1.1.3.1. Tính thống nhất và không thể phân chia của chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân trong một xã hội có Nhà nước. Học giả nổi .tiếng người Nga, L.Tikhômirôp cho rằng, quyền tối cao luôn luôn được thiết lập bằng nguyên tắc: quyền lực tối cao là duy nhất, tập trung và không thể phân chia. Quyền tối cao khác với quyền lãnh đạo, quyền lãnh đạo thì có thể được phân chia.[71, t r i 6] Để tổ chức và thực thi quyền lực, Nhà nước được sắp xếp thành các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, nhân danh Nhà nước, thực thi quyền lực Nhà nước, nhưng không thể
hiểu đây là sự phân chia chủ quyền quốc gia mà thực chất là sự phân công, phối họp để thực hiện các quyền xuất phát từ chủ quyền quốc gia.
Nhà nước phân chia đơn vị hành chính và quản lý dân cư theo lãnh thổ, nhưng thực chất đây chỉ là hình thức phân công, phân cấp quản lý chứ không phải là phân chia chủ quyền quốc gia, quyền tối cao vẫn chỉ thuộc về chính quyền trung ương, nhất là trong quan hệ đối ngoại.
Như vậy, có thể khẳng định chủ quyền quốc gia có nguồn gốc từ nhân dân, vốn thuộc về nhân dân, Nhà nước chỉ là người đại diện cho nhân dân để nắm giữ và thực hiện có hiệu quả chủ quyền quốc gia.
Trong quan hệ quốc tế còn tổn tại những hiện tượng như chuyển nhượng lãnh thổ, phân tách, sáp nhập quốc gia là những hiện tượng đặc biệt, có liên quan đến chủ quyền quốc gia. Đây khống thể gọi là sự chia sẻ chủ quyền mà phải nói chính xác đây là sự biến động của quốc gia về yếu tố lãnh thổ, dân cư, \ không thể khái quát hiện tượng đặc biệt bất thường này để phủ nhận tính duy nhất và không thể phân chia của chủ quyền quốc gia. Hơn thế nữa, mọi sự biến động này đều phải tuân theo những thủ tục ràng buộc chặt chẽ, đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
1.1.3.2. Tính tối cao của chủ quyền quốc gia.
Khẳng định tính tối cao ci-a chủ quyền quốc gia có nghĩa là khẳng định quyền độc lập, tự quyết của quốc gia bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ của mình.
Trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử, đa số các nhà tư tưởng chính trị đều đồng nhất chủ quyền quốc gia với quyền lực tối cao. Sự đồng nhất này dựa trên quan niệm về chủ quyền quốc gia là duy nhất và không thể phân chia, được tập trung ở quyền lực Nhà nưóc. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt “tính tối caó" với
“tính tuyệt đối”. Quan niệm về chủ quyền tuyệt đối sai lầm ở chỗ khẳng định quốc gia được phép nhân danh chủ quyền, sử dụng mọi công cụ, mọi thủ đoạn để bành chướng quyền lực, dẫn lới chỉ một quốc gia có chủ quyền tối cao nhờ vào quyền lực của mình. Còn việc thừa nhận tính tối cao của chủ quyền quốc gia
có nghĩa là mọi quốc gia đều có quyền tối cao trong quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, đồng thòi khẳng định không một quốc gia nào được chà đạp lên chủ quyền quốc gia khác.
Trong đối nội, tính tối cao được hiểu là quyền của quốc gia tự quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần mà các quốc gia khác không được quyền can thiệp, đổng thời là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia đối với mọi thể nhân và pháp nhân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong đối ngoại, nó được thể hiện là quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế.
1.2.3.3. Tính bình đẳng của chủ quyền quốc gia.
Tính bình đẳng của chủ quyền quốc gia được nhìn nhận trong mối tương quan giữa các quốc gia với nhau. Chủ quyền của mọi quốc gia đều là tối cao và đều không thể bị xâm phạm, vậy thì chỉ có thể dẫn đến một hậu quả duy nhất là
* * * * •
chúng đều bình đẳng. Quan niệm về bình đẳng chủ quyền đã xuất hiện từ thời I
kỳ trung đại ở Tây Âu dưới dạng “bình đẳng giữa các nhà vua”. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ hiện đại thì cơ sở của sự bình đẳng này mới được giải đáp một cách đầy đủ. Sự bình đẳng của các quốc gia xuất phát từ bản chất của Luật quốc tế mà quốc gia là chủ thể, từ nhu cầu tổn tại của từng quốc gia trong cộng đổng quốc tế và từ sự tương ứng về quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế giữa các quốc gia. Sự bình đẳng này còn được giải thích là do nhu cầu thiết lập trật tự quan hệ quốc tế giữa các chủ thể đều có quyền lực tối cao và độc lập với nhau. Giữa đặc tính bình đẳng và chủ quyền quốc gia vô hình chung tạo ra mối quan hệ biện chứng: xuất phát từ chủ quyền mà các quốc gia có sự bình đẳng với nhau, đổng thời, phải với sự bình đẳng thì chủ quyền quốc gia mới thể hiện đúng nghĩa của nó. Nói một cách khác, bình đẳng là hệ quả tất yếu của sự khẳng định chủ quyền quốc gia và chủ quyền là tiền đề tất yếu của sự bình đẳng giữa các quốc gia. Như vậy, chủ quyền chọn vẹn của quốc gia phải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác, tức là phải tôn trọng quyền bình đẳng của mọi
quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tính bình đẳng của chủ quyền quốc gia còn được thể hiện là trong quan hệ quốc tế, mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, bất kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, trình độ phát triển cao hay thấp, không phân biệt về các đặc điểm chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ của cộng đổng dân cư.
Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc nầm 1945 khẳng định “Liên hợp quốc được tổ chức và hoạt động trên cơ sở bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia thành viên”.[13] Nguyên tắc này một lần nữa được ghi nhận trong Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về Hộ thống các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia. Ngày nay, Nguyên tắc Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế.