3.2. NHŨNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẢN CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.3.1. Các biện pháp trong lĩnh vực chím trị, quốc phòng, an ninh
Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ rổ quốc là nhiệm vụ hàng đầu đối với mọi quốc gia, đặc biệt đối vói những nước như Việt Nam, khi mà các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa từ bc ý định chống phá ta về nhiều mặt. Xu thế toàn cầu hoá nói chung tạo ra một rrôi trường quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ này, nhưng để hội nhập ihực sự vào xu thế đó, các quốc gia đều phải thực hiện tự do hoá. Không chỉ tự do hoá trong lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư, mà còn tự do hoá trong 11 lịch, dịch vụ và cả nhập cư, xuất - nhập cảnh nữa. Từ đây, xuất hiện nhiều cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng xu thế tự do hoá, dân chủ hoá để chống phá ta về nhiều mặt. Đặc biệt, chúng luôn muốn làm cho chúng ta bị mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội không được đảm bảo, từ đó lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của ta, lúc đó chúng ta sẽ không còn giữ được độc lập, tự chủ trong đối nội và đối ngoại nữa. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong các lĩnh vực này, cần thực hiện tốt những nhiộm vụ cơ bản sau:
2.3.1.1. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện lực lượng vũ trang nhân dân.
Đối với vấn đề giữ vững Ổn định an ninh chính trị.
Ôn định an ninh chính trị, một mặt góp phần quan trọng để đảm bảo an ninh - quốc phòng, mặt khác đây là điều kiện quan trọng để có được một môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Việt Nam có một nền chính trị ổn định dưói sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khối đại đoàn kết toàn dân được duy trì với vai trò của Mặt trận TỔ quốc Việt Nam, một tổ chức tập hợp mọi tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề - nghề nghiệp. Đây là một thuận lợi to lớn của Việt Nam mà không phải nước nào cũng có được. Cùng với nhiệm vụ ổn định chính trị,
Đảng và Nhà nước xác định tiếp tục mở rộng dân chủ, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại luận điệu của các thế lực thù địch cho rằng ở Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền bị xâm phạm.
Toàn cầu hóa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, tạo cơ hội để một số ngưòi vươn lên làm giàu nhanh cliong, những người này đang tạo ra một lực lượng đáng kể trong xã hội. Sự buông lỏng lãnh đạo của Đảng, nhất là trong khối kinh tế rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là mầm mống của sự mất ổn định về chính trị. Mặt khác, toàn cầu hóa đòi hỏi mở rộng tự do cho sự luân chuyển của mọi yếu tố trong quá trình sản xuất. Các nhà sản xuất luôn có xu hướng muốn cho quá trình tự do hóa diễn ra nhanh nhất, có lợi nhất cho mình. Lợi dụng điều này, các thè lực phản động có thể nhân cơ hội đó tuyên truyền, kích động chống đối Đảng, chống đối Nhà nước, gây ra sự rạn nứt trong khối đại đoàn kết toàn dân. Vì vậy, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong khối doanh nghiệp, kể cả trong các doanh nghiệp ngoài quốc dòanh, nhằm giữ vững an ninh chính trị. Nhưng Đảng và Nhà nước không được can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, cần giải phóng mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, coi đây là trọng tâm hàng đầu.
Toàn cầu hóa luôn hối thúc các quốc gia tham gia vào tiến trình hội nhập.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế một mặt đem lại những hiệu quả tích cực vể kinh tế, xã hội, mặt khác luôn ràng buộc đối với các quốc gia. Các tổ chức kinh tế quốc tế thường đòi hỏi quốc gia phải đạt được những tiêu chuẩn về “dân chủ”,
“nhân quyền”... Nhưng, thực chất đây là những tiêu chuẩn vể “dân chủ”, “nhân quyền” của phương Tây, được đưa ra để áp đặt đối với các nước khác. Nhiệm vụ của chúng ta là một mặt tranh thủ hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, mặt khác, cương quyết đấu tranh chống lại những luận điệu lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để áp đặt đối với Việt Nam, nhằm gây mất ổn định chích trị tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phải tăng cường giải thích, tuyên
truyền đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về những vấn đề nhậy cảm, dễ bị lợi dụng, xuyên tạc.
Đối với việc đảm bảo trật tự - an toàn xã hội.
Điim bảo trật tự - an toàn xã hội là nhiệm vụ quan trọng đối với mọi Nhà nước, trong mọi xã hội và ở mọi thời kỳ phát triển. Trật tự - an toàn xã hội dưòng như chỉ thuộc về lĩnh vực xã hội, nhưng trên thực tế, không đảm bảo trật tự, an toàn xã hội có thể là nguyên nhân sâu xa của những bất ổn về chính trị.
Hơn thế nữa, lợi dụng bất ổn về trật tự - an toàn xã hội, các thế lực thù địch có thể có cơ hội để chống phá ta.
