Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu của Nghiên cứu sinh liên quan đến những vấn đề lý luận về chế định mang thai hộ

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh đối với luận án

1.3.1. Câu hỏi giả thuyết và định hướng nghiên cứu của Nghiên cứu sinh liên quan đến những vấn đề lý luận về chế định mang thai hộ

Câu hi nghiên cu 1: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế định MTH và MTHVMĐNĐ?

Gi thuyết nghiên cu 1: Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về MTH nói chung và MTHVMĐNĐ nói riêng trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, về mặt bản chất, MTH là một trong những hình thức sinh con áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Để thực hiện được kỹ thuật này cần phải có sự can thiệp của y học để kết hợp noãn và tinh trùng ngoài cơ thể của người phụ nữ được nhờ và sau đó chuyển phôi

vào cơ thể của người này để người phụ nữ đó mang thai và sinh con. Như vậy, làm rõ vấn đề này để khẳng định rằng định nghĩa về MTH theo cách hiểu là hành vi người chồng có quan hệ sinh lý với người phụ nữ khác để người phụ nữ này mang thai và sinh con sau đó giao con cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai như một vài quan điểm hiện nay là không phù hợp với bản chất của MTH. Bên cạnh đó, khái niệm chế định MTH cũng cần phải được tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp để đánh giá bản chất của quan hệ pháp luật này.

Nghiên cứu sinh cho rằng việc xác định các đặc điểm của chế định MTH, MTHVMĐNĐ là một trong những nội dung quan trọng nhằm hoàn thiện các vấn đề về cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu. Ngoài những đặc điểm chung của một quan hệ pháp luật phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ như các yếu tố về chủ thể, lợi ích về tình cảm...; Chế định MTH còn chứa đựng những đặc điểm riêng biệt như quan hệ pháp luật này có tính thỏa thuận, phi tự nhiên; MTHVMĐNĐ thực hiện theo nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc quyền con người, phi thương mại.

MTHVMĐNĐ chứa đựng những ý nghĩa tích cực về mặt xã hội và pháp lý. Vì vậy, để đánh giá toàn diện về vấn đề này cần có cái nhìn đa chiều về mục đích, chủ thể, đối tượng, lợi ích mà các chủ thể hướng tới khi tham gia quan hệ pháp luật.

Như vậy, đánh giá về ý nghĩa của MTHVMĐNĐ là nội dung cần thiết được đề cập và sẽ được nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn trong luận án.

Kết qu nghiên cu 1: Để định nghĩa chính xác MTH, MTHVMĐNĐ và chế định MTH, nghiên cứu sinh cho rằng cần phải nhìn nhận vấn đề này trong mối liên hệ với các khái niệm có liên quan như sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, TTTON, thụ tinh nhân tạo...Trên cơ sở đó, đưa ra cách hiểu đúng về nội hàm của vấn đề. Đồng thời, nghiên cứu sinh định hướng rằng để đưa ra làm rõ khái niệm về MTHVMĐNĐ cần đánh giá khách quan trên các phương diện khác nhau như với tư cách là một sự kiện pháp lý hay quan hệ pháp luật để có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục phân tích đánh giá để có thể đưa ra khái niệm cho phù hợp.

Về bản chất của MTH là thỏa thuận dân sự. Tuy nhiên, đây là thỏa thuận dân sự đặc biệt nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của con người trong đó có quyền sinh

sản, quyền làm cha, mẹ. Nghiên cứu sinh sẽ chỉ rõ tính chất đặc biệt của quan hệ dân sự này từ góc nhìn về mục đích và đặt trong mối tương quan với các yếu tố về đạo đức phong tục truyền thống và nguyện vọng chính đáng của cá nhân; lợi ích của gia đình xã hội để làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Bên cạnh những đặc điểm đã được các công trình khoa học trước đề cập có giá trị tham khảo như tính tự nguyện; tính kỹ thuật; tính phi thương mại…Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục kế thừa và chỉ ra các đặc điểm khác cần bổ sung trong đó quan trọng nhất là làm rõ đặc điểm về tính nhân đạo dưới nhiều góc độ khác nhau trên cơ sở tiếp cận từ quyền con người.

Câu hỏi nghiên cứu 2: Các yếu tố nào tác động tới việc pháp luật điều chỉnh về MTHVMĐNĐ?

Giả thuyết nghiên cứu 2: Về phương diện phong tục, tập quán và tâm lý, đạo đức, quy định về MTHVMĐNĐ nhằm hiện thực hóa ước mơ làm cha, mẹ của các cặp vợ chồng kém may mắn không thể sinh đứa con có cùng huyết thống với chính bản thân mình; Chịu sự tác động của quan điểm đề cao quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ, con; Đồng thời tạo cơ sở để bảo vệ quyền lợi của bên MTH và đứa trẻ được sinh ra. Đối với gia đình, quy định này cũng là cơ sở góp phần vào việc thực hiện chức năng của gia đình, bảo vệ hạnh phúc của mỗi cặp vợ chồng, hạn chế các trường hợp ly hôn vì lý do giữa họ không có con chung. Về phương diện kinh tế xã hội, việc ban hành quy định về MTHVMĐNĐ xuất phát từ nhu cầu khách quan của xã hội.

Điều này bị chi phối bởi các yếu tố về mặt môi trường sống ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cùng với sự phát triển mạnh mẽ của y học dẫn đến khát khao hiện thực hóa thiên chức làm cha mẹ của những chủ thể không có khả năng sinh con.

Mặt khác, quy định này cũng đáp ứng nhu cầu ổn định trật tự xã hội, hạn chế tối đa các trường hợp “chửa hộ”, “đẻ thuê” phi pháp trên thực tế, bảo vệ các quan hệ xã hội về HN&GĐ được pháp luật bảo vệ, hạn chế các hệ lụy phát sinh từ việc mua bán tinh trùng, noãn; giảm thiểu khả năng kết hôn của những người sinh ra từ MTH phi pháp với con của chính người bán tinh trùng, noãn. Về phương diện chính sách, đây là quy định nhằm thể chế hóa các đường lối chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về đảm bảo quyền con người, về tính nhân đạo luôn được pháp luật Việt

Nam đề cao, tôn trọng và ghi nhận. Để làm rõ sự điều chỉnh vấn đề MTHVMĐNĐ của pháp luật dưới sự tác động của các yếu tố này, việc nghiên cứu cần đặt trong mối liên hệ với hệ thống pháp luật quốc gia và sự thể chế hóa các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế có liên quan. Đồng thời, nghiên cứu sinh cũng phân tích các quan điểm trái chiều như quan điểm cho rằng quy định của pháp luật có thể nhân đạo với người nhờ MTH nhưng không nhân đạo với người MTH.

Kết quả nghiên cứu 2: Đây là vấn đề cực kì có ý nghĩa trên các phương diện về lý luận và thực tiễn. Do đó, nghiên cứu sinh tập trung phân tích làm rõ trên các khía cạnh này dựa trên các yếu tố về quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về quyền con người; Về phong tục tập quán của dân tộc; về nhu cầu và lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội; Về yếu tố tâm lý, đạo đức và sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội để đánh giá toàn diện và khách quan vấn đề này. Mặt khác, để làm rõ các yếu tố tác động đến pháp luật điều chỉnh MTHVMĐNĐ, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng cần tiếp tục kế thừa và phát triển quan điểm của những công trình nghiên cứu đi trước; Bổ sung hoàn thiện những luận điểm khoa học chưa rõ, trái chiều. Từ đó đi đến kết luận cho phép MTHVMĐNĐ là hoàn toàn phù hợp.

Câu hỏi nghiên cứu 3: Sự phát triển khoa học và pháp luật về MTH nói chung và MTHVMĐNĐ nói riêng ở Việt Nam và trên thế giới như thế nào?

Giả thuyết nghiên cứu 3: Nghiên cứu ở cấp độ luận án, việc làm rõ lịch sử phát triển của vấn đề nghiên cứu là một trong những nội dung quan trọng. Trên thế giới, MTH là vấn đề không mới về mặt thực tiễn song sự phát triển ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển vấn đề MTH tương đối mới mẻ, đặc biệt là về phương diện pháp lý. Theo đó, dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, việc điều chỉnh quan hệ pháp luật này ở mỗi giai đoạn có sự khác nhau cơ bản.

Kết quả nghiên cứu 3: Nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của vấn đề MTH nói chung trên thế giới và tại Việt Nam qua các giai đoạn để xác định cơ sở pháp lý cho việc ban hành và thực hiện các quy định của pháp luật về MTH là cần thiết. Đặc biệt, luận án đưa ra đánh giá khách quan về thực trạng MTH ở Việt Nam trong giai đoạn trước khi ban hành Nghị định số

12/2003/NĐ – CP, từ đó cho thấy cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu xuyên suốt giai đoạn phát triển.

Một phần của tài liệu Chế định mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)