Tài liệu nước ngoài

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án

1.1.5. Tài liệu nước ngoài

* Lun án Tiến sĩ của Lê Xuân Tùng (2016) với tên đề tài“Ethical and Legal aspects of surogacy recommendations for the regulatinon of surrogacy in Vietnam”, Trường đại học Southamton, U.K.

Luận án là công trình nghiên cứu của tác giả trình bày tổng quan về hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề MTH. Đồng thời, phân tích bối cảnh văn hoá và xã hội của Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến quan niệm về MTH; Những quan ngại về các hệ luỵ do thị trường "đen" về MTH gây ra; Quyền sinh sản với tính chất như một quyền con người trong mối liên hệ với vấn đề MTH; Phân tích về quyền tựđịnh đoạt trên tự do ý chí trong bối cảnh MTH diễn ra như hiện nay. Từđó đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về MTH ở Việt Nam. Luận án được kết cấu thành 6 chương chính (cộng với chương giới thiệu và kết luận). Chương 1, cung cấp tổng quan về hệ thống pháp luật tại Việt Nam. Chương 2, xem xét bối cảnh văn hóa và xã hội đối với việc MTH ở Việt Nam. Chương 3, nghiên cứu những mối quan tâm về sự tác động của “thị trường sinh sản” ở Việt Nam. Chương 4, tập trung nghiên cứu về quyền sinh sản trong mối liên hệ với vấn đề về MTH. Chương 5, tiến hành phân tích chuyên sâu về quyền sinh sản. Chương 6, phân tích các bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về MTH từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện về MTH ở Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó, đáng chú ý là một số nội dung sau:

Nghiên cứu của tác giả được đánh giá dựa trên nền tảng pháp lý và xã hội về MTH tại Việt Nam. Trên cơ sở phân tích về nguyện vọng tha thiết và sự cần thiết của các cặp vợ chồng vô sinh ở Việt Nam có thể có con cùng huyết thống với chính mình từ quan điểm tôn giáo và văn hóa. Nghiên cứu này giải thích tại sao một số cặp vợ chồng đã chọn hình thức MTH và thực hiện bất hợp pháp bất chấp những tác động, hệ lụy phát sinh từ“thịtrường chợđen” về MTH.

Thông qua việc đánh giá nhận định về quyền sinh sản, tác giả đưa ra các giải thích và căn cứ lý giải cho việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó có MTH của các cặp vợ chồng vô sinh ở Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng việc ban hành quy định về MTHVMĐNĐ, Nhà nước Việt Nam đã cho phép các công dân của mình có thể thực hiện quyền sinh sản để có thể thực hiện quyền làm cha, mẹ. Họ có quyền được tiếp tục theo đuổi và xây dựng hạnh phúc của gia đình. Đồng thời trên cơ sở phân tích các vấn đề tương tự theo luật pháp Anh, tác giả đưa ra các khuyến nghị rõ ràng về những cách thức mà pháp luật Việt Nam hiện hành có thể áp dụng về MTH.

* Bài viết có tiêu đề “Surrogacy Agreements in French Law” của tác giả Eva Steiner, Tạp chí The International and Comparative Law Quarterly, Vol.41, No.4, pp.866 - 875

Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh pháp lý của pháp luật Cộng hòa Pháp trong việc nghiêm cấm các hành vi thực hiện MTH. Quan điểm của tác giả cho rằng, sở dĩ pháp luật Cộng hòa Pháp nghiêm cấm hành vi này dù dưới bất kì hình thức nào là vì các lý do cơ bản sau: Một là, câu hỏi về bản chất của mối quan hệ giữa “người mẹ” MTH và đứa trẻ được sinh được xác định như thế nào? Hai là, sự lo ngại về nguy cơ nghiêm trọng của việc khai thác thương mại đối với MTH nếu vấn đề này được pháp luật cho phép tại Pháp. Để trả lời vấn đề thứ nhất, quan điểm của những nhà làm luật cho rằng về mặt “bản thể học”, làm mẹ là vấn đề mang tính chất bản năng, và như vậy người phụ nữ nào sinh con về mặt nguyên tắc người đó là mẹ, đó là mối liên hệ tự nhiên và bất biến. Vậy nếu trong trường hợp các bên thực hiện theo thỏa thuận về MTH, sau khi sinh con, bên nhận MTH phải trao trả lại đứa con do chính mình sinh ra cho cặp vợ chồng nhờ mang thai thì điều đó có nghĩa là người phụ nữ sinh ra đưa trẻ lại không phải là mẹ của đứa trẻ sinh ra. Hành động này sẽ dẫn đến sự bóp méo mối quan hệ tự nhiên đó và trở nên không phù hợp. Đối với vấn đề thứ hai, thực tế cho thấy rằng ở Pháp đã từng tồn tại việc môi giới cho hoạt động MTH cũng như xuất hiện tình trạng các cặp vợ chồng vô sinh yêu cầu nhận con sau khi thực hiện việc MTH. Điều này dẫn đến nguy cơ thương mại hóa hành vi MTH là hiện hữu và khó kiểm soát. Xuất phát từ những nhận định đó, kết quả cuối cùng là không có một khung hành lang pháp lý nào được chấp nhận cho

việc ghi nhận các thỏa thuận hay hay hợp đồng về MTH tại Pháp. Điều này cũng có nghĩa là tất cả các hoạt động liên quan đến MTH dù là thương mại hay tự nguyện thì đều bị xem là bất hợp pháp.

* Bài viết có tiêu đề “Surrogacy and the Politics of Commodificationcủa tác giả Elizabeth S. Scott, Tạp chí Law and Contemporary Problems, vol. 72, no.

3, 2009, pp. 109–146.

Bài viết đưa ra các đánh giá nhận định về việc Đạo luật về MTH được cơ quan lập pháp bang Illinois – Hoa Kỳ thông qua vào năm 2004. Theo Đạo luật này, một đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ áp dụng phương pháp TTTON (IVF) nhưng người phụ nữ đó lại không được xác định là mẹ của nó. Đứa trẻ này được xác định là con hợp pháp của cha mẹ nhờ MTH nếu người cha, người mẹ này đáp ứng được một số điều kiện nhất định.3 Sự kiện này đã gây nhiều tranh cãi trong đó có quan điểm của những người phản đối cho rằng hành vi MTH sẽ làm suy giảm chức năng sinh sản của phụ nữ và suy yếu chức năng của gia đình. Trước vấn đề thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận cũng như những nhà nghiên cứu luật pháp, tác giả đã bày tỏ quan điểm của mình về MTH. Trong phạm vi của bài viết, tác giả đã khám phá lịch sử hình thành của vấn đề MTH cũng như giải quyết các câu hỏi tại sao với một sự việc về MTH được thực hiện trong thực tế tại Mỹ4 lại có thể tạo ra những ảnh hưởng về mặt cảm xúc, tư tưởng và chính trị mạnh mẽ khiến quan hệ xã hội này được thể chế hóa bằng pháp luật tại Illinois và tiếp tục được ban hành, thông qua ở nhiều tiểu bang khác; Giải thích các ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội của vấn đề MTH từ các yếu tố về đạo đức, những tiến bộ của IVF đã mở rộng việc áp dụng kỹ thuật sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản; Xem xét, đánh giá hình thức của MTHVMĐTM nhìn từ vụ kiện Baby M; Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật.

3 Scott, Elizabeth S, “Surrogacy and the politics of commodification”, Law and Contemporary Problems, vol. 72, no. 3, 2009, pp. 109–146.

“In 2004, the Illinois legislature passed the Gestational Surrogacy Act, which provides that a child conceived through in vitro fertilization (IVF) and born to a surrogate mother automatically becomes the legal child of the intended parents at birth if certain conditions are met. Under the Act, the woman who bears the child has no parental status”

4 Scott, Elizabeth S, đd, pp.109. Vụ kiện Baby M xảy ra giữa người nhờ MTH là William và Elizabeth Stern, và người mẹ MTH là Mary Beth Whitehead tại Mỹ.

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)