CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án
1.2.2. Về nội dung chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam
Điều kiện thực hiện MTHVMĐNĐ là nội dung được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đây có thể được xem là vấn đề mang tính chất trọng tâm của chế định về MTHVMĐNĐ. Trong đó, có thể kể đến những quan điểm khoa học thể hiện trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều kiện về chủ thể thực hiện MTH bao gồm: bên nhờ MTH và bên MTH. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn tồn tại rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc định nghĩa như thế nào là cặp vợ chồng vô sinh; Sử dụng thuật ngữ này liệu đã phù hợp chưa, liệu rằng chủ thể được quyền nhờ MTH chỉ bao gồm duy nhất là cặp vợ chồng vô sinh theo quy định của pháp luật đã đảm bảo và dung hòa lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội cũng cần được bảo vệ như quyền làm cha, mẹ của cộng đồng LGBT, quyền làm mẹ của người phụ nữ đơn thân...Nghiên cứu trao đổi về vấn đề này thu hút được sự quan tâm của khá nhiều tác giả như các bài viết của Nguyễn Thị Lan với các tiêu đề
“Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh”, Tạp chí Luật học số 4/2015; Sách chuyên khảo “Người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam và vấn đềđổi mới hệ thống pháp luật” của tác giả Trương Hồng Quang, (2014), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Bài viết “Một số khía cạnh pháp lý của việc bảo vệ quyền làm mẹ của người phụ nữ đối với việc sinh con theo phương pháp khoa học” của tác giả Bùi Thị Mừng trong kỷ yếu hội thảo khoa “Quyền làm mẹ - một số góc nhìn” do trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức,...Các công trình này hầu hết đều cho rằng chủ thể có quyền nhờ MTH là cặp vợ chồng vô sinh như pháp luật quy định hiện nay là chưa phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề xác định đối tượng có thể nhờ MTH là một trong những vấn đề tương đối nhạy cảm vì nếu không cẩn trọng sẽ dễ dẫn đến hệ quả biến tướng khai thác thương mại trên vấn đề hết sức nhân văn này. Đồng thời hệ quả nghiêm trọng hơn còn có thể tạo kẽ hở cho các đối tượng trục lợi buôn bán trẻ em;
Buôn bán người và các hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác. Do đó, quá trình
nghiên cứu, nghiên cứu sinh cho rằng cần phải đánh giá nhìn nhận toàn diện hơn, trên cơ sở tiếp thu những quan điểm khoa học giá trị nhưng đồng thời cũng phải dựa trên những luận cứ về mặt lý luận và thực tiễn để xác định rõ chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MTHVMĐNĐ có thể bao gồm những đối tượng nào.
Tác giả Nguyễn Văn Cừ khi bàn về điều kiện MTH đã chỉ ra rằng điều kiện tiên quyết đối với bên nhờ MTH thì bản thân họ phải là vợ chồng hợp pháp5. Bên cạnh đó, cặp vợ chồng này còn phải đảm bảo điều kiện là không sinh được con;
đang không có con chung và đã được tư vấn tâm lý và pháp lý. Đối với bên MTH ngoài các điều kiện như đã từng sinh con, chỉ được MTH một lần, ở độ tuổi phù hợp, đã được tư vấn y tế, tâm lý và pháp lý...thì còn phải là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng của bên nhờ MTH. Tuy nhiên, tác giả cũng ra nhận định rằng, quy định về người thân thích trong Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định số 10/2015/ NĐ – CP là chưa thống nhất.6
Tác giả Nguyễn Thị Lan cũng đưa các đánh giá liên quan đến điều kiện MTHVMĐNĐ theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014, trong đó chỉ rõ khá nhiều vấn đề bất cập liên quan đến quy định này như hiểu như thế nào là đang không có con chung; Độ tuổi như thế nào được xem là phù hợp; Sự đồng ý của người chồng được điều chỉnh như thế nào trong trường hợp người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự; Sự bó hẹp của pháp luật khi quy định người MTH phải là người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng của bên nhờ MTH...đã tạo ra những rào cản trong việc thực hiện quy định về MTVMĐNĐ.7
Các nhận định của các tác giả đã cung cấp rất nhiều lập luận khoa học có giá trị. Tuy nhiên, bản thân nghiên cứu sinh nhận thấy rằng để hoàn thiện hơn các quy định về điều kiện đối với việc thực hiện MTHVMĐNĐ ngoài việc phân tích làm rõ nội hàm của vấn đề còn phải đặt các quy định về điều kiện theo pháp luật hiện hành trong mối liên hệ với các chế định của cùng ngành luật và các chế định liên ngành khác để đánh giá toàn diện về sự phù hợp của vấn đề này. Trên cơ sở định hướng đó, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục tiếp thu các quan điểm khoa học có giá trị và phát triển vấn đề này một cách sâu rộng hơn.
