Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

3.1. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng

3.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là một sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng xuất phát từ chữ Latinh “credo” có nghĩa là tin tưởng – tín nhiệm.

Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Tín dụng (còn gọi là cho vay), là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả…

Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả.

Xét trên góc độ ngân hàng, mà cụ thể là chức năng của nó, thì tín dụng được hiểu là: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên cho vay trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu cho người sử dụng.

- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.

3.1.2.2. Rủi do tín dụng ngân hàng

Theo uỷ ban Basel (thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế) thì: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi.

Theo Santomero (1997): Rủi ro tín dụng phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ của người đi vay. Nó phát sinh từ việc không có khả năng hoặc không có thiện chí để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã được cam kết trước.

Theo Thomas P.Fitch (1997): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người đi vay không thanh toán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ, đây là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo A. Saunder và H. Lange trong tài liệu “Financial Institution Management – A modern perpective” (2002): Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tang khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khá hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và chất lượng.

Theo Quyết đinh 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết’.

Rủi ro tín dụng ngân hàng là một yếu tố gắn liền với hoạt động của ngân hàng và buộc ngân hàng phải nghĩ đến việc trích lập một khoản dự phòng để bù đắp khi có rủi ro xảy ra. Thường rủi ro tín dụng ngân hàng được diễn tả bằng số nợ quá hạn trong

tổng số dư nợ của ngân hàng: nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Các khoản nợ quá hạn được định nghĩa theo hướng định tính có thể được xem như là khoản vay mà người đi vay có khả năng vỡ nợ và các chủ nợ không thể lấy lại số tiền phải thu (Dahl, 2013). Theo hướng nghiên cứu định lượng, nợ quá hạn là những khoản vay đã quá hạn thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong đó nợ quá hạn bao gồm:

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ mà khách hàng vẫn có khả năng và ý muốn trả nợ nhưng không có khả năng trả nợ đúng hẹn do gặp những khó khăn tạm thời về tài chính. Đây là loại rủi ro sai hẹn và chỉ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là những khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ do kinh doanh thua lỗ, phá sản, thiên tai, hoả hoạn ... thậm chí do hành vi tham ô, lừa đảo của khách hàng. Đây là loại rủi ro mất vốn tín dụng hay rủi ro phá sản. Nếu rủi ro này xảy ra càng nhiều thì ngân hàng có thể bị phá sản.

Đặc điểm của rủi ro tín dụng ngân hàng

* Rủi do tín dụng ngân hàng mang tính chất gián tiếp

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân là trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng trong một thời gian nhất định nên những thiệt hại, thất thoát về vốn xẩy ra trước hết là trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Biểu hiện rõ ràng của đặc điểm này là trong thực tế, ngân hàng thường là biết sau cũng như không đầy đủ và chính xác những khó khăn, thất bại trong hoạt động kinh doanh của của khách hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng.

Xuất phát từ đặc điểm này, biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng muốn hiệu quả cần tập trung nghiên cứu các thông tin về khách hàng, thiết lập hệ thống thông tin theo dõi dấu hiệu rủi ro, xây dựng và đảm bảo mối quan hệ mimh bạch giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn.

* Rủi do tín dụng ngân hàng có tính chất đa dạng và phức tạp

Đây là đặc điểm tất yếu của rủi ro tín dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Đặc điểm này cũng là hệ quả của đặc điểm thứ nhất vì mối liên hệ gián tiếp với rủi ro tín dụng khiến sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng ngân hàng càng thể hiện rõ hơn.

Nhận thức và vận dụng quan điểm này, khi thực hiện phòng ngừa rủi ro cần áp

dụng đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào để đưa ra biện pháp cho phù hợp.

