ngắm “giang sơn” đổi mới.
Dáng vẻ suy tư như một nhà hiền triết.
+ "Đâu những bình minh ... tưng bừng" : Cảnh buổi bình minh trong rừng đại ngàn. Con hổ vẫn ngủ say sưa sau một đêm săn mồi, trong bản nhạc"tưng bừng" khi mọi vật đã thức dậy.
Dáng vẻ hiền lành.
+ "Đâu những chiều ... gay gắt": Cảnh chiều tà khi mặt trời sắp lặn. Con hổ là mãnh thú uy nghi đợi màn đêm buông xuống, nó sẽ là chúa tể của muôn loài với những cuộc săn mồi bất tận.
Dáng vẻ uy nghi, lẫm liệt.
- Nghệ thuật: phối cảnh hài hòa, bố cục thẩm mĩ, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác, kết hợp với các phép tu từ:
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
382
điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ ... tạo nên bộ tranh bằng ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc.
0,25
*Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không viết thành đoạn văn quy nạp thì giám khảo trừ 0,25 điểm.
Câu 2
- Tiếng chim tu hú xuất hiện 2 lần, ở đầu và cuối bài thơ 0,25
*Ý nghĩa của hình ảnh tiếng chim tu hú:
- Ở đầu bài thơ:
+ Tiếng chim hiền lành gọi bầy, gọi bạn, âm thanh trong sáng, quen thuộc của quê hương.
+ Tiếng chim tu hú báo hiệu hè về, là tín hiệu, là sợi dây nối kết, gợi liên tưởng cho người tù cách mạng về cảnh mùa hè đẹp đẽ, tưng bừng, tràn đầy nhựa sống, khơi thức niềm yêu cuộc sống và khát vọng tự do.
0,25
0,5
- Ở cuối bài thơ:
+ Là tiếng kêu khắc khoải, giục giã, thôi thúc người tù CM.
+ Là tiếng kêu triền miên khiến người tù cảm thấy bực bội, khổ đau, day dứt.
+ Thôi thúc mời gọi, tạo nên sức mạnh để người chiến sĩ tìm mọi cách đạp tan cái xà lim chật chội, sớm trở về với đồng chí đồng đội, về với cách mạng, về với cuộc sống tự do bên ngoài.
+ Là khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.
0,25 0,25
0,25
0,25 Câu 3 A.Yêu cầu chung :
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
383
- Vấn đề cần chứng minh : Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.
- Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen).
B. Yêu cầu cụ thể : a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn về cuộc đời, con người.
- Trích ý kiến “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
- Đây là ý kiến rất đúng đắn, hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) sẽ làm rõ cho ý kiến trên.
0,5
b. Thân bài : Học sinh cần nêu được các luận điểm sau:
Luận điểm 1. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc:
- Ý 1: Nhân vật lão Hạc, là hình ảnh người nông dân điển hình trước cách mạng.
+ Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh: Sống mòn mỏi, cơ cực, đơn độc, lủi thủi một mình trong nghèo đói (lấy dẫn chứng trong văn bản); Chết thê thảm, dữ dội, đau đớn để được giải thoát, để giành quyền sống lại cho con (lấy dẫn chứng để chứng minh).
+ Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu kiếp chó là kiếp khổ....may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn".
1,5
384
- Ý 2: Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn (lấy dẫn chứng trong văn bản).
+ Lớn lên trong cảnh mồ côi mẹ, nghèo khó, bất hạnh.
+ Vì nghèo mà không tìm được hạnh phúc lứa đôi, không thực hiện được nguyện ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc yên vui, phải bỏ đi làm đồn điền cao su.
1
Luận điểm 2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội:
- Nhân vật ông giáo, tiêu biểu cho người trí thức trước cách mạng là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng.
+ Sống nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc, phải bỏ nghề, bán sách vì miếng cơm, mah áo để nuôi gia đình, chữa bệnh cho các con (lấy dẫn chứng trong văn bản).
+ Những băn khoăn thể hiện qua triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác.
1
Luận điểm 3. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội:
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất: sống trong căn gác sát mái, tối tăm, lạnh lẽo, hàng ngày phải đi bán diêm,...(lấy dẫn chứng trong văn bản)
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần: thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội, khao khát được trở về những ngày hạnh phúc, được sống trong hạnh phúc gia đình. (lấy dẫn chứng trong văn bản).
1
Luận điểm 4. Đánh giá chung:
- Hai văn bản đã khắc họa những số phận bất hạnh, những bi kịch của con người dưới xã hội cũ.
0,5
385
- Dưới sự tàn bạo, bất công của xã hội phong kiến, dù ở bất cứ nơi đâu, những con người nghèo khổ bất hạnh luôn phải chịu những kiếp sống lầm than cơ cực của mình (giá trị hiện thực sâu sắc).
- Các nhà văn, bằng tình thương yêu con người tha thiết đã thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia, cất lên tiếng nói lương tâm, đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho con người (tinh thần nhân đạo cao cả).
c. Kết bài:
- Khẳng định ý kiến đầu bài: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
- Liên hệ với cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc của chế độ xã hội chủ nghĩa hôm nay.
