3.2. NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẢN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.3.2. C ác biện pháp trong lĩnh vực kinh tế
Bên cạnh những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, toàn cầu hóa đang thực sự thách thức khả năng đảm bảo chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế. Không thể nói đến việc xuất hiện một chủ thể khác thay thế Nhà nước thực hiện chức năng này, nhưng toàn cầu hóa luôn đặt Nhà nước đứng trước nguy cơ bị mất hoặc phai nhạt chủ quyền quốc gia do sự yếu kém, thiếu linh hoạt trong quản lý và điều hành nền kinh tế.
Đứng trước những thách thức của toàn cầu hoá về khía cạnh kinh tế, Việt nam cần có những biện pháp nhằm bảo vộ chủ quyền kinh tế đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Bên cạnh đó, cần phải có những biện pháp tận dụng lợi thế của toàn cầu hoá, phát triển kinh tế phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Muốn vậy, cần phải có một trương trình hành động quốc gia, với những hành động và bước đi cụ thể được phối hợp nhịp nhàng, thông suốt.
Những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế gồm:
2.3.2.1. Đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm tận dụng những thuận lợi của toàn cầu hoá, phát huy ưu thế trong nước nhằm tạo ra tiểm lực kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của mỗi đơn vị kinh tế, mỗi doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế trong tiến trình hội nhập. Các giải pháp cụ thể bao gồm:
Về điều chỉnh cơ cấu ngành hàng, cần định hướng rõ ngành, hàng nào được ưu tiên, dựa trên cơ sở so sánh để phát triển. Từ đó thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và thời hạn hợp lý.
Về chính sách thuế, cần xây dựng hệ thống thuế quan hợp lý, phù hợp với các cam kết về cắt giảm thuế quan tại các tổ chức kinh tế khu vực và theo các hiệp địnb thương mại song phương, tiến tới phù hợp với các qui định của WTO.
Hộ thống thuế quan phải dựa trên một cơ cấu kinh tế - thương mại và cơ cấu mặt hàng tương đối hoàn chỉnh.
Về hỗ trợ doanh nghiệp, cần phải xây dựng một hệ thống chính sách khuyến klìích và hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. Khuyến khích các thành phần khác nhau phát triển trong một môi trường pháp luật bình đẳng. Cần phải có các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Cần khuyến khích xây dựng các mô hình doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Để có thể có được các chủ thể cạnh tranh đủ mạnh trên thị trường, cán sóm hình thành và phát triển hình thức tập đoàn kinh doanh. Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân đầu tư kinh doanh và xây dựng phát triển doanh nghiệp theo mô hình tổ chức công ty hỉện đại.
Vế chế độ kinh doanh xuất khẩu, điều chỉnh các qui định về quyển kinh doanh xuất khẩu theo hướng có lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, đơn giản hoá, tiêu chuẩn hoá, vi tính hoá thủ tục hải quan theo thông lệ chung, hoàn thiện dần việc phân loại hàng hoá theo pháp luật và tập quán quốc tế.
Về dịch vụ, cần nghiên cứu và sớm phân loại dịch vụ, đưa ra chủ trương cụ thể của Việt Nam về mức độ mở cửa thương mại mậu dịch ở tất cả các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông...
Về đầu tư, xoá bỏ dần sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nước và tăng khả năng cạnh tranh của ta trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Về cắt giảm thuế quan và rỡ bỏ hàng rào phi quan thuế, cần phải có một lộ trình hợp lý và phải có tính toán cẩn thận: Giảm nhanh ở những lĩnh vực ít gây chấn động xã hội; giảm từ từ ở những ngành có tầm ảnh hưởng xã hội đáng kể; sẽ không giảm ở những ngành dễ gây chấn động xã hội mạnh.
Trên đây là một số biộn pháp nhằm làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Với một nển kinh tế phát triển bền vững, chúng ta có cơ sở để tự chủ về kinh tế, đổng thòi tạo ra các tiền đề vật chất cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị...
2.3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện chính sách và khung pháp luật kinh tế.
Ngày nay, tất cả các quốc gia đều thừa nhận vai trò to lớn của các chính sách và pháp luật đối với nền kinh tế, đều lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản lý và phát triển nền kinh tế, dùng pháp luật làm thước đo cho tự do, công bằng và bình đẳng trong các quan hệ kinh tế trên phạm vi quốc giạ và quốc tế.