* Rủi do tín dụng ngân hàng có tính tất yếu vì nó luôn luôn gắn liền với sự vận động của nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất kinh doanh không thể biết trước được thị trường sẽ tiêu thụ sản phẩm của họ với số lượng là bao nhiêu và giá cả như thế nào, vì vậy chỉ khi họ sản xuất xong và đưa sản phẩm vào thị trường tiêu thụ họ mới biết họ thành công hay thất bại. Nếu thành công họ sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nếu thất bại việc trả nợ sẽ khó khăn và gây rủi ro cho ngân hàng cho vay. Do đó ngân hàng cần chủ động có các biện pháp tích hợp xử lý vấn đề thông tin không cân xứng để đối phó với rủi ro.

3.1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng bởi vì rủi ro sẽ tác động đến khả năng hoàn trả tiền gửi của ngân hàng, các khoản đầu tư cho vay bị thất thoát hoặc chậm thu hồi trong khi ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động theo đúng kỳ hạn. Đồng thời ngân hàng sẽ gặp thiệt hại về mặt tài chính, lợi nhuận bị ảnh hưởng do không thu hồi được gốc lãi làm mất khả năng đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời cao.

Rủi ro tín dụng gây ảnh hưởng uy tín của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn khi khách hàng mất lòng tin ở ngân hàng sẽ không tiếp tục gửi tiền và chuyển sang các ngân hàng bạn hay các kênh đầu tư khác. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến uy tín với ngân hàng bạn và các đối tác gây khó khăn trong công tác vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng còn làm giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nợ xấu cao làm giảm khả năng thanh khoản và gây mất niềm tin đối với khách hàng gửi tiền và ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng dẫn đến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

Rủi ro tín dụng dẫn đến khả năng phá sản ngân hàng

Khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của công chúng với tâm lý sợ mất khoản tiền gửi sẽ dẫn đến tình trạng rút tiền ồ ạt để tìm cơ hội đầu tư khác. Khi có quá nhiều người cùng rút tiền tại một thời điểm sẽ khiến ngân hàng không có đủ lượng tiền mặt để thanh toán, càng củng cố niềm tin của khách hàng vào nguy cơ phá sản của ngân hàng dẫn đến hệ lụy khách hàng đổ xô rút tiền ồ ạt. Nếu không có sự can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ dẫn đến hậu quả không chỉ của ngân hàng đó mà còn cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng dây chuyền.

Phá sản ngân hàng sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền dẫn đến sự phá sản của hàng loạt ngân hàng gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế làm rối loạn anh ninh, chính trị, xã hội… kéo theo hàng loạt tệ nạn như thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội phát sinh.

Đây là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng do rủi ro tín dụng gây ra Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với khách hàng

Đối với khách hàng vay vốn bị mất uy tín và không có khả năng hoàn trả gốc lãi cho ngân hàng thì họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng và của các tổ chức khác.

Đối với khách hàng gửi tiền có nguy cơ mất trắng khoản tiền nếu ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.

Khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng phải thực hiện thắt chặt hoạt động cho vay dẫn đến giảm khả năng tiếp cân nguồn vốn của khách hàng đông thời ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng, tăng chi phí hoạt động làm cho dòng tiền đi vay giảm.

Rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau sẽ dẫn đến ảnh hưởng khác nhau nhẹ nhất là giảm lợi nhuận, mất khả năng thu hồi được lãi cho vay nặng hơn là ngân hàng không được vốn gốc và lãi cho vay, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Khi tình trạng này không được sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng phá sản gây hậu quả cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

3.1.2.4. Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Rủi ro trong cho vay tiêu dùng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng diễn ra trong quá trình ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ nào thì ngân hàng đều cố gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn cao nhất. Và nhìn

chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng nào tài ba có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của nhiều khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân.

Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng. Do vậy rủi ro trong cho vay tiêu dùng là không thể tránh khỏi, là khách quan, chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. Sau khi phân tích kỹ khả năng có thể xảy ra các rủi ro, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro, như vậy chấp nhận rủi ro có nghĩa là mạo hiểm nhưng không phải liều lĩnh, thiếu cân nhắc tính toán. Do vậy rủi ro dự kiến luôn được xác định trước trong chiến lược chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)