5 Xem Nguyễn VănCừ, Pháp luật về MTH ở Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6/2016, Tr.17
6 Xem Nguyễn Văn Cừ, đd, Tr.18
7 Xem Nguyễn Thị Lan, Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh, Tạp chí Luật học số 4/2015, Tr.12
1.2.2.2. Về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ Vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia MTHVMĐNĐ cũng được đề cập khá nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả. Chẳng hạn:
Tác giả Nguyễn Quế Anh đề cập vấn đề này tại bài viết “Quy định về mang thai hộ–một số nội dung mới trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014”. Tại trang 57 – 58, tác giả đã nêu ra các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của các bên và theo tác giả quy định như trên là cụ thể, chi tiết.
Trong khi đó, bàn về vấn đề này tác giả Nguyễn Thị Lan đưa ra quan điểm cho rằng một số nội dung quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai và bên nhận MTH vẫn còn một số vướng mắc. Tác giả cũng đặt ra hàng loạt giả thuyết về các vấn đề thực hiện quyền và nghĩa vụ như: Cơ chế kiểm soát nghĩa vụ thăm khám đối với bên MTH; Hạn chế quyền quyết định về việc tiếp tục mang thai hay không;
Thời hạn nhận con sau khi sinh là bao lâu; Trong thời gian mang thai nhưng các bên bất đồng về việc giữ và bỏ thai nhi vì phát hiện dị tật giải quyết như thế nào?....8
Trong phạm vi bài viết khác, tác giả Nguyễn Thị Lan cũng đưa ra nhận định rằng quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ nên đặt ra giữa các chủ thể là bên MTH và bên nhờ MTH; Giữa các bên với đứa trẻ được sinh ra mà không nên quy định về các lợi ích an sinh mà các bên được hưởng.
Các chính sách về an sinh xã hội nên được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm trực tiếp có liên quan sẽ phù hợp hơn về mặt kỹ thuật lập pháp.9
Các giả thuyết trên được đưa ra là hoàn toàn có cơ sở, có khả năng xẩy ra cao trong việc áp dụng trên thực tiễn. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh cho rằng để giải quyết triệt để các vấn đề được nêu trên cần thiết đưa ra các giải pháp có tính khả thi. Với mục tiêu nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu, trong quá trình hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục tiếp thu các quan điểm khoa học có giá trị trên đồng thời bổ sung các giải pháp hoàn thiện có tính khả thi góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo quyền lợi của của các chủ thể được bảo vệ nhưng đồng thời cũng có thể xây dựng cơ chế bảo đảm các nghĩa vụ pháp lý của các bên được thực thi.
8 Xem Nguyễn Thị Lan, Chuyên đề 12 –Chế định mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường đại học Luật Hà Nội, 2015, Tr.283 – 284.
9 Xem Nguyễn Thị Lan, Vấn đề xác định cha, mẹ, con và mang thai hộ theo dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5/2014, Tr.25.
Mặt khác, nghiên cứu sinh cũng nhận thấy rằng việc tiếp cận nghiên cứu không chỉ đặt ra trong phạm vi các quy định của Luật HN&GĐ mà cần phải đặt trong mối liên hệ với các ngành luật khác có liên quan như BLDS, BLHS, Luật Nuôi con nuôi... Vấn đề này hiện rất ít nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến. Do đó, để đánh giá toàn diện vấn đề này thì việc nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong góc nhìn đa chiều rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đặc biệt là đối với trẻ em.
1.2.2.3. Về thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thỏa thuận về MTHVMĐNĐ là một trong những nội dung khá quan trọng trong chế định về MTH theo pháp luật Việt Nam. Việc làm rõ bản chất, nội dung và hình thức của thỏa thuận MTH giữa các bên tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xem xét hiệu lực của việc thực hiện MTHVMĐNĐ cả về khía cạnh pháp lý cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu hiện nay phân tích chuyên sâu về vấn đề thỏa thuận về MTH còn rất ít, nội dung tản mạn và chủ yếu được lồng ghép trong các bài viết đánh giá về quy định về MTH nên tính hệ thống hóa chưa cao.
