Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu của Nghiên cứu sinh liên quan đến thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế định mang thai hộ

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh đối với luận án

1.3.3. Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu của Nghiên cứu sinh liên quan đến thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế định mang thai hộ

Câu hi nghiên cu 5: Thực tiễn thực hiện pháp luật vềMTHVMĐNĐ ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại về mặt pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng trong quá trình thực hiện pháp luật về MTHVMĐNĐ?

Gi thuyết nghiên cu 5: Phần lớn các kết quả nghiên cứu trước đều đề cập phân tích các vướng mắc hạn chế về mặt luật thực định mà gần như rất ít công trình chỉ ra tình hình thực hiện chế định MTH tại Việt Nam hiện nay như thế nào. Song, nghiên cứu sinh cho rằng, việc khảo sát các trường hợp MTH trên thực tế như trên sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà pháp luật cần quan tâm như chỉ ra các trường hợp nào có thể nên được chấp nhận cho phép yêu cầu MTHVMĐNĐ; Các yêu cầu về điều kiện cần thiết điều chỉnh hoặc phải bổ sung nhằm tạo hành lang pháp lý vừa đủđể không làm hạn chếcơ hội làm cha, mẹ của các cặp vợ chồng mà vì lý do nào đó không thể sinh con những cũng không tạo ra kẽ hở để các đối tượng khác trục lợi bất chính.

Kết qu nghiên cu 5: Kết quả của quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ giải quyết các vấn đề đề dựa trên việc thu thập và xử lý số liệu tại các cơ sở được phép thực hiện MTHVMĐNĐ ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những đánh giá phân tích về những thuận lợi khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật về MTHVMĐNĐ.

Mặt khác, đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật cũng cần có cái nhìn tổng quan trên nhiều lĩnh vực như các công tác hộ tịch liên quan đến trẻ em sinh ra từ kỹ thuật MTHVMĐNĐ; Giải quyết tranh chấp tại TAND nếu có; Việc xử lý vi phạm về các hành vi liên quan đến MTHVMĐNĐ;…Trên cơ sở đó có thể phân tích đa chiều các yếu tố tác động và bị ảnh hưởng từ quan hệ pháp luật này.

Câu hỏi nghiên cứu 6: Từ việc đánh giá các vấn đề về lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về MTHVMĐNĐ, giải pháp nào được đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về MTHVMĐNĐ trong thực tiễn?

Giả thuyết nghiên cứu 6: Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về chế định MTH, nghiên cứu sinh sẽ đưa ra những đánh giá khách quan và đề xuất những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về MTHVMĐNĐ, trong đó cần giải quyết tốt các vấn đề lý luận ; Về quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh MTHVMĐNĐ; Về việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về MTHVMĐNĐ.

Kết quả nghiên cứu 6: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nghiên cứu sinh hướng tới các kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, về mặt cơ sở lý luận: Xây dựng các khái niệm liên quan phù hợp với bản chất của vấn đề nghiên cứu; Phản ánh đầy đủ và khách quan nội hàm của quan hệ pháp luật được điều chỉnh, tránh sự chồng chéo và thiếu logic giữa các văn bản pháp luật có liên quan cùng điều chỉnh về một vấn đề.

Thứ hai, về quy định của pháp luật điều chỉnh MTHVMĐNĐ: Trên cơ sở phân tích nội dung pháp luật thực định nghiên cứu sinh đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về các quy định liên quan đến điều kiện thực hiện; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Các quy định về hệ quả pháp lý đối với MTHVMĐNĐ cũng như giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm nếu có phát sinh.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện MTHVMĐNĐ tại Việt Nam, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị nhằm hạn chế những khó khăn, tồn tại trong thực tiễn thực hiện pháp luật. Đồng thời, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp dụng pháp luật về MTHVMĐNĐ trên thực tế.

Thứ tư, nghiên cứu sinh cũng nhận thấy rằng ngoài các giải pháp hoàn thiện pháp luật thì các giải pháp mang tính xã hội cũng cần được đánh giá khách quan, đầy đủ và toàn diện, làm cơ sở nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về MTHVMĐNĐ trên thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua quá trình đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến luận án, chúng tôi nhận thấy rằng, trên thế giới, MTH là vấn đề không mới về mặt thực tiễn. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, MTH đã trở thành nhu cầu có thực của không ít các cặp vợ chồng hiếm muộn. Ở Việt Nam, vấn đề này cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, xét dưới phương diện pháp lý, việc điều chỉnh và xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện MTHVMĐNĐ là một vấn đề hoàn toàn mới ở nước ta. Cũng chính vì vậy, những nội dung liên quan đến vấn đề MTH nói chung và MTHVMĐNĐ nói riêng mới chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này không quá nhiều, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu dưới dạng luận án, các đề tài trọng điểm hay sách chuyên khảo.

Hầu hết các công trình nghiên cứu về MTH và MTHVMĐNĐ mới chỉ dừng lại ở mức độ là các luận văn, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành hoặc một số các bài viết trong phạm vi các hội thảo, đề tài nghiên cứu chung về quan hệ pháp luật HN&GĐ. Mặt khác, về mặt nội dung, phần lớn các công trình nghiên cứu của các tác giả về MTH thường tiếp cận ở các góc độ nhỏ, ở một số khía cạnh pháp lý cụ thể. Đáng chú ý chỉ có một số công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp và toàn diện về toàn bộ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến MTH theo pháp luật Việt Namdưới dạng luận văn thạc sĩ. Do đó, trong phạm vi của luận án, tác giả sẽ tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đó đồng thời nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống các nội dung chưa được làm sáng tỏ nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trên cả phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng về MTH nói chung và MTHVMĐNĐ nói riêng.

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH MANG THAI HỘ

2.1. Khái niệm, đặc điểm của chế định mang thai hộ và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)