1.2. KHÁI QUÁT VỀ TOÀN CẦU HOÁ
1.2.1. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của toàn cầu hóa
Các nhà nghiên cứu ở mọi lĩnh vực như kinh tế học, chính trị học... đều thống nhất cho rằng toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, không thể đảo ngược trong lịch sử thế giới. Là một hiện tượng của lịch sử, toàn cầu hóa có nguyên nhân khách quan và chủ quan làm phát sinh, vận động và phát triển.
1.2.1.1. Những nguyên nhân khách quan của toàn cầu hoá.
Thứ nhất, sự phát triển cao của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động sản xuất quốc tế, làm cho quá trình sản xuất và lưu thông mang tính quốc tế, gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã xác định “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới... thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”.[l, tr.47] Chính do lực lượng sản xuất phát triển đã làm cho thương mại và đầu tư có tính quốc tế, kéo theo đó là quá trình di dân, lao động và giao dịch tài chính phát triển mạnh mẽ vượt biên giới quốc gia.
Khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ngày nay, các phát minh khoa học được đưa vào thực tiễn chỉ trong khoảng từ 3-5 năm so với 60 - 70 năm trong Thế kỷ XIX. [22, tr.23] Đây chính là một nhân tố thúc đẩy phân công lao động tiến lên một bước phát triển mới, làm gia tăng hoạt động kinh tế quốc tế, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa các hoạt động kinh tế. Những lĩnh vực đáng chú ý của khoa học - công nghệ là công nghệ thông tin, công nghệ hàng không vũ trụ. “Sự phát triển vượt bậc của những loại hình công nghệ mới này đã làm ra hàng loạt ngành kinh tế mới, làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế toàn cầu”. [22, tr.22] Nền kinh tế trí thức hiện nay, do tác động trực tiếp của sự phát triển khoa học - công nghệ, trở thành động lực
chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Công nghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian, mặt khác nó góp phần thúc đẩy nhu cầu mở cửa, giao lưu, hội nhập.
Thứ hai, sự phát triển mạnh m ẽ của kinh tể thị trường.
Nền kinh tế thế giới hiện nay đã tạo ra thị trường liên quốc gia. Mặt khác, kinh tế thị trường phát triển thì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu càng trở thành quan trọng, phân công lao động càng sâu sắc, vì vậy các bộ phận của thị trường, các thị trường càng gắn bó phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiộn đại hóa. Đến nay, kinh tế thị trường đã khẳng định vai trò của nó trong phát triển kinh tế, nhất là trong thúc đẩy sự phát triển sản xuất. Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phải là một khuôn mẫu cứng nhắc mà nó rất đa dạng, phong phú với nhiều cấp độ, nhiều dạng, nhiều kiểu. Sau quá trình mở cửa của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Mỹ La linh rồi đến Nga và các nước XHCN cũ ở Đông Âu... không gian kinh tế thị trường được mở rộng dẫn đến nền kinh tế thế giới trở nên thống nhất ở cơ chế vận hành: Cơ ch ế thị trường. Nền kinh tế thị trường phát triển tạo ra sự giao thoa, X c ìm nhập lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, không còn nền kinh tế dân tộc thuần khiết. Các nền kinh tế càng phát triển thì
\
càng phụ thuộc vào bên ngoài. Không chỉ biểu hiện ở qui mô vể không gian, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường còn thể hiện ở bề sâu, đó là sự bùng nổ phát triển ở thị trường tài chính với hàng loạt các công cụ thanh toán mới. Các thị trường tài chính đan xen và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ đến mức lãi xuất cho vay và giá chứng khoán cũng ràng buộc với nhau và lượng vốn tư nhân luân chuyển trên thị trường tài chính lớn hơn tài nguyên của nhiều nước.
Thị trường gia tăng mạnh mẽ về khối lượng giao dịch thương mại ở quy mô
chưa từng có và xuất hiện các dạng giao dịch mới như thương mại dịch vụ và thương mại điện tử...