Để đảm bảo trật tự - an toàn xã hội, Nhà nước cần phải có một tập hợp các biện pháp toàn diộn. v ề lâu dài, phát triển kinh tế, tăng mức sống của người dân có thể giải quyết được một loạt những vấn đề xã hội. Nhưng phát triển kinh tế không phải là chìa khoá vạn năng, nhiều vấn đế xã hội vẫn tổn tại, thậm chí trầm trọng hơn cùng với sự phát triển kinh tế. Nhà nước cần chú trọng đến giáo dục, đào tạo. Giáo dục, đào tạo sẽ nâng cao dân trí, cải thiộn kỹ năng lao động giúp cho người lao động có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ mới, tăng năng xuất lao động, từ đó, họ sẽ được hưởng mức lương cao hom, điều kiện lao động tốt hơn. Đổng thời, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm nâng cao dân trí và giáo dục lối sống lành mạnh, văn minh đối vối người dân, thực hiện tốt công tác này sẽ làm giảm đáng kể tội phạm và tộ nạn xã hội.
Nhà nước cần có các biện pháp hạn chế bất công xã hội, nhất là hạn chế mức độ phân hoá giàu - nghèo đang ngày càng trở nên trầm trọng giữa các vùng, mỉền, giữa các tầng lớp trong xã hội. Các biện pháp này có thể là các biện pháp đánh vào thu nhập như tăng thuế giành cho người có thu nhập cao, tăng mức thu nhập tối thiểu đối với người lao dộng..., cũng có thể là các biện pháp gián tiếp như khuyến thích và phát triển các chương trình xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ, khuyên khích sản xuất đối với một số ngành nghề, một số địa phương gặp khó khăn, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt... Nhà nước không
chỉ tự mình thực hiện những biện pháp này một cách đơn độc mà phải phát huy đóng góp của toàn xã hội, của các tổ chức quốc tế phi chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các nước khác.
Cần cương quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Cùng với đó là phải có các biện pháp giúp đỡ những người lầm lỡ hoàn
I
lương, hoà nhập vào đời sống xã hội sau khi đã cải tạo hoặc chữa bệnh, ngăn ngừa tái phạm...
Tăng phúc lợi xã hội đối với ngưòi dân, đặc biệt ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội hưởng thụ những giá trị văn hoá.
Đối với việc xây dựng và hoàn thiện lực lượng vũ trang nhân dân .
Quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Cần xây dựng lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh có khả năng chiến đấu cao. Cùng vói nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các lực lượng này còn phải làm tốt công tác vận động quần chúng, giúp đỡ nhân dân, huấn luyện, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng công an cơ sở, tạo nên thế quốc phòng toàn dân ổn định, vững chắc.
Về tiềm lực quốc phòng, để xác định tiềm lực quốc phòng của một quốc gia, có nhiều tiêu chí để đánh giá. Nhìn một cách khái quát, tiềm lực quốc phòng được xác định bởi các yếu tố: con ngưòi, tổ chức và kỷ luật, trang thiết bị.
Việt Nam tự hào có được một lực lượng quân đội tinh nhuệ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, có tinh thần quyết chiến, quyết thắng đối với mọi kẻ thù., Hơn thế nữa, Quân đội nhân dân Việt Num được tổ chức tốt, kỷ luật cao, chỉ huy thao lược. Tuy nhiên, chiến tranh hiện đại ngày càng phụ thuộc vào vũ khí, thiết bị, khí tài, là những yếu tố đòi hỏi phải đầu tư tốn kém tiền của và công sức, áp dụng những thành tựu kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, nhất là đối với các lực lượng phòng không, không quân, hải quân. Đây là khó khăn rất lớn đối với Việt Nam, là một nước nghèo nàn, lạc hậu, trang thiết bị của chúng ta yếu và thiếu,
ngày một lạc hậu, sẽ rất khó khăn cho chúng ta nếu phải đối mặt với một lực lượng được trang bị hiện đại. Hơn thế nữa, trang thiết bị quốc phòng cần tới một chi phí khổng lồ, trong khi đó thu nhập quốc dân của chúng ta còn rất thấp, đây là một gánh nặng không nhỏ cho ngân sách nhà nước nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Lợi dụng ctiều này, nhiều thế lực thù địch đang rêu rao tuyên truyền Việt nam có chi phí quốc phòng quá cao, chiếm tỉ lộ quá lớn trong ngân sách Nhà nước. Nhiộm vụ đặt ra đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay là, một mặt nhanh chóng đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá quân đội kết hợp với công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, mặt khác, từng bước cắt giảm tỉ lệ chi phí quốc phòng trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Muốn vậy cần phải thực hành tiết kiệm trong chi tiêu quốc phòng, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự nghiên cứu nâng cấp, hiện đại hoá vũ khí, khí tài, giảm nhập khẩu, dẫn tới giảm mức chi tiêu quốc phòng, v ề lâu dài, phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách sẽ làm giảm tỉ lệ chi tiêu quốc phòng trong tổng chi ngân sách. Bên cạch đó, cần phải có kế hoạch xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tạo nên thế an ninh - quốc phòng vững chắc.
