3.2. NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẢN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.2.2. Những khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập
T hứ n h ấ t, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, lạc hậu. Đến nay, 75% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và thực chất nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, trong đó nông nghiệp đóng góp 25,4%
GDP, công nghiệp chiếm 34,5% GDP và dịch vụ chiếm 40,1% GDP [22, tr.l63](So sánh với các nước phát triển, các chỉ số này lần lượt là khoảng 3%
GDP, khoảng 20% và trên 70%)[23, tr.120]. Công nghệ được sử dụng trong nền kinh tế Việt Nam thì lạc hậu, so với thế giới chậm từ 50 đến 100 năm. Hệ thống
thiết bị ở hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu so với mức trung bình của thế giói từ 2 đến 3 thế hệ.[22, tr. 163] Chính vì vậy, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, sản phẩm làm ra giá thành cao, thiếu sức cạnh tranh. Cơ cấu mặt hàng cũng không có tính cạnh tranh cao. Hiện nay, chúng ta chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm sơ chế như dầu thô, gạo, cao su, chè, cà phê... Các sản phẩm công nghiệp, nhất là những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao còn ít, sức cạnh tranh yếu.
Năng lực cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế là nguy cơ lớn khi đẩy nhanh nhịp độ hội nhập. Để hội nhập có hiệu quả vấn đề là làm sao phải nâng cao sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp mới có thể đứng vững trưóc sự xâm nhập của hàng hoá từ bên ngoài, từ đó vươn ra thị trường thế giói. Vì vậy, Nhà nưóc cần phải có chính sách kịp thời giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh. Đây là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay, nếu không sẽ không đối phó kịp vói những hệ quả của lịch trình hội nhập vào AFTA như Chính phủ cam kết.
T h ứ hai, cùng vói xu thế toàn cầu hoá, nến kinh tế thị trường thế giói hiộn nay đã phát triển, trong khi đó Việt Nam mói chỉ chuyển sang kinh tế thị trường trong một thời gian ngắn. Các yếu tố của nền kinh tế thị trường mới hình thành ở bước đầu, chưa phát triển. Tiến hành hội nhập, chúng ta phải tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và toàn cầu, trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức và hiểu biết vể kinh tế quốc tế, thị trường quốc tế. Điều này gây ra nhiều bất cập, mang lại hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp cũng như tiến trình chung của hội nhập.
Toàn cầu hoá thị trường tài chính cho ra đời nhiều công cụ, phương tiện giao dịch thanh toán quốc tế mà chúng ta chưa quen hoặc chưa áp dụng. Đây là hạn chế không nhỏ của chúng ta. Một trong những nhược điểm của Việt Nam là thị trường chứng khoán hình thành chậm trễ, hoạt động của ngân hàng, thuế
vụ... chưa theo kịp tiến trình mở cửa, gây ra cản trở trong một số khâu của quá trình hội nhập.
T h ứ ba, bộ máy điều hành nền kinh tế còn thiếu hiệu quả. Tình trạng tham nhũng trong xã hội hiện nay đang trở thành quốc nạn, thực sự đang là vấn đề nan giải, nguy cơ lớn không những đối với thúc đẩy hội nhập nói riêng mà đối với sự phát triển kinh tế nói chung. Theo Bộ Khoa học, Công nghệ, qua kiểm tra thử ở 42 cơ sở công nghệ cho thấy số công nghệ nhập về có tới 60-70%
là tân trang lại.[22, tr.167]
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa các bộ phận ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong quá trình hội nhạp chưa thực sự chặt chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình đàm phán quốc tế hoặc tham gia hội nghị quốc tế chưa gắn bó, thậm chí còn hiện tượng ganh đua, chồng chéo. Để đẩy nhanh tiến trình hội nhập cần hoàn thiện khâu tổ chức điều hành, tạo ra cơ chế phối hợp tốt giữa các cơ quan, các ngành, cả trong hoạt động nghiệp vụ lẫn trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền. Nhận xét về hệ thống điều hành, ông Eri Habu - Giám đốc tư vấn đầu tư quốc tế thuộc công ty Tomatsu nhận xét: “Mặc dù Luật đầu tư ở đây (Việt Nam) là tự do hơn ồ nhiều nước Châu Á khác nhưng Việt Nam thiếu một hệ thống hành chính hoàn chỉnh để thực hiện Luật này”. [22, tr.168]
T h ứ tư, hệ thống luật lộ và chính sách của Việt Nam liên quan đến hội nhập còn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập so với quy chuẩn quốc tế. *Trong lĩnh vực thương mại, hệ thống các quy định về thuế quan và phi quan thuế của ta còn quá phức tạp lại hay điều chỉnh, bổ xung, thậm chí thay đổi làm cho đối tác giảm nhiệt tình kinh doanh. Chúng ta còn áp dụng nhiều quy định riêng trong hợp tác kinh tế quốc tế và ngược lại cũng còn không ít kẽ hở về pháp luật, về các chính sách để phía đối tác lợi dụng gây thiệt hại cho phía Việt Nam cũng như thất thoát nguồn thu của Nhà nước. Sự hạn chế trong hệ thống luật lệ như trên rõ ràng rất khó khăn cho việc đẩy nhanh quá trình hội nhập. Vấn đề đặt ra là phải
kiện toàn, bổ xung hệ thống luật lệ cho phù hợp với đòi hỏi của việc xây dựng
*
nền kinh tế thị trường hiện đại.
Thứ năm, hội nhập có thể đẫn đến nguy cơ làm nảy sinh những vấn đề xã hội mới hoặc iTầm trọng thêm những tổn tại xã hội. Khoảng cách giàụ nghèo nụày càng bị nới rộng đi liền với các tệ nạn xã hội nổi lên làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, đến bản sắc dân tộc. Cùng với tiến trình hội nhập, chúng ta phải giải quyết những vấn đề này, nếu không, dù tích cực tham gia hội nhập và đạt được những thành tựu kinh tế thì mục đích cuối cùng của hội nhập và phát triển kinh tế cũng không đạt được. Đó là mục đích vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHỦ QUYỀN Q u ố c GIA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Q u ố c TẾ.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia luôn là nhiệm vụ quan trọng đối vói mọi Nhà nước, trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Trong một thế giới đang toàn cầu hoá, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia lại càng được quan tâm. Bảo vệ chủ quyền quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của riêng Nhà nước, đây là trách nhiệm thiêng liêng của cả dân tộc, tuy nhiên Nhà nưóc luôn đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, vấn đề độc lập
I
dân tộc được đặt lên hàng đầu, nhưng bảo vệ chủ quyền quốc gia không chỉ dừng lại ở đó, muốn chủ quyền quốc gia thực sự là trọn vẹn và không bị xâm phạm thì cần phải có một giải pháp tổng thể, vói việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau. Từ nhiệm vụ ổn định an ninh, chính trị đến đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, từ các biện pháp trong lĩnh vực kinh tế đến các biện pháp trong lĩnh vực văn hoá, xã hội. Sau đây, tác giả xin trình bày về một số biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia trong giai đoạn hiện nay, khi mà chủ động hội nhập quốc tế được coi là một quá trình không thể đảo ngược.