Về nội dung này có một số ít tác giả đề cập và đưa ra quan điểm như sau:
Tác giả Trần Đức Thắng đưa ra nhận định cho rằng nội dung của văn bản thỏa thuận MTH theo hướng dẫn của Nghị định số 10/2015/NĐ – CP bao gồm: việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người MTH trong thời gian mang thai và sinh con; việc nhận con của bên nhờ MTH...hiện chưa có hướng dẫn cụ thể.10
Đề cập vấn đề trên trong phạm vi của hội thảo “Những nội dung liên quan đến dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi”, tác giả Nguyễn Thị Lan cũng đưa ra các phân tích về nội dung quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai và bên MTH như nghĩa vụ đảm bảo sức khỏe cho bên mang thai, nghĩa vụ nhận con, quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp khi người mang thai có hành vi gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc đứa trẻ được sinh ra trong thời gian bên nhờ MTH chưa nhận con.11
10 Xem Trần Đức Thắng, đd, Tr.59.
11 Xem Nguyễn Thị Lan, Mang thai hộ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp trường: Tuần lễ Pháp luật Việt – Đức, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014.
Như vậy, có thể nhận thấy thỏa thuận MTHVMĐNĐ là sự ràng buộc giữa các bên nhằm bảo hộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tránh tình trạng đơn phương chấm dứt thỏa thuận (đặc biệt là đối với bên nhận mang thai). Do đó, quy định liên quan đến thỏa thuận về MTHVMĐNĐ là một trong những nội dung cần được quan tâm sâu sắc cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Tuy nhiên, những vấn đề pháp lý phát sinh về thỏa thuận MTHVMĐNĐ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vì thế, hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam cũng như xây dựng hành lang pháp lý về vấn đề này là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
1.2.2.4. Về giải quyết tranh chấp trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Bài viết phân tích khá cặn kẽ nội dung này có thể kể đến là của tác giả Nguyễn Thị Lan bàn về “Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình”. Theo quan điểm của tác giả, Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định cụ thể các trường hợp có tranh chấp về MTH khi vi phạm điều kiện hoặc MTHVMĐTM. Trong khi đó, BLTTDS năm 2015 quy định chung chung, không rõ ràng và có thể gây hiểu nhầm.12 Mặt khác, tác giả cũng nhận định rằng, cần xác định các tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, MTH cụ thể là những loại tranh chấp nào. Chẳng hạn, tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ, con giữa cặp vợ chồng vô sinh; tranh chấp về MTH do vi phạm điều kiện; MTHVMĐTM...nếu các tranh chấp này phát sinh thì cần được giải quyết nên phải có các hướng dẫn cụ thể.13
Đồng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Thị Phương Linh cũng cho rằng việc xác định việc bên nhờ MTH nghi ngờ đứa trẻ được sinh ra không được hình thành từ noãn hoặc tinh trùng của họ thì cần thiết quy định cho phép các chủ thể này có
12 Xem Nguyễn Thị Lan,“Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2017, Tr.17
13 Xem Nguyễn Thị Lan,“Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2017, Tr.18
quyền yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha, mẹ, con và xác định rằng đây là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.14
Tác giả Đỗ Thùy Dương cũng đưa ra quan điểm vấn đề giải quyết tranh chấp về MTH nếu phát sinh trong thực tiễn sẽ gặp khá nhiều khó khăn, trong đó có việc xác định các chứng cứ, chứng minh. Bởi lẽ pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về các chứng cứ. Do đó, cần quy định rõ một số chứng cứ cần có khi tiến hành giải quyết tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp MTH như các giấy tờ pháp lý, kết quả giám định gen...15
Như vậy, có thể thấy vấn đề xác định thẩm quyền theo loại việc và thẩm quyền chung của TAND đối với việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến chế định MTHVMĐNĐ là một trong nhưng quan hệ phức tạp và đặt ra nhiều vướng mắc nảy sinh. Do đó, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện vấn đề này để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này.
1.2.2.5. Về hệ quả pháp lý đối với các thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Về vấn đề này, các tác giả có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Thị Lan cho rằng, sau khi thỏa thuận về MTHVMĐNĐ có hiệu lực sẽ là cơ sở làm phát sinh các hệ quả sau: xác định quan hệ cha, mẹ, con cho đứa trẻ được sinh ra; Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; Xác định người giám hộ cho con trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra nhưng bên nhờ MTH đều đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Các hệ quả đối với bên nhờ MTH trốn tránh nghĩa vụ nhận con, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con.16
Tác giả Huỳnh Thị Trúc Giang tiếp cận nội dung này theo hai mối quan hệ chính là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Trong đó, quan điểm nổi bật của tác giả cho rằng, hiện Luật HN&GĐ năm 2014 mới chỉ điều chỉnh vấn đề về hệ quả pháp lý đối với MTH dưới khía cạnh về quan hệ nhân thân nhưng cũng chưa giải
14 Xem Nguyễn Thị Phương Linh, “Xác định quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016.
15 Xem Đỗ Thùy Dương, “Sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016, Tr.76
16 Xem Nguyễn Thị Lan, “Mang thai hộ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp trường: Tuần lễ Pháp luật Việt – Đức, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014.