CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật điều chỉnh về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam
2.3.2. Yếu tố tâm lý, đạo đức
Yếu tố tâm lý, đạo đức có tác động rất lớn đến pháp luật điều chỉnh MTHVMĐNĐ. Bởi lẽ, đây là yếu tố ảnh hưởng đến gần như hầu hết các chủ thể có liên quan đến quan hệ pháp luật này. Theo Từ điển Tiếng Việt, tâm lý chính là “toàn bộ nói chung sự phản ánh hiện thực khách quan và ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí...biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người”; Đạo đức là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”.82 Trong quan hệ pháp luật về MTHVMĐNĐ, yếu tố tâm lý, đạo đức vừa mang tính thống nhất nhưng vừa mang tính mâu thuẫn trong nội tại bên trong của cả hai phía chủ thể là bên MTH và bên nhờ MTH.
Đối với bên nhờ MTH, rõ ràng, bản thân vợ chồng không thể mang thai và sinh con nên trong họ luôn cháy bỏng khát khao có được một người con sinh ra có
82 Hoàng Phê, đd, Tr.897, Tr.290.
cùng huyết thống với chính mình. Chính điều này đã thôi thúc họ nỗ lực tìm kiếm cơ hội bằng cách nhờ người khác MTH. Do đó, việc đứa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật MTH đã thỏa mãn khát khao đó của họ, biến ao ước về việc được làm cha, làm mẹ rất đỗi bình thường nhưng vô cùng thiêng liêng trở thành hiện thực, giải phóng tâm lý bất lực trước những cố gắng tự mình sinh con nhưng bất thành. Mặt khác, MTH là một kỹ thuật phức tạp vì vậy bên cạnh niềm hạnh phúc được chào đón đứa con khỏe mạnh ra đời, bản thân vợ chồng nhờ MTH đôi khi cũng phải đối diện với những áp lực thất bại hoặc nguy cơ về việc trẻ sinh ra không lành lặn, bệnh tật.
Trước những khả năng đó, bên MTH phải chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng đón nhận những hệ quả xấu. Đồng thời, ngay cả khi những điều thiếu may mắn đó là sự thật thì cách đối diện với những tình huống ấy như thế nào cũng phụ thuộc lớn vào thái độ ứng xử, tâm lý, đạo đức của bên nhờ MTH. Vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật về MTHVMĐNĐ cũng được xây dựng dựa trên những yếu tố về mặt tâm lý, đạo đức nhìn từ góc độ của bên nhờ MTH để vừa đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân họ, cho bên MTH và cho đứa trẻ được sinh ra nhưng đồng thời cũng phải xây dựng những chế tài để đảm bảo rằng các bên không có những hành vi ứng xử thiếu đạo đức làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các chủ thể khác.
Đối với bên MTH, sự đồng ý MTH là tự nguyện được thiết lập dựa trên cơ sở của sự mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ bên nhờ MTH có thể thực hiện quyền làm cha, mẹ của đứa con có cùng huyết thống. Dưới khía cạnh đạo đức, đây là một việc làm đầy tính nhân văn. Tâm lý người MTH cũng hướng tới ước mong có thể đem lại niềm hạnh phúc cho người thân của mình, đáp ứng được sự mong mỏi của gia đình, dòng tộc về việc sinh con cho bên nhờ MTH. Do đó, yếu tố tâm lý này có sự tác động đáng kể đến việc đồng ý mang thai của chính họ. Tuy nhiên, quá trình mang thai với nhiều đau đớn về thể xác, ảnh hưởng xấu về sức khỏe, hạn chế về sự tham gia xã hội thậm chí là rủi ro về tính mạng nên đôi khi người MTH cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn nội tại trong tâm lý ái ngại cho việc thực hiện MTH giúp người khác. Mặt khác, quá trình “mang nặng đẻ đau” mặc dù được thực hiện thông qua những yếu tố kỹ thuật nhưng cũng chứa đựng những yếu tố tự nhiên nên tổn thương tâm lý của người MTH khi phải giao con, phải chấp nhận sự chia cắt là hiện
hữu. Do đó, dưới góc độ nhìn từ yếu tố tâm lý của bên MTH, pháp luật điều chỉnh về MTHVMĐNĐ luôn tỏ ra thận trọng, cân nhắc để tránh tình trạng “nhân đạo với người này nhưng phi nhân đạo với người khác”. Trên cơ sở đó, pháp luật luôn xây dựng các quy định nhằm thể hiện sự tôn trọng nguyện vọng, ý chí của bên MTH, bảo vệ các quyền nhân thân một cách rõ ràng để không gây tổn thương tới họ và đảm bảo sự phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp lý.
Bên cạnh đó, pháp luật điều chỉnh về MTH còn chịu sự chi phối trong việc đánh giá vấn đề tâm lý, đạo đức đối với trẻ em được sinh ra từ kỹ thuật này. Rõ ràng, trong mọi quan hệ xã hội, trẻ em luôn là đối tượng cần được bảo vệ. Quan hệ pháp luật về MTHVMĐNĐ cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó. Tuy nhiên, không giống với những trường hợp thông thường, trẻ em được sinh ra từ kỹ thuật MTH lại khá đặc biệt. Người sinh ra trẻ không phải là mẹ của trẻ đồng thời trẻ được sinh ra cũng phải “chấp nhận sự chia cắt”. Vì vậy, những lo ngại về tổn thương tâm lý đối với trẻ em cũng cần được nhìn nhận đánh giá khách quan. Mặt khác, trẻ em được sinh ra từ kỹ thuật MTHVMĐNĐ cũng phải đối diện với nhiều nguy cơ bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hơn, chẳng hạn khả năng bị bỏ rơi, bị từ chối giao/nhận...Những điều này vừa là sự xâm phạm về đạo đức, vừa là những tác động tâm lý tiêu cực đến trẻ em. Do vậy, pháp luật điều chỉnh về MTHVMĐNĐ luôn phải được xây dựng theo hướng bảo đảm quyền lợi tối đa của trẻ em; Trong mọi trường hợp quyền lợi của trẻ em luôn phải được đặt lên hàng đầu và được xem là tối quan trọng.
Ngoài ra, một trong những vấn đề liên quan đến yếu tố tâm lý và đạo đức chi phối đến việc điều chỉnh MTHVMĐNĐ được nhìn nhận từ góc độ chủ thể là những người tiến hành thực hiện kỹ thuật MTH của các cơ sở y tế. Vai trò của các bác sĩ, chuyên gia có tác động nhất định đến việc có thực hiện MTH hay không, thực hiện thành công hay không hoặc phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về MTH.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật này, nếu có phát hiện những vi phạm về mục đích, điều kiện MTH thì việc quyết định thực hiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, đạo đức nghề nghiệp của các bác sỹ, cán bộ y tế. Mặt khác, khi phát hiện những bất thường về thai nhi hoặc những yếu tố tiềm ẩn rủi ro đối với người
mang thai thì là ý thức trách nhiệm của họ cũng vô cùng quan trọng. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các bên chủ thể, đến đứa trẻ sinh ra từ MTH.
Vì vậy, yếu tố về đạo đức, y đức, trách nhiệm nghề nghiệp của các bác sĩ, cán bộ y tế là một trong những yếu tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc điều chỉnh quan hệ pháp luật về MTHVMĐNĐ.