Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá (Trang 38 - 79)

1.2. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HOÁ

1.2.3. Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa

Với nhận thức về toàn cầu hoá nêu trên cùng những đặc điểm của nó, Toàn cầu hoá được xác định là có những mặt tích cực và tiêu cực sau:

1.2.3.1. M ặt tích cực.

Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thế giới, đặc biệt làm tăng tỷ trọng các sản phẩm chế tác (21,4%) và các dịch vụ (62,4%) trong cơ cấu nền kinh tế thế giới. Mặt khác toàn cầu hóa khuyến khích sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, với sự tôn vinh con người do đã cảnh báo

và hé mở giải pháp cho những vấn đề nảy sinh như thảm họa môi trường, dịch bệnh...

Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình truyền bá và chuyển giao những thành quả mới mẻ trên quy mô ngày càng lớn như những đột phá sáng tạo về khoa học - công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa những kinh nghiệm đến từng quốc gia - dân tộc, từng gia đình, từng người dân, mở đường cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho rút ngắn giai đoạn phát triển đối với những quốc gia chậm và đang phát triển, đựa lại những nguồn lực quan trọng cả về vật chất và nguồn tri thức, kinh nghiệm, cả về chiến lược dai hạn và cách thức tổ chức, tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia lãn vi mô đối với từng doanh nghiệp và từng cá nhân.

Toàn cầu hóa là một mặt gây sức ép mãnh liệt và gay gắt trong cạnh tranh, đòi hỏi tiến hành những cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mặt khác, mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, thị trường mới, đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước đang phát triển.

Toàn cẩu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi quốc gia, mọi châu lục trên thế giới hiểu biết nhau hơn, thông tin được được cập nhật nhanh hơn, tăng khả năng tác động nhanh chóng đến mọi sự kiộn. Bằng cách đó, góp phần nâng cao dân trí và sự tự khẳng định của các dân tộc, của con người.

1.2.3.2. M ặt tiêu cực

Toàn cầu hóa làm gia tăng ngăn cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước, làm trầm trọng thêm bất công xã hội. Báo cáo của UNDP khẳng định “các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vồ độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ đang tràn qua các đưòìig biên giới quốc gia”.[60] Báo cáo này cũng đưa ra nhiều dẫn chứng về

khoảng cách ngày càng lớn giữa giàu và nghèo. Các nước công nghiệp phát triển (với khoảng 1,2 tỷ người - chiếm 1/5 dân số thế giới) hiện đang chiếm tới 86%

GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và 74%

số điện thoại trên thế giới. Trong khi đó các nước nghèo nhất chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1% GDP của toàn thế giới.[60]

Toàn cầu hóa làm xuất hiện nguy cơ đối với an ninh toàn cầu: từ an toàn kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, môi trường đến an toàn chính trị, từ an toàn của từng người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế, tài chính - tiền tộ toàn cầu. Sự nới rộng thị trường tài chính quốc gia làm cho đồng vốn dễ lưu thông hơn trên bình diện thế giới nhưng cũng tạo điều kiện cho các tay đầu cơ quốc tế dễ lũng đoạn hơn, những căn bệnh cục bộ của nền kinh tế dễ lây nhiễm sang quốc gia khác, khu vực khác thậm chí ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Toàn cầu hóa đặt ra thách thức đối vói chủ quyền của các quốc gia. các . quốc gia đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp chủ quyền, làm phát sinh những vấn đề nhạy cảm và gây phản ứng quyết liệt đối với nền chính trị của các quốc gia. Những quyết sách sai lầm của quốc gia sẽ gây ra những hậu quả khôn lường và khó khắc phục, đặc biệt là sự tranh chấp, xung đột quyền lực ngày càng nặng nề. Đối với các nước đang phát triển, nguy cơ này lại càng nghiêm trọng.

Toàn cầu hóa tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ của quốc gia. Toàn cầu hóa cũng tạo ra khả năng quốc tế hoá những mặt tiêu cực như buôn bán ma tuý, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, lan tràn chủ nghĩa khủng bố, lây lan dịch bệnh, đặc biệt HIV/AIDS...

