Lịch sử phát triển của khoa học về mang thai hộ trên thế giới

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh về mang thai hộ trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1. Lịch sử phát triển của khoa học về mang thai hộ trên thế giới

Như đã phân tích trên, MTH là một trong những biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Xét dưới phương diện y học, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khá đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau nhằm mục đích điều trị tình trạng vô sinh, hiếm muộn, giúp các cặp vợ chồng được thực hiện quyền làm cha làm mẹ.

Trong đó, các bác sĩ, chuyên gia đã đưa ra các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay như thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung (IUI - Intrauterine insemination); TTTON (IVF - In Vitro Fertilization); Phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI - Intra-cytoplasmic sperm injection); Phương pháp TTTON xin noãn (Oocyte Donation); Phương pháp trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM - In Vitro Maturation of Oocytes); Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng (AH - Assisted hatching);...53 Như vậy, về bản chất, đặc trưng cơ bản nhất của việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là hình thức sinh con bắt buộc phải có sự can thiệp của y học; áp dụng các tri thức về khoa học để hỗ trợ cho việc sinh con mà vì lí do nào đó không thể thụ thai tự nhiên. Tùy thuộc vào thể trạng và các yếu tố sinh học của mỗi cá nhân khác nhau, các bác sĩ, chuyên gia có thể lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

53 Xem Thân Ngọc Tuấn, Chuyên khoa Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, “Các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay”, truy cập ngày 30/6/2019.

https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-phuong-phap-ho-tro-sinh-san-pho-bien-hien-nay-s74-n12163

Trong rất nhiều phương pháp trên thì MTH là biện pháp được tiến hành áp dụng kỹ thuật TTTON. Lịch sử của TTTON (In Vitro Fertilization - IVF) và cấy phôi (Embryo transfer - ET) được biết đến sớm nhất là vào năm 1890 khi Walter Heape, một giáo sư - bác sĩ tại Đại học Cambridge, Anh, đã tiến hành nghiên cứu về sinh sản ở một số loài động vật và báo cáo trường hợp đầu tiên được biết đến của cấy ghép phôi thai ở thỏ, rất lâu trước khi các ứng dụng cho khả năng sinh sản của con người được đề nghị.54 Tuy nhiên, phải đến năm 1959, bằng chứng không thể chối cãi của TTTON mới thu được bởi MC Chang, người đầu tiên đạt được thành công trong sinh sản ở động vật có vú ở loài thỏ bằng cách TTTON. Trứng được TTTON bằng cách ủ với tinh trùng có điện dung trong một bình Carrel nhỏ trong 4 giờ, do đó mở đường cho việc sinh sản được hỗ trợ. Điều này chứng tỏ việc TTTON áp dụng được trên cả cơ thể người. Năm 1973, trường hợp mang thai từ kỹ thuật TTTON đầu tiên được báo cáo bởi nhóm nghiên cứu Monash của Giáo sư Carl Wood và John Leeton ở Melbourne, Australia. Tuy nhiên, thật không may, trường hợp này lại bị sẩy thai sớm. Ngày 25 tháng 7 năm 1978, đứa trẻ đầu tiên mang tên Louise Brown ra đời ra bằng kỹ thuật TTTON ở Oldham, Anh, mở đầu cho một kỷ nguyên mới của sinh sản loài người nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Lần sinh này là kết quả của việc hợp tác giữa Patrick Steptoe và Robert Edwards. Từ đó đến nay, công nghệ IVF không ngừng được cải tiến, hàng triệu trẻ em đã được sinh ra trên thế giới nhờ TTTON. Sự thành công trong việc thực hiện TTTON cũng mở đường cho kỹ thuật MTH tiếp tục phát triển, mang đến hy vọng cho hàng triệu người khó có khả năng mang thai tự nhiên.

Ghi nhận về trường hợp MTH đầu tiên trên thế giới được báo cáo vào năm 1980 tại Mỹ. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1979, bác sĩ Richard M.Levin đã gặp một cặp vợ chồng mà người vợ đã không sinh đẻ được từ nhiều năm. Khi được bác sĩ giải thích là mình không thể sinh đẻ, người vợ cho biết rất mong muốn có một

54 Xem Đinh Thị Phương Thảo, The History of IVF -The Milestones, https://ivf-worldwide.com/ivf-history.html.

“The history of In Vitro Fertilization (IVF) and embryo transfer (ET) dates back as early as the 1890s when Walter Heape a professor and physician at the University of Cambridge, England, who had been conducting research on reproduction in a number of animal species, reported the first known case of embryo transplantation in rabbits, long before the applications to human fertility were even suggested.”

đứa con của chồng, dù bản thân bà không mang thai. Biết được nguyện vọng này, bác sĩ Levin mới nghĩ đến cách nhờ một phụ nữ khác đẻ giúp bằng cách thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng. Tuy nhiên, để thực hiện được ý định, ông Levin đã phải mất 9 tháng hợp tác với các luật sư, nghiên cứu luật của bang và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật phức tạp của mối quan hệ MTH (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ thuê). Các khía cạnh về đạo lý của mối quan hệ MTH này cũng được nghiên cứu kỹ, có sự tham khảo ý kiến của nhiều chức sắc tôn giáo và nhà đạo đức học để đi đến một thỏa thuận không xúc phạm đến giá trị đạo đức của cộng đồng. Người mẹ MTH lần đầu tiên trên thế giới đã được khám, tư vấn rất kỹ lưỡng. Sau đó, theo thỏa thuận giữa người MTH và cặp vợ chồng vô sinh, người ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng của người chồng vào đầu năm 1980. Người phụ nữ MTH đã thụ thai ngay tháng đầu tiên và 9 tháng sau bay trở lại Lousville để các bác sĩ gây chuyển dạ. Chỉ vài giờ sau, bà đã sinh được một bé trai khỏe mạnh để trao cho cặp vợ chồng đang mong đợi. Chỉ 5 ngày sau đó, người phụ nữ MTH trình diện trước tòa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ của mình và trao lại con cho người bố sinh học. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục về mối quan hệ pháp lý với đứa trẻ, cặp vợ chồng nói trên đã rất sung sướng và bắt đầu nuôi đứa trẻ. Đó là trường hợp MTH hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lưỡng đầu tiên trên thế giới. Khái niệm “làm mẹ thuê” đã dần dần được thế giới chấp nhận. Nhờ có công nghệ này mà các cặp vợ chồng vô sinh ngày nay đã có thêm một sự lựa chọn để duy trì hạnh phúc gia đình. Năm 1981, Hội hoạt động cho công nghệ MTH (Surrogate Parenting Associates) đã chính thức được thành lập ở bang Kentucky do bác sĩ Levin đứng đầu. Tuy nhiên, người “nhờ mang thai” và người “được mang thai” đều phải thực hiện nghiêm ngặt những quy định liên quan đến “công nghệ” MTH. Với người MTH, người bố sinh học đồng ý cung cấp đầy đủ bằng chứng tình trạng sức khỏe của mình về mặt thể chất, tinh thần và bệnh xã hội, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tài chính cho việc sinh ra đứa trẻ, thanh toán mọi phí tổn trong quá trình mang thai, kể cả những xét nghiệm cần thiết sau đẻ; giúp đỡ về tài chính cho người phụ nữ MTH như đã thỏa thuận; thanh toán bảo hiểm cho người phụ nữ MTH...Người phụ nữ MTH đồng ý: Cho làm thụ tinh

nhân tạo với tinh trùng của người bố sinh học (không phải của chồng mình) cho tới khi có thai; Không tìm cách có liên hệ tình cảm với đứa trẻ sắp sinh ra; Cung cấp bằng chứng về tình trạng sức khỏe của mình (về mặt sản khoa, nội khoa, tâm thần, tâm lý); Chấp nhận mọi nguy cơ của thai nghén55... Như vậy, MTH là một vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm và trở thành thành tựu lớn của ngành y học trong thế kỉ XX. Vấn đề này vẫn tiếp tục thu hút được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và hoàn thiện về mặt kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)