Những thuận lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá (Trang 79 - 82)

3.2. NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẢN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

3.2.1. Những thuận lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập

T h ứ nhất, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc xác định chủ động, tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, khu vực hoá. Tiến trình hội nhập phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định chính sách. Trong giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập, do chưa thực sự thống nhất về quan điểm nên ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp độ tham gia vào khu vực hoá, toàn cầu hoá. Đến nay, quan điểm và nguyên tắc rõ ràng của chúng ta là chủ động đẩy nhanh quá trình

hội nhập, coi đây là xu th ế không thể tránh khỏ đối với sự phát triển. Từ đó, trong những năm qua, Việt Nam đã có bước chuyển đổi trong chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng. Các chính sách này đều theo hướng tự do hoá, tất nhiên các tầng cấp khác nhau phụ thuộc vào thực lực cụ thể ở mỗi lĩnh vực.

T h ứ hai, Việt Nam có những lợi thế vể tự nhiên cho phát triển kinh tế, tham gia vào toàn cầu hoá giúp chúng ta khai thác có hiệu quả hơn lợi thế này.Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguồn tài nguyên này không chỉ tạo điều kiện cho cho sự phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến mà còn là sức thu hút đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhièn, chúng ta có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới.

Bên cạnh lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, chúng ta còn có lọi thế về vị trí địa lý. Việt Nam là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số quốc gia Đông Nam Á, là điểm tiếp giáp với các tuyến đường giao thông quan trọng của thế giới.

Như vậy, chúng ta có được lợi thế to lớn về tự nhiên phục vụ cho hội nhập và phát triển kinh tế. Tận dụng tốt các lợi thế này, Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư nước ngoài, tăng dần kinh ngạch xuất khẩu, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

T h ứ ba, Việt Nam đươc đánh giá cao về chỉ số nguồn nhân lực. Với thị trường 80 triệu dân, trong đó số người trong độ tuổi lao động cao (dân số trẻ).

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để nguồn nhân lực của Việt Nam được khai thông giao lưu với thế giới. Ta có thể thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động qua các hợp đổng gia công chế biến hàng xuất khẩu. Mặt khác tạo điều kiện để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, công nghệ mới mà hiện nay ta rất cần. Như vậy, một mặt, hội nhập giúp Việt Nam khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn

lao động, mặt khác, hội nhập tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động của Việt Nam.

T h ứ tư, Việt Nam có một môi trường chính trị - xã hội ổn định. Đây là điều kiện rất quan trọng để tập trung phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại. Chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập là nhất quán, đổng thời từng bước được hoàn thiện, bổ xung, cụ thể hoá phù hợp với tiến trình hội nhập.

Trong quá trình đó, Đảng ta đã được củng cố về chính trị và tổ chức, vai trò lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

Sự ổn định về chính trị - xã hội cho phép tập trung toàn bộ sức lực của nhân dân cho phát triển đất nước. Cùng vói việc phát huy tốt nguồn lực ở trong nước, chúng ta còn thu hút được sự đóng góp không nhỏ của kiều bào ta ở nước ngoài cả về vốn, tri thức và kinh nghiệm quản lý.

T h ứ năm, thành tựu trong quan hệ quốc tế sau hơn mười năm mở cửa, hội nhập tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập trong thòi gian tới.

Trong hội nhập khu vực, Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực của ASEAN với những đóng góp được đánh giá cao vào sự liên kết kinh tế ưong Hiệp hội. Thành công của cuộc gặp của các vị đứng đầu các nước ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội vào cuối năm 1998 vói việc! ra Tuyên bố Hà Nội và Chương trình Hành động Hà Nội thể hiện sự đóng góp đó. Chúng ta cũng đã chính thức trở thành thành viên của APEC tìr 11/1998.

Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ. Chúng ta cũng đã gia tăng quan hệ với IMF và WB. Đối vói WB, hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của một số tổ chức thuộc WB, đó là Công ty Bảo hiểm đầu tư đa biên (MIGA), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng tái thiết và phát triển (IBRD).

Việt Nam cũng đã nộp đơn gia nhập WTO và trở thành quan sát viên thường trực của tổ chức này. Gần đây quá trình đàm phán để kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức đã dược tiến hành và đạt được những kết quả bước

đầu. Trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ được kết nạp và thực sự hoà nhập vào W TO.

Cùng với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, chúng ta cũng tham gia hội nhập Ihông qua hình thức quan hệ song phương. Đáng chú ý là quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ, các nước thành viên EU và Nhật Bản, trong đó quan hệ với Nhật Bản và các nước EU là tương đối thuận lợi đối với Việt Nam. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký và đến nay đã có hiệu lực. Trong thời gian tới, hai nước vẫn phải tiếp tục gạt bỏ những vấn đề do lịch sử để lại, giảm bớt bất đổng, tiến tới thúc đẩy mối quan hệ về tài chính, thương mại và đầu tư xứng tầm với tiềm lực và lợi thế của mỗi bên.

Việc gia tăng quan hệ với những nước công nghiệp phát triển có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam trong việc đáp ứng nguồn vốn và kỹ thuật, có thể xem đây là những đầu nguồn quan trọng của dòng vốn dầu tư mà chúng ta cần có chiến lược tranh thủ thu hút. Đồng thời, đây cũng là những thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Tóm lại, thành tựu trong những năm đổi mới là to lớn và rất đáng khích lệ, nó là nguồn động viên để Việt Nam kiên định đường lối mở cửa và hội nhập.

Mặt khác những kinh nghiệm quí báu trong thời gian này, cả những bài học của thành công và thất bại là hành trang cho Việt Nam vững bước đi vào giai đoạn đẩy nhanh hơn nữa hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)