3.3.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hoá các đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, tăng cường quản lý về an ninh nhân dân. Chúng ta đã ban hành các văn bản pháp luật về lĩnh vực này như Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan nhân dân, Luật hàng hải... nhưng một số lĩnh vực cần ban hành Luật mà mới chỉ được điều chỉnh bởi văn bản cấp thấp hoặc bằng qui chế tạm thời như về quản lý biển, quản lý biên giới... Trong thời gian tới cần ban hành mới các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc như ban hành Luật bảo vệ Tổ quốc,
Luật an ninh quốc gia, Luật biên giới, Luật hàng không. Bên cạnh đó cần có kế hoạch nghiên cứu, rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ xung các vãn bản pháp luật đã ban hành trong lĩnh vực này cho phù hợp với tình hình mới. Hiện nay Quốc hội đang tiếp tục thảo luận về Luật Biên giới quốc gia, ư ỷ ban Thường vụ Quốc hội đang thảo luận về Pháp lệnh thủ tạc bắt giữ tàu biển.
Cùng với xây dựng pháp luật, cần xây dựng chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, chủ động hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, xuất nhập cảnh của người, hàng hoá, dịch vụ, đồng thời đảm bảo hội nhập mà không làm ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Kế hoạch này đã được Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòrig và Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan xây dựng dự thảo và trình Chính phủ thông qua.
3.1.1.3. Thiết lập và củng cố cấc mối quan hệ quốc t ế trên cở sở hoà bình, hữu nghị và hợp tác.
Ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng liên quan chặt chẽ vói việc xác lập một vị thế và ảnh hưởng của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Việt Nam đang có một thế và lực mới trong quan hệ quốc tế, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và ổn định đất nước. Những thành tựu ngoại giao của Việt nam gần đây có tác động tích cực đối với viộc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc. Đó là quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước ASEAN, quan hộ thân thiộn và phát triển hợp tác với các nước EU, khôi phục và phát triển các mối quan hệ truyền thống với các nước thuộc Liên xô cũ, Đông Âu..., bình thường hoá quan hệ ngoại giao và phát triển quan hệ làm ăn với Trung Quốc, Hoa kỳ. Tuy nhiên, môi trường quốc tế vãn chưa hoàn toàn có lợi đối với Viẽt Nam, các thế lực thù địch vẫn luôn nhòm ngó, tìm mọi cớ để chống phá ta về nhiều mặt. Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của chúng ta là phát triển các mối quan hệ truyền thống, cải thiện quan hệ với những nước chưa thực sự có quan hệ tốt đẹp đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp tục chủ động hội nhập vào các tổ chức kinh tế toàn cầu cũng
như khu vực, tạo thế và lực mới cho Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Thực hiộn tốt các nhiệm vụ trên sẽ tạo ra môi trường quốc tế ổn định, hữu nghị và hợp tác, trên cơ sở đó tập trung sức cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Mỹ và Tây Âu thường dùng những ưu đãi của quá trình hội nhập toàn cầu hóa để mặc cả cho tham vọng chính trị của mình. Chúng ta cần phải có chính sách đúng đắn, thúc đẩy mối quan hệ làm ăn kinh tế với những nước này nhưng luôn phải cứng rắn, cương quyết không vì lợi ích của phát triển kinh tế mà sao nhãng việc giữ vững ổn định chính trị. Việc chủ động hội nhập trên tinh thần đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại đã tạo nên thế và lực cho Viột nam trong quan hệ với các nước lớn, chúng ta cương quyết không bị lệ thuộc vào bất kỳ đối tác nào với chủ trương “hoà nhập mà không hoà tan”.
Tăng cường quan hệ và hợp tác với các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ quốc tế để giải quyết những vấn* đề xã hội như hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế... Tranh thủ sự trợ giúp cho các trương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ lao động. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
Tóm lại, toàn cầu hoá một mặt có tác dụng tích cực trong việc tạo ra một môi trường quốc tế hoà bình, ổn định và phát triển, giúp Việt Nam tập trung sức lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế. Mật khác toàn cầu hoá đem lại thách thức to lớn trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, các biện pháp trong lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng được đặt lên hàng đầu. Việc áp dụng các biện pháp này không chỉ trông chờ vào sự vững mạnh, hiộu quả của các lực lượng quân đội, công anũ mà phải phát huy sự đóng góp của toàn xã hội. Hơn thế nữa, để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần phải có một kế hoạch tổng thể, kết hợp với các biện pháp trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
85