Như vậy, xây dựng chính sách và pháp luật là biện pháp quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế. Chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế thể hiện là khả năng tự chịu trách nhiệm đảm bảo sự phát triển toàn diện của quốc gia, không có lý lẽ nào biện luận cho sự chia sẻ trách nhiệm đó. Tính độc lập tự chủ luôn được đặt lên hàng đầu khi các quốc gia xây dựng chính sách và khung pháp luật kinh tế. Cụ thể, nhiệm vụ này bao gồm những nội dung sau:
Cần hoàn thiện chiến lược tổng thể về hội nhập, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khai thác, phát huy toàn bộ tiềm năng của đất nước, thúc đẩy phát triển với tốc độ cao, rút ngắn khoảng cách, trình độ chênh lệch với các nước giàu. Trong chiến lược này cần phải có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tinh thông về nghiệp vụ, có đạo đức, có trách nhiệm cao. Cẩn phải có kế hoạch phối hợp đồng bộ hoạt động của các ngành, các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp nhằm tạo hiệu quả quản lý, phục vụ cho phát triển kinh tế...
Xây dựng chính sách và khung pháp luật kinh tế nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ch ế độ kinh tế. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, khi nền kinh tế các nước hoà nhập với nhau trên một số lĩnh vực, nhất là những khâu chủ chốt
của nền sản xuất, kinh doanh. Dẫn đến khả năng làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, thậm chí tạo nên những tiền đề dẫn tới chuyển hoá nền kinh tế đất nước, thay đổi chiều hướng phát triển của quốc gia. Vì vậy, Việt Nam cần phải có đường lối chống lũng loạn, bảo vệ chế độ kinh tế, phù hợp với đường lối xây dựng đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Đó là “nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa
Toàn cẩu hoá luôn hối thúc các quốc gia phải tự do hoá nền kinh tế, rỡ bỏ mọi hàng rào bảo hộ đối với các doanh nghiệp và sản phẩm trong nước. Đặc biệt, đối với Việt Nam, các đối tác nước ngoài luôn đòi hỏi chúng ta nhanh chóng rỡ bỏ các biện pháp bảo hộ đối vói các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hoá, cổ phần hoá các đơn vị kinh tế này. Nếu không có chính sách đúng đắn và những bước đi thích họp, chúng ta có thể phải trả giá rất đắt, các doanh nghiệp Nhà nước có thể bị mất đi vai trò chủ đạo trong nển kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nước ngoài có thể tràn vào chiếm lĩnh thị trường trong nước, nền kinh tế bị phụ thuộc vào nước ngoài dẫn đến mất độc lập, tự chủ vể kinh tế. Để tránh điều này, một mặt chúng ta vẫn phải tiến hành tự do hoá nển kinh tế, dần rỡ bỏ các hàng rào bảo hộ... để nển kinh tế dần hoà nhập vào thị trưòng thế giới. Mặt khác, khi tiến hành các biện pháp này cần lưu ý đến khả năng tự chủ và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiộp trong nước, đặc biệt là đối vói các doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, mở cửa, hội nhập không thể nóng vội, mà phải thông qua từng bước đi vững chắc, luôn đặt nhiộm vụ bảo vệ chế độ kinh tế trong số những nhiệm vụ hàng đầu.
Đảm bảo chức năng điều tiết, kiểm soát sự vận hành của nển kinh tế của Nhà nước. Cơ chế thị trường, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi sự thông thoáng, tự do, vận hành theo các qui luật kinh tế. Điều này dễ dẫn đến ngộ nhận là làm mất vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước, đặt nhiều lĩnh vực ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Thực tế không phải vậy, cơ chế thị trường tự do
một chiều dẫn đến sự phát triển vô hướng, tính không kiểm soát bao giờ cũng dãn đến sự rối loạn. Không một quốc gia nào lại buông lỏng quản lý kinh tế, ngay kể cả đối với các nước công nghiệp phát triển. Chính sách giải điều tiết mà Mỹ và Tây Âu áp dụng trong những năm 1970 - 1980, thực chất chỉ là sự hạn chế can thiệp thô bạo từ phía Nhà nước đối với nền kinh tế chứ tuyệt nhiên không phải là sự từ bỏ hoàn toàn chức năng điều tiết, kiểm soát sự vận hành của nền kinh tế. Hơn thế nữa, chính sách giải điều tiết mà họ áp dụng diễn ra khi nền kinh tế của họ đã thực sự phát triển và vững mạnh, nguy cơ đe doạ từ bên ngoài không gay gắt. Vậy thì những phân tích và tuyên truyền của các nhà kinh tế học của họ thực chất là nhằm phục vụ cho lợi ích của những nước có nền công nghiệp phát triển, các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Đối với những nước như Việt Nam, tham gia mở cửa, hội nhập trong điều kiện nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, cơ chế kinh tế thị trường mới được xác lập, kinh nghiệm quản lý còn thiếu, khả năng cạnh tranh hạn chế thì việc đảm bảo sự điều tiết, kiểm soát sự vận hành của nền kỉnh tế là cần thiết và hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo cho sự phát triển cân đối và bển vững của nến kinh tế.