Như vậy, sự phát triển của kinh tế thị trường là cơ sở và điều kiện cho quá trình quốc tế hóa. Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng các công cụ và phương tiện của kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho hoạt động sản xuất và lưu chuyểnI các yếu tố của chính quá trinh sản xuất ấy. [22, tr.30]
Thứ ba, sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh hòa bình, hợp tác và phát triển.
Các vấn đề toàn cầu ngày càng nhận được sự quan tâm rộng rãi của các quốc gia, các ngành, các giới và dư luận của mỗi quốc gia, đòi hỏi nỗ lực chung nhằm giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, trở ngại và ngăn cách. Chính nỗ lực và sự họp tác giữa các bên xung quanh những vấh đề này thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Các vấn đề toàn cẩu nổi bật được xác định bao gồm:
- Nguy cơ chiến tranh, vấn đề chạy đua vũ trang nhất là vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học... dẫn đến sự hình thành các kho vũ khí khổng lồ đe dọa sự tồn vong của nhân loại, khả năng nổ ra cuộc chiến tranh hủy diệt không có người chiến thắng là liềm tàng. Nhận thức này thúc đẩy các bên gia tăng cam kết, thoả thuận ràng buộc lẫn nhau nhằm giảm bớt các kho vũ khí.
- Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi nguồn nguyên liệu khổng lồ, chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất khai thác cạn kiệt tài nguyên mà không chú trọng đến tái tạo thiên nhiên và bảo vệ môi trường, điều này đã gây ra những hậu quả tai hại cho cuộc sống con người. Nhân loại đứng trước yêu cầu tăng cường hợp tác giải quyết những vẫn đề như hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn, dịch bệnh, thiếu và ô nhiễm nguồn nước, thiên tai...
- Phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc dưới tác động của sự phát triển nền kinh tế thị trường, đây không chỉ là vấn đề của các nước nghèo mà đã
trở thành vấn đề có tính toàn cầu, cần có sự hợp tác hiệu quả các các bên, kể cả các nước giàu, vì sự phát triển bền vững...
Các vấn đề toàn cầu đòi hỏi tất cả các bên đều phải hợp tác để giải quyết trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lãn nhau. Bản chất lệ thuộc và ràng buộc lãn nhau của các vấn đề này không cho phép một thế lực nào nhân danh thế giới, thay mặt thế giới đứng ra giải quyết, hoặc tự cho phép mình đứng ở vị trí “lãnh đạo thế giới” buộc các quốc gia khác lệ thuộc vào mình. Mặt khác, từ cuối những năm 1980 trử lại đây, thế giới chuyển sàng trật tự đa cực trong xu thế hòa dịu, hợp tác và phát triển, mở ra cơ hội thực hiện phối hợp các nguồn lực để giải quyết những vấn đề toàn cầu, đây là cơ sở quan trọng cho gia tăng xu thế quốc tế hóa lên một trình độ mới, đó là toàn cầu hóa.
1.2.1.2. Những nguyên nhân chủ quan của toàn cầu hoá.
Thứ nhất, vai trò của các công ty xuyên quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia vừa được coi là sản phẩm của quá trình quốc tế hóa, vừa là nhân tố thúc đẩy quốc tế hóa gia tăng mạnh mẽ lên một bước mới - toàn cầu hóa. Đến năm 1998 đã có khoảng 60 nghìn Công ty đa quốc gia vói 500 nghìn Công ty con rải rác ở khắp các quốc gia trên địa cầu, chúng kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài và sử dụng 34,5 triệu lao động. Khoảng 500 công ty lớn kiểm soát 25%
tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của chúng tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu. [22, tr.34] Với sức mạnh như vậy, các công ty xuyên quốc gia có ưu thế trong phân phối tài nguyên trên phạm vi toàn thế giới, thúc đẩy phân công lao động quốc tế, thông qua toàn cầu hóa sản xuất và kinh doanh quốc tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Mặt khác, chúng tạo ra mạng lưới liên kết kinh tế quốc tế, làm tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau.