1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ QUYỀN q u ố c g iav à t o à n c ầ u h ó a. Toàn cáu hóa và chủ quyền quốc gia có mối quan hộ hữu cơ, một mặt toàn cầu hóa tạo ra những tiền đề hấp dẫn cho tăng trưởng kinh tế của mối quốc gia, mỗi vùng, thậm chí mỗi đơn vị kinh tế và cá nhân, mặt khác những yêu cầu của xu thế toàn cầu hóa cũng thách thức việc thực hiện và đảm bảo chủ quyền

quốc gia, thậm chí một số chuyên gia còn nói đến khả năng “bào mòn chủ quyền” khi tham gia vào toàn cầu hóa. Theo chiều ngược lại, Nhà nưóc, với vị trí trung tâm trong mọi mối quan hệ cả phạm vi trong nước lẫn trong quan hệ quốc tế, với việc nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia, cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp tới tiến trình toàn cầu hóa.

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, mỗi quốc gia xuất phát từ lợi ích của mình không thể đứng ngoài xu thế này. Nhưng dù tích cực tham gia vào xu thế toàn cầu hoá thì cũng không thể sao nhãng nhiệm vụ giữ vững chủ quyền quốc gia. Trong quá trình toàn cầu hoá tồn tại những mâu thuẫn, đối lập giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa các quốc gia, mâu thuẫn giữa lợi ích của quốc gia với lợi ích của cộng đồng quốc tế, mâu thuẫn giữa sự phát triển cao của lược lượng sản xuất với sự trì trộ của quan hệ sản xuất. Những mâu thuẫn đó làm cho toàn cầu hoá, ngoằi những tác động tích cực đến quốc gia còn mang đến nhiều tác động tiêu cực. Vì vậy, chủ quyền quốc gia càng phải được khẳng định hơn bao giờ hết, với vai trò chủ động của Nhà nước, nhằm phát.huy hơn nữa tác động tích cực và hạn chế tối đa tác động tiêu cực của toàn cầu hoá.

Nói đến mối quan hộ giữa toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia, có thể lý giải cho sự tồn tại của mối quan hộ này ba khía cạnh sau:

Thứ nhất, những nguyên nhân khách quan và chủ quan của quá trình toàn cầu hóa đồng thời tác động tới việc đảm bảo chủ quyến quốc gia. Thậm chí người ta còn nghĩ đến việc phải xem xét lại quan niộm chủ quyền quốc gia. Như trên đã phân tích, sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất kéo theo sự vận động của quan hộ sản xuất, thúc đẩy phân công lao động quốc tế và sự phổ biến của kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu là những nguyên nhân khách quan của quá trình toàn cầu hóa. Theo các lý thuyết kinh điển thì những hiện tượng này (thuộc hạ tầng kỹ thuật - xã hội) có tác động đến quá trình vận động và phát triển của Nhà nước và pháp luật (thuộc thượng tầng kiến trúc) và trong đó có

vấn đề về chủ quyền quốc gia. ,

Vai trò của các công ty đa quốc gia, các thiết chế kinh tế quốc tế có tác động trực tiếp tới sự thúc đẩy của xu thế toàn cầu hóa, đồng thòi các thực thể này cũng đang thách thức chủ quyền của các quốc gia. “Quá trình tự do hóa thương mại, đầu tư, sự mở rộng của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và sự hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia đã dẫn đến những biên đổi về vị trí, tính chất, vai trò và năng lực của quốc gia trên trường quốc tế, tức là động chạm đến lợi ích và chủ quyền của các quốc gia - dân tộc”. [63]

