Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CN NHA TRANG

4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại

4.3.2. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Bảng 4.3. Kết quả khảo sát khách hàng

hiệu Chỉ tiêu

1- Rất không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung

lập

4- Đồng ý

5-Rất đồng ý

KH1

Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư vào lĩnh vực

có rủi ro cao 16,80% 13,70% 12,10% 43,20% 14,20%

KH2 Khách hàng gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh 11,10% 9,50% 21,60% 40,50% 17,40%

KH3 Khách hàng cố tình lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng 8,40% 10,50% 33,20% 24,70% 23,20%

NH1 Áp lực về chỉ tiêu của các ĐVKD 15,30% 21,10% 30,00% 17,40% 16,30%

NH2 Sản phẩm quy định các điều kiện cho vay còn lỏng lẻo 8,90% 15,30% 28,40% 23,20% 24,20%

NH3 ĐVKD Thẩm định khách hàng sơ sài, chưa đúng quy trình 8,40% 25,30% 30,50% 21,10% 14,70%

NH4 Giám sát sau vay chưa đúng quy định, mang tính hình thức 12,10% 24,70% 33,20% 21,60% 8,40%

NH5

Sự hỗ trợ của các bộ phận chuyên trách về xử lý nợ của hội sở

chưa kịp thời 18,40% 12,10% 26,30% 21,10% 22,10%

NH6

ĐVKD chưa quyết liệt thu hồi nợ và chưa biết cách phối hợp với

các bộ phận chuyên trách của hội sở 7,40% 9,50% 12,60% 20,00% 50,50%

KQ1 Thiên tai, dịch bệnh, nguyên nhân bất khả kháng 9,50% 8,90% 16,30% 16,30% 48,90%

KQ2 Biến động của nền kinh tế gây ảnh hưởng đên các khách hàng 6,30% 21,10% 10,50% 14,70% 47,40%

KQ3

Các văn bản quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, chưa tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi và xử lý nợ xấu một cách thuận

tiện, nhanh chóng 13,20% 14,20% 17,40% 18,90% 36,30%

(Nguồn : Phân tích số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả tại bảng 4.3. cho thấy, nhìn chung khách hàng đánh giá đều đồng ý từ mức trung bình đến rất đồng ý là chủ yếu. Có rất ít đánh giá ở mức rất không đồng ý và không đồng ý. Với nguyên nhân là Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư vào lĩnh vực có rủi ro cao được khách hàng đánh giá ở mức rất không đồng ý và không đồng ý chiếm tỷ lệ gần 30%, tương tự với nguyên nhân. Các văn bản quy định của pháp luật còn chưa rõ ràng, chưa tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi và xử lý nợ xấu một cách thuận tiện, nhanh chóng hay với nguyên nhân là sự hỗ trợ của các bộ phận chuyên trách về xử lý nợ của hội sở chưa kịp thời.

Từ cơ sở ý kiến của các Chuyên gia và căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tế hoạt động quản trị rủi ro tại chi nhánh, tác giải nhận thấy các nguyên nhân gây ra RRTD chủ yếu bao gồm:

-Áp lực chỉ tiêu kinh doanh lớn

Hiện tại, thị trường đang có sự cạnh tranh gay gắt, chi nhánh đã phải đối mặt với rất nhiều áp lực, như: tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong khi vẫn phải kiểm soát rủi ro và để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh do Cổ đông và Ban lãnh đạo ngân hàng phân giao. Do vậy, trong quá trình cấp tín dụng, tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang cũng phải xem xét và nới lỏng các điều kiện phê duyệt để đảm bảo cạnh tranh với ngân hàng bạn. Nếu điều kiện cho vay chặt chẽ sẽ không cho vay được, qua đó ảnh hưởng đến mối quan hệ của ngân hàng với các đầu mối trung gian này. Đây cũng là các nguyên nhân khiến cán bộ tín dụng lỏng lẻo, hỗ trợ cho khách hàng xử lý hồ sơ để dáp ứng quy định cấp tín dụng

- Công tác phát triển tín dụng chưa bài bản

Là một TCTD mới hoàn thành việc cơ cấu, đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên danh mục tín dụng có xu hướng tập trung vào một số đối tượng khách hàng và một số ít ngành nghề. Năng lực bán hàng của đội ngũ ĐVKD còn yếu, việc triển khai tiếp thị khách hàng chưa được thực hiện một cách bài bản nên chưa đa dạng hóa được danh mục.

Tại VPBank CN Nha Trang đang có nhiều đổi mới tích cực nhưng vẫn còn kế thừa mô hình quản trị truyền thống tức là các phòng ban được phân định dựa trên loại hình nghiệp vụ. Tuy nhiên theo mô hình quản trị hiện đại, các hoạt động tín dụng được phân theo đối tượng khách hàng và sản phẩm, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hạn chế rủi ro xảy ra. Quy trình tín dụng tại chi nhánh càng

ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc phân công công việc trong quy trình tín dụng của mình dẫn đến tình trạng toàn bộ quy trình tín dụng được thực hiện hoàn toàn bởi các cán bộ tín dụng mà ít có sự liên kết giữa các phòng ban để tránh tình trạng rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Áp lực từ việc đảm bảo chất lượng dịch vụ với khách hàng

Ngày nay cơ chế chính sách của NHNN về quản lý tín dụng ngày càng được hoàn thiện so với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên quy trình tín dụng của Ngân hàng cũng như pháp luật hiện hành rất phức tạp, quá nhiều các văn bản, quy định quản lý từ các cấp cho và thường xuyên thay đổi nên việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm soát khoản vay gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, nhiều nội dung chưa quy định cụ thể khiến cho chi nhánh lúng túng khi triển khai. Ngoài ra các quy định hướng dẫn còn chồng chéo nhau, bên cạnh đó một số cơ chế chính sách chưa toàn diện dẫn đến hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng những kẻ hở của các cơ chế chính sách thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng.

Cũng một phần là do số lượng nhân sự thì hạn chế trong khi số lượng khách hàng thì rất nhiều. Nếu thực hiện đầy đủ quy trình thì chi nhánh sẽ bị giảm thiểu các cơ hội kinh doanh, chậm tiến độ cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Do đó, nhiều trường hợp cán bộ tín dụng phải chấp nhận thực hiện không đầy đủ quy trình để đảm bảo tiến độ và chất lượng dịch vụ.

Chi nhánh đang từng bước có những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng chỉ mới tập trung đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ mà chưa chú trong các kĩ năng mềm khác. Một trong những nhân tố quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng đó chính là đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên lại không được chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện dẫn tới một số trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hưởng xấu tới chi nhánh.

Tóm tắt chương 4

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh do cấp trên đề ra. Chi nhánh đã có sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chất lượng tín dụng ở mức khá an toàn. Tuy nhiên do có nhiều nguyên nhân nên công tác quản trị rủi ro tín trong cho vay tiêu dùng còn chưa được quan tâm đúng mực, hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu thẩm định khách hàng và kiểm soát sau giải ngân, quản lý TSBĐ.... Do đó yêu cầu nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng vẫn cần được đặt lên hàng đầu để chi nhánh tiếp tục có sự tăng trưởng tín dụng một cách an toàn và hiệu quả.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)