Các công ty xuyên quốc gia đóng góp quan trọng vào thúc đẩy liên kết sản xuất, tăng trưởng thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ. Rõ nhất là vai trò của chúng trong tăng mức xuất khẩu ở những nước đang phát triển và
thúc đẩy các nước này hội nhập quốc tế. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và chuyển giao công nghệ hiện đại đối với các quốc gia đang phát triển.
Sự phát triển và xâm nhập của các công ty xuyên quốc gia vào các nền kinh tế dân tộc góp phần xóa bỏ ngăn cách, biệt lập, giúp cho các quốc gia dân tộc từng bước
Ị
thích ứng với nhũng chuẩn mực quốc tế, mặt khác nó mang bản sắc từng dân tộc bổ xung vào nền kinh tế toàn cầu, làm gia tăng tính đa dạng của nó.
Thứ hai,vai trò của các thể ch ế khu vực và toàn cầu.
Các thể chế khu vực và toàn cầu ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu khách qụan của quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Mặt khác chúng lại thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. Các thể chế khu vực và toàn cầu có vai trò nổi bật trong lĩnh vực này phải kể đến các định chế kinh tế toàn cầu như WTO, IMF, WB... và các định chế kinh tế khu vực như EU, NAFTA, AFTA, APEC... Với các mục tiêu cùng chức năng của mình, các tổ chức kinh tế quốc tế đã tham gia và thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế, điều phối và quản lý các hoạt động này. Cho dù tính hiộu quả của các tổ chức này còn được đánh giá khác nhau, xuất phát từ quan điểm lợi ích quốc gia, song không ai không thừa nhận sự cần thiết và vai trò của chúng, thậm chí đang đặt ra yêu cầu về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đổi mới nguyên tắc hoạt động của chúng.
Các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Thiếu vắng các tổ chức này, quá trình trên diễn ra một cách tự phát và đương nhiên là chậm chạp.[22, tr.47]
Thứ ba, vai trò của các Chính phủ và sự chuyển đổi trong chính sách phát triển kinh tế.
Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp tới tiến trình toàn cầu hóa, các chính sách được coi là ảnh hưởng tích cực đối với toàn cầu hóa là quá
trình tự do hóa thương mại, phá bỏ các hàng rào hạn chế luân chuyển các yếu tố của quá trình sản xuất, cụ thể:
- Các biện pháp giải điều tiết tháo bỏ các quy chế nhằm khắc phục tình trạng suy thoái diễn ra trong nhũng năm 1970 đã có tác dụng giảm giá cả hàng hóa, nâng cao chất lượng các dịch vụ dẫn đến cạnh tranh ngày càng gia tăng, thúc đẩy toàn cầu hóa thị trường tài chính, mở rộng tự do thương mại và đầu tư (áp dụng ở các quốc gia Tây Âu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực tài chính, giao thòng vận tải và thông tin, ở Mỹ tập trung vào khu vực năng lượng và tài
chính tiền tệ). .
- Trong những năm 1980 - 1990 nhiều quốc gia trên thế giói tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện tư nhân hóa và tự do hóa, mở ra không gian mói cho sự gia tăng xu thế toàn cầu hóa. Trong quá trình này, các quốc gia thực hiện chuyển hướng phát triển kinh tế từ nội địa hóa sang hướng ngoại mà cốt lõi là
t
chuyển từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia tiến hành chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, phát triển kinh tế căn cứ vào nhu cầu của thị trường thế giới, sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Với chiến lược hướng về xuất khẩu, các quốc gia ngày càng gắn bó, phụ thuộc lãn nhau, phãn công lao động quốc tế được đẩy mạnh trên cơ sở thế mạnh của từng nền kinh tế dân tộc.