2.3.2.3. T húc đẩy hợp tác quốc t ế trong lĩnh vực kin h tế.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế một mặt tranh thủ được những thuận lợi của toàn cầu hoá phục vụ cho phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt khác, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các loại hình hợp tác giúp chúng ta đối phó lại âm mưu áp đặt của phương Tây, đứng đầu là Mỹ trong các quan hệ kinh tế nói riêng và quan hộ về mọi mặt của đời sống quốc tế nói chung thông qua các định chế kinh tế toàn cầu cũng như các quan hệ kinh tế song phương.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế lạo ra vành đai an toàn cho nền kinh tế quốc gia. Quá trình toàn cầu hoá hàm chứa nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa xu hướng tự do hoá thương mại với bảo hộ mậu dịch, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển ổn định nền kinh tế với sự rủi ro mang tính toàn cầu, mâu thuẫn giữa khả
năng nâng cao mức thu nhập của toàn thế giới và sự bất bình đẳng trong phân phối và các hậu quả do nó gây ra... Những mâu thuẫn này vận động không ngừng và có thể bùng nổ để trở thành những khủng hoảng kinh tế. Để khắc phục nguy cơ này, Việt Nam cần tìm ra các biện pháp tạo ra các vành đai kinh tế bằng việc tham gia và thúc đẩy việc hình thành các khối kinh tế theo khu vực địa lý. Sự liên kết kinh tế, thiết lập khu vực mậu dịch tự do, thu hút vốn đầu tư, phối hợp khai thác tiềm năng khu vực... tiến tới mở rộng phát triển toàn vùng.
Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hoá, lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực chủ quyền quốc gia chịu những thách thức trực tiếp và gay gắt nhất. Các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam nhằm đảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, đồng thời nhằm tạo ra tiền đề vật chất cho các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các lĩnh vực khác.
2.3.3. Các biện pháp trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng.
Toàn cầu hoá làm cho các nền văn hoá xích lại gần nhau trên cơ sở tìm ra các giá trị chuẩn mực chung toàn cầu, từ đó tìm thấy tiếng nói đồng thuận ứong giao lưu quốc tế. Mặt khác toàn cầu hoá tạo ra áp lực chung đối với sự biến đổi nền văn hoá của các quốc gia, các dân tộc. Trước những tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, Việt Nam cần tích cực tìm ra các giải pháp thích hợp để vừa giữ vững bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu những yếu tố văn minh của nhân loại để phát triển và hiện đại hoá văn hoá dân tộc mình.
Văn hoá - tư tưởng có vai trò quan trọng cuộc sống, Nghị quyết Trung ương 5 - Khoá VIII đã nêu rõ: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - x ã hội, xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì x ã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện”. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trước những thách thức của xu thế toàn cầu hoá, ngoài những biện pháp trong các lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, chính trị và kinh tế, thì các biện pháp trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng cũng phải được coi trọng. Cụ thể:
3.3.3.1. Phát huy bản sắc dân tộc, vì một nên văn hoá lành mạnh.
Phát triển văn hóa không thể tách rời phát triển kinh tế, trong điều kiện kinh tế thấp kém, lâm vào khủng hoảng thì văn hoá không thể phát triển được.
Nhưng mặt khác, trình độ văn hoá, giáo dục và khoa học là tiền đề, điều kiện để phát triển kinh tế lành mạnh và bền vững. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần phải có chính sách đặc biệt quan tâm giải quyết mối, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, khuyến khích các hoạt động văn hoá lành mạnh. Phát huy vai trò to lớn của văn hoá trong tiến trình phát triển chung của đất nước.
Quan tâm phát triển khoa học - cồng nghệ và giáo dục - đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá, để Việt Nam có thể “đi tắt, đón đầu”, đuổi kịp các nước tiên tiến thì phải tập trung phát triển khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, tạo nên động lực mới của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tăng cường giáo dục tư tưởng, xây dựng lối sống lành mạnh. Cần tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, coi đó Là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của cách mạng nước ta. Đây đồng thời là nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo cho đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước phát triển đúng hướng, vượt qua những chấn động dữ dội về tư tưởng chính trị trên thế giới sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Bên cạnh đó, cần phải hướng dẫn nhân dân về nếp sống vãn hoá, văn minh, chống các hủ tục, mê tín, dị đoan.
Nấng cao vai trò của văn học - nghệ thuật, có thể nói xu thế toàn cầu hoá góp phần mở rộng tầm nhìn và khả năng sáng tạo của đội ngũ văn nghộ sỹ. Các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển và đóng góp nâng cao nhận thức nghệ thuật cho nhân dân. Tuy nhiôn, xu thế toàn cầu hoá cũng làm nảy sinh một số lệch lạc và yếu kém trong đội ngũ văn nghệ sỹ và các sản phẩm văn hoá được