Thứ hai, toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra tiền đề vật chất cho tăng cường hiệu quả của Nhà nước và giải quyết những vấn đề của xã hội, mang lại kinh nghiệm quản lý cho các Nhà nước... nghĩa là có tác động tích cực đến việc bảo đảm chủ quyền quốc gia. Mặt khác những yêu cầu của quá trình hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa thực sự đặt ra thách thức cho chủ quyền quốc gia, đặc biệt trong việc hoạch định các chính sách về kinh tế, chính trị, vãn hóa - tư tưởng. Tự do hóa và chế đô dân chủ luôn được coi là “quà tặng” của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển vặ các nước có nền kinh tế chuyển đổi, nhưng thực tế, các nước phương Tây lại luôn có tham vọng áp đặt tiêu chuẩn về tự do, dân chủ và nhân quyền của mình đối với các nước này, không phải lúc nào những tiêu chuẩn này cũng phù hợp vói nguyện vọng của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Thứ ba, thông qua việc thực hiện các quyền xuất phát từ chủ quyền quốc gia, quốc gia là chủ thể có tác động mạnh mẽ nhất, tích cực nhất tói tiến trình toàn cầu hóa. Không thể nói đến quốc tế hóa, toàn cầu hóa, khu vực hóa... nếu các Chính phủ (ngưòi đại diện duy nhất và hợp pháp của quốc gia) đề ra và áp dụng chính sách đóng cửa kinh tế, tích cực bảo hộ sản xuất trong nước, hướng sản xuất vào mục đích thay thế nhập khẩu, tạo lập và duy trì các rào cản thương mại, đầu tư và lưu thông tài chính quốc tế... Mặt khác, những chính sách của các Chính phủ là nguyên nhân chủ quan của xu thế toàn cầu hóa và chúng cũng đang thúc đẩy quá trình này như:

- Chính sách giải điều tiết của Mỹ, Anh và các nước phương Tây vào thập niên 1970 - 1980. Tác động của giải điều tiết ở Tâỵ Âu và Mỹ đễn xu thế toàn cầu hóa đã được nhiều tác giả đề cập tới, tựu chung lại có thể thấy việc giải điều tiết có tác dụng giảm giá cả hàng hóa, nâng cao chất lượng của các hoạt động dịch vụ và cũng vì vậy, dẫn đến cạnh tranh ngày càng gia tăng; giải điều tiết đã thúc đẩy việc toàn cầu hóa thị trường tài chính, mở rộng tự do thương mại và đầu tư.

- Chính sách mở cửa và tự do hóa nền kinh tế trong thập niên 1980 - 1990 của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Mỹ La tinh, Nga và Đông Âụ... có tác dụng mở ra không gian mới cho xu thế toàn cầu hóa. Đặc biệt, trong quá trình cải cách, các quốc gia đã thực hiện chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Với chiến lược này, các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế không phải chỉ dựa vào nhu cầu bên trong mà phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường thế giới, làm tăng sự gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế, dựa trên những thế mạnh của từng nền kinh tế dân tộc.

Tóm lại, mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia đã chỉ ra thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với việc đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Mặt khác, việc điều chỉnh các chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa cả trong phạm vi quốc gia lẫn trong quan hệ quốc tế, một trong những biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các quyền xuất phát từ chủ quyền quốc gia cũng có tác động tới xu thế toàn cầu hóa, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực, tuỳ theo sự lựa chọn của mỗi quốc gia.

Đứng trước những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia, việc quốc gia khẳng định chủ quyền của mình hay không sẽ đem lại những kết quả theo chiều hướng:

Chủ quyền quốc gia được tăng cường, củng cố sẽ tạo cơ sở cho sự liên kết kinh tế của quốc gia được mở rộng và phát triển. Ngược lại, nếu một quốc gia không giữ được độc lập, tự chủ, quốc gia đó sẽ luôn bị phụ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt, do đó quốc gia không thể phát triển một cách bền vững trong xu thế toàn cầu hoá, không thể phát triển các mối quan hệ quốc tế một cách lành mạnh.

Xu thế toàn cầu hoá tạo khung cảnh mới, rộng lớn hơn cho việc đảm bảo và thực hiện chủ quyền quốc gia, đồng thời nó cũng làm xuất hiên nhu cầu củng cố và tăng cường chủ quyền quốc gia. Xu thế toàn cầu hoá làm thay đổi cách nhìn nhận của mỗi quốc gia về vấn đề bảo vệ chủ quyền của mình, cụ thể đây là bảo đảm an ninh quốc gia. Trước đây, an ninh quốc gia chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ an ninh chính trị, đứng trước xu thế toàn cầu hoá, an ninh kinh tế ngày càng được chú trọng. Nhiệm vụ đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia, kéo theo cả sự ổn định về những vấn đề xã hội và tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực văn hoá - tư tưởng.

Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc gia đứng trước đòi hỏi phải củng cố chủ quyền quốc gia của mình, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước để có thể trở thành đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, đồng thòi phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững và phát triển.

Chương 2

CHỦ QUYỂN QUỐC GIA TRƯỚC NHŨNG THÁCH THỨC CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA.

2.1. CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ở PHƯƠNG DIỆN HOẠT ĐỘNG Đ ối NỘI CỦA NHÀ NƯỚC TRƯỚC NHŨNG THÁCH THỨC CỦA x u THẾ TOÀN CẨU HOÁ.

Chủ quyền quốc gia ở phương diện hoạt động đối nội của Nhà nước được thể hiện là quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thiệp từ bên ngoài (từ phía các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế). Quá trình toàn cầu hoá ảnh hưởng đến việc các nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị; giữ vững độc lập, tự chủ vể kinh tế; tự chủ trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học-công nghệ; tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội của Nhà nước.

2.1.1. Tác động của xu thế toàn cẩu hóa đối với đảm bảo an ninh chính trị.

Một trong những quyến bản xuất phát từ chủ quyền quốc gia là quyến tự lựa chọn cho mình mọt chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Quyền này được biểu hiện cụ thể là quyền xác lập và duy trì một hộ thống chính trị của quốc gia; quyền tổ chức bộ máy Nhà nước quản lý mọi công việc chung của xã hội; quyền tự lựa chọn đường lối phát triển đất nước. Đối với một quốc gia, đảm bảo thực hiện các quyển trên một cách độc lập, tự chủ thì sẽ đảm bảo được an ninh chính trị.

Hiện nay có nhiều quan điểm tranh luận gay gắt về tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề an ninh chính trị của quốc gia. Có quan điểm cho rằng, toàn cầu hoá, bằng cách làm tăng mức sống của nhân dân và truyền bá nguyên tắc thị trường tự do, có thể góp phần vào việc củng cố nền dân chủ và ổn định chính trị.

Quan điểm khác lại cho rẳng, toàn cầu hoá làm trầm trọng thêm sự phát triển

không đều, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa các bộ phận kinh tế và khu vực trong lòng một quốc gia. Trong một số trường hợp, điều này có thể trở thành mối đe doạ chủ yếu đối với sự liên kết chính trị trong xã hội. Vậy, thực chất tác động của toàn cầu hoá đối vói nền chính trị của mỗi quốc gia như thế nào?

Toàn cầu hoá góp phần ổn định nền an ninh chính trị, khẳng định những giá trị dân chủ, tự do của nền chính trị quốc gia. Toàn cầu hoá, với sự lưu thông tự do các yếu tố của quá trình sản xuất làm tăng thu nhập ở các quốc gia riêng biệt thông qua việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn ở cấp toàn cầu. Điều này sẽ giúp quốc gia khẳng định tính hiệu quả của hệ thống chính trị và tăng cưòng liên kết xã hội. Đổng thời, sự gia tăng thu nhập làm hình thành và phát triển tầng lóp trung lưu, tầng lớp này sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với sự ổn định chính trị và củng cố nền dân chủ của quốc gia. Tầng lốp trung lưu được hưởng lợi từ kết quả của toàn cầu hoá sẽ có khuynh hướng phản kháng lại các thay đổi chính trị - xã hội nhằm bảo vệ địa vị mới giành được của mình. Họ cũng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động chính trị và ủng hộ các cải cách theo hướng dân chủ, tiến bộ của Chính phủ do được nâng cao trình độ giáo dục.

Tham gia vào toàn cầu hoá, đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng tự do ở các lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư. Đòi hỏi này xuất phát từ chính nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Tự do hoá tài chính, thương mại và đầu tư góp phần vào việc củng cố nển dân chủ thông qua sự mở rộng nguyên tắc thị trường đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Những người ủng hộ quan điểm này lập luận rằng, thể chế của nền kinh tế thị trường lãn nền dân chủ chính trị đều vận hành theo những nguyên tắc như nhau. Bởi nền kinh tế thị trường cho phép các cá nhân được tự do lựa chọn trong việc tối đa hoá lợi ích kinh tế, còn sự dân chủ cho phép họ, thông qua bầu cử tự do lựa chọn những ứng cử viên có chính sách mà họ ưa

Một phần của tài liệu Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá (Trang 38 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)