0,5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TỨ KỲ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1: (8 điểm) Đọc câu chuyện sau:
BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM
386
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng chợt râm. Mẹ bảo:
– Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
-Đi nhanh khẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố!
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ. Con ngỡ ngàng: Sao nắng, râm dều phải vội ? Trời vẫn nắng, vẫn râm…
…Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời lúc nào cũng phải nhanh lên.
(Trích Những câu chuyện hay về cuộc sống) Em nhận được bài học sâu sắc nào từ câu chuyện trên?
Câu 2: (12 điểm)
Trong văn học hiện đại nước ta, có không ít các nhà văn đã thể hiện thành công việc miêu tả tình mẫu tử, nhưng có lẽ chưa có nhà văn nào đã diễn tả tình mẹ con một cách chân thật và sâu sắc thấm thía như dưới ngòi bút Nguyên Hồng. Đằng sau những dòng chữ, những câu văn là những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam).
Qua trích đoạn “Trong lòng mẹ” ( Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
387
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN TỨ KỲ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: Ngữ văn (Đáp án chấm gồm 06 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Đáp án Điểm
1 (8đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận dưới dạng một câu chuyện.
- Văn phong sáng sủa, ngôn từ chọn lọc, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, không mắc lỗi dùng từ và lỗi ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đảm bảo các nội dung sau:
1. MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5
2. TB:
2.1. Tóm tắt ngắn gọn nội dung và rút ra bài học từ câu chuyện.
0.25
388
- Con đê dài hun hút: hình ảnh ẩn dụ cho con đường đời, cuộc đời giống như một con đê dài hun hút, mỗi người cần đi trên con đê của riêng mình.
- Nhà ngoại ở cuối con đê: tượng trưng cho đích đến của mỗi con người.
- Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời.
- Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, may mắn thành công trong cuộc sống.
- Gặp bóng nắng, bóng râm đều phải vội…đời lúc nào cũng phải nhanh lên:
con người đều phải biết đón nhận bóng nắng, bóng râm, biết chủ động tận dụng thời gian cả những khi thuận lợi và khi khó khăn.
- Mộ mẹ xanh cỏ: Hãy biết yêu thương trân trọng những người xung quanh mình, đặc biệt là những người thân yêu bên mình. (Trải nghiệm mất mát)
=>Bài học: Cuộc đời con người có khi nắng, có khi râm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chúng ta, mỗi người cần phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” để đi trọn con đường đời của mình.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng phải nỗ lực hết mình.
Khi gặp khó khăn, thất bại không nản lòng bỏ cuộc; khi thành công, may mắn, không chủ quan, tự mãn, tự kiêu, mà phải biết nắm bắt cơ hội để thành công hơn. Và luôn trân trọng những người thân yêu khi họ còn bên mình.
-> Câu chuyện gửi gắm một triết lí sống sâu sắc.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2.2. Bàn luận.
- Cuộc đời mỗi người giống như con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Cuộc sống luôn có những bóng nắng bóng râm mà mỗi người đều phải vượt qua. Đó là quy luật tất yếu. (DC)
0.5
0.5
389
- Điều quan trong là bản thân mỗi người phải nhận thức được đâu là khó khăn thử thách, đâu là những thuận lợi…để có quan niệm và cách sống phù hợp.
- Khi gặp bóng nắng, ta không nản lòng, lùi bước, phải có sự quyết tâm, bản lĩnh, chủ động đối mặt…để chinh phục khó khăn…trưởng thành hơn, vươn tới thành công. (Dẫn chứng)
- Khi gặp bóng râm, ta không nên hài lòng, tự mãn hưởng thụ, lãng phí thời gian; phải biết nắm bắt cơ hội để thành công. (DC)
- Con người khi gặp bóng nắng bóng râm đều phải nhanh lên, bởi cs trôi qua không chờ đợi một ai. Và mỗi người chỉ sống có một lần trong đời nên nếu ta không biết tận dụng thời gian sẽ phí hoài tuổi trẻ, khó có thể thành công. (Để trở thành người có ích, để “in dấu trên mặt đất và in dấu trên trái tim người khác”. Sống nhanh để trao gửi yêu thương và đón nhận yêu thương, sống nhanh để tận hưởng thiên đường ngay trên mặt đất )
- Thể hiện thái độ sống tích cực, chủ động, sống hết mình…là cơ hội khẳng định giá trị bản thân, cống hiến được nhiều hơn cho cuộc đời…
(DC)
- Mỗi người luôn biết trân trọng từng phút, từng giây của cđ, biết quan tâm, mở lòng với những người xung quanh, nhất là những người thân yêu bên mình….(DC)
- Nhưng trên con đường đời, dù đã xác định trước đích đến nhưng mỗi người vẫn “vòng vèo, chùng chình”. Chỉ khi nhận ra những mất mát hoặc mất mát ta mới nhận ra chân lí ở đời…
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2.3. Mở rộng vấn đề: 1.0
390
- Biểu hiện của lối sống thụ động, gặp khó khăn, thử thách lại hoang mang, gục ngã; gặp may mắn lại tự mãn, hưởng thụ…(DC) -> phê phán
- Cần hiểu sống nhanh là tận dụng thời gian, tận dụng cơ hội chứ không phải là sống vội, sống gấp như một bộ phận thanh niên hiện nay…(DC)
- Phê phán: những người không biết trân trọng những điều bình dị xung quanh mình.
2.4. Bài học.
- Mỗi người cần có thái độ sống chủ động, tích cực, sống hết mình…
- Không ngừng trau dồi kiến thức, đạo đức, kĩ năng…để vững vàng bước đi trên con đường của riêng mình….
- Biết trân trọng những gì mình đang có, mở lòng với những người thân yêu.
- Liên hệ bản thân.
0.5 0.25
0.25
3. KB: Khẳng định vđ nghị luận – bày tỏ suy nghĩ.
(Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, khó khăn và thuận lợi chia đều cho mỗi người, hãy coi mỗi thuận lợi và khó khăn là một phần của cuộc sống, là một chặng đường mà ta phải đi qua, mình phải nhận ra và đón nhận nó và sống hết mình vì cuộc sống không chờ đợi ai.
Hạnh phúc và khổ đau phụ thuộc vào thái độ sống của chúng ta.)
0.5
A. Yêu cầu về hình thức:
- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không mắc lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ.
391
2 (12đ)
- Phải huy động những hiểu biết về văn học, đời sống và các kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng bình luận, nhận xét, đánh giá của bản thân để làm bài.
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
B. Yêu cầu về kiến thức.
- Nội dung bài viết: Lời nhận định của nhà văn Thạch Lam: Lòng yêu thương vô hạn của chú bé Hồng đối với mẹ:
- Học sinh có thể khai thác vấn đề, tổ chức sắp xếp luận điểm khác nhau, song cơ bản đảm bảo, làm rõ các ý sau:
1. MB: - Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
- nêu vấn đề nghị luận.
0.5
2. TB:
2.1. Giải thích nhận định:
- “Những rung động cực điểm”: là những cung bậc cảm xúc: đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận, sung sướng, hạnh phúc… được thể hiện ở mức cao nhất.
- “những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”; cảm xúc yêu, ghét, căm hờn, hạnh phúc… khởi nguồn từ một trái tim yêu mẹ của cậu bé Hồng, một cậu bé ngây thơ, non nớt, được dâng lên tột đỉnh.
-> Khẳng định đây là ý kiến đúng, thể hiện sự quan tâm, góc khám phá tinh tế của nhà văn Thạch Lam khi đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ”.
0.75
2.2. Phân tích, chứng minh.
* Khái quát:
- Nhận định của nhà văn Thạch Lam cho ta hiểu rằng, những trang viết của nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện được những cảm xúc
1.0
392
mãnh liệt nhất, ở trạng thái cao trào nhất, chỉ đợi cơ hội là bung ra, vỡ òa, trào dâng xối xả.
- Chất trữ tình của một ngòi bút nhân đạo thống thiết thấm đẫm qua lời kể của nhân vật tôi (bé Hồng) và những lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác giả đã diễn tả chân thực và sinh động trạng thái cảm xúc của bé Hồng qua từng trang giấy.
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một phần kỷ niệm được kể từ tuổi thơ cay cực của chính nhà văn. Đó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một linh hồn trẻ dại, mồ côi cha sớm phải sống xa mẹ. Đứa trẻ đáng thương ấy phải sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô, giữa những sự xúc xiểm cay độc của học hàng dành cho người mẹ đáng thương. Lúc nào trong trái tim nhỏ bé của đứa trẻ ấy cũng đập thổn thức nhịp đập của tình yêu thương, của nỗi mong chờ mẹ đến cồn cào da diết.
* Trong lòng chú bé Hồng luôn mang hình ảnh của người mẹ có “vẻ mặt rầu rầu và hiền từ”. Mặc dù mẹ chú đã bỏ nhà đi giữa sự khinh miệt của đám họ hàng cay nghiệt, mặc dù non một năm mẹ không gửi cho chú một lá thư hay đồng quà tấm bánh, chú vẫn đầy lòng yêu thương và kính trọng mẹ. Với Hồng, mẹ hoàn toàn vô tội.
0.75
* Đau đớn xót xa đến tột cùng:
+ Bé Hồng đã suýt bật khóc khi được hỏi “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”?.
+ Trước câu hỏi ấy, Hồng đã “toan trả lời có”. Hồng vốn là đứa trẻ rất nhạy cảm nhưng sớm đối mặt với cuộc sống cô độc, bản năng tự vệ đã khiến Hồng trở nên cứng cỏi, có được sự lạnh lùng cần thiết, biết giấu kín những suy nghĩ thật, những ước muốn trong sâu thẳm trái tim mình. Đứa trẻ ấy đã đủ “trải nghiệm” để có thể có những ứng xử rất
“biết điều”, phù hợp hoàn cảnh. Trước thái độ và sự quan tâm bất thường của người cô “gọi tôi đến bên, cười hỏì”, Hồng đã “nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” ấy, nên “cúi đầu không đáp